nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế ở Việt Nam
Nguyên tắc công bằng đƣợc xem là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật nói chung và trong pháp luật thuế nói riêng. Nhƣ đã phân tích ở phần trên, nguyên tắc công bằng luôn đƣợc cụ thể hóa trong các luật thuế bên cạnh những nguyên tắc cơ bản khác. Nguyên tắc công bằng đƣợc ghi nhận phụ thuộc vào quan điểm lập pháp của mỗi quốc gia cũng nhƣ tùy thuộc vào mỗi điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội trong những giai đoạn cụ thể.
Nguyên tắc công bằng để phát huy đƣợc vị trí của mình ngoài việc nội luật hóa trong luật, còn phụ thuộc rất lớn vào việc bảo đảm thực hiện trên thực tế. Một hệ thống pháp luật thuế phù hợp và đúng đắn sẽ giúp cho nguyên tắc công bằng không chỉ cụ thể trong luật mà còn bảo đảm thực hiện nó trên thực tiễn, tức là nó không chỉ mang tính lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc.
Bởi vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật thuế công bằng và hiệu quả là yêu cầu cần thiết.
3.1.1. Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
Có thể thấy việc xem nguyên tắc công bằng là nguyên tắc xƣơng sống trong áp dụng và thực hiện các quy định trong pháp luật thuế là điều hoàn toàn phù hợp và đúng đắn. Công bằng vừa là biện pháp, vừa là công cụ tạo động lực cho pháp luật thuế đƣợc phát triển cũng nhƣ đảm bảo những nguyên
tắc khác của pháp luật thuế đƣợc thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà nhìn nhận tính công bằng này trong phạm vi không giống nhau. Theo đó, hiện nay tính công bằng không chỉ dừng lại ở trong phạm vi quốc gia mà nó nằm trong ràng buộc quốc tế đƣợc thể hiện trong các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng. Nguyên tắc công bằng áp dụng không đơn thuần giữa các chủ thể trong nƣớc mà nó còn là nguyên tắc điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế có yếu tố nƣớc ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tức là, hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nƣớc ngoài phải đƣợc đối xử không kém thuận lợi hơn so với những hàng hóa hay đối tƣợng chịu thuế cùng loại trong nƣớc (đối xử quốc gia - National Treatment) cũng nhƣ không đƣợc phân biệt đối xử giữa các hàng hóa, dịch vụ đến từ các nƣớc khác nhau (đối xử tối huệ quốc - Most Favoured National Treatmant) nhƣ trong Hiệp định chung về thƣơng mại - GATT năm 1994 đã quy định. Chính điều này sẽ tạo một môi trƣờng phát triển bình đẳng, cạnh tranh công bằng hơn giữa các quốc gia trong môi trƣờng chung và không để các hành vi bảo hộ hàng hóa và dịch vụ bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Tức là, phải đặt nguyên tắc công bằng của pháp luật Việt Nam trong cái chung của thông lệ quốc tế. Thực chất đối với định hƣớng này tính công bằng đƣợc nhìn nhận theo hƣớng mở rộng hơn vì công băn không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà còn là công bằng trong khu vực va công bằng trong cộng đồng thế giới. Xây dựng một nền tảng pháp luật mạnh mẽ trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của ngƣời nộp thuế phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ là nền tảng tạo môi trƣờng pháp lý ổn định, thúc đẩy đầu tƣ nƣớc ngoài hiệu quả.
Phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế đòi hỏi phù hợp từ mặt nội dung đến mặt hình thức. Từ đối tƣợng chịu thuế, thuế suất, thu nhập tính thuế và những chính sách tránh đánh thuế 2 lần. Hƣớng đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo đúng bản chất của từng sắc thuế, không sử dụng
các biện pháp thuế quan nhằm bảo hộ nền kinh tế nội địa trái với nguyên tắc thƣơng mại quốc tế. Đặc biệt, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chống gian lận thƣơng mại và chuyển giá trong điều kiện hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay.
Hoàn thiện pháp luật thuế dựa trên sự phù hợp thông lệ quốc tế đã và đang đƣợc nhà nƣớc ta nhìn nhận và dần nghiên cứu, nội luật hóa một cách phù hợp. Định hƣớng này đã đƣợc thể hiện khá rõ nét trong “Chiến lƣợc cải cách thuế, năm 2011 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011, đặc biệt gần đây nhất ngày 15/8/2017 Bộ Tài chính đã công bố Dự án luật sửa đổi 5 luật thuế gồm thuế TNCN, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế GTGT và thuế tài nguyên môi trƣờng càng thể hiện rõ hơn ý chí của nhà lập pháp về một môi trƣờng thuế mang tính quốc tế. Bên cạnh đó, đánh giá lại vị trí của từng loại thuế trong cơ cấu các khoản thu NSNN. Xem xét và đánh giá lại vị trí của từng loại thuế trong NSNN là điều phù hợp và thực sự cần thiết xuất phát từ chính yêu cầu kinh tế của quốc gia và khu vực. Đảm bảo những quy định về mức thuế suất dựa trên nguyên tắc khuyến khích lao động, sản xuất, tạo thu nhập ổn định và làm giàu chính đáng, phù hợp với thực trạng kinh tế của ngƣời nộp thuế nói chung và đảm bảo sau khi nộp thuế, ngƣời nộp thuế vẫn có đƣợc mức thu nhập không thấp hơn mức thu nhập bình quân. Cuối cùng cần có sự nghiên cứu đồng bộ về việc thay đổi phù hợp với tình hình trong nƣớc và quốc tế đặt trong yêu cầu thay đổi mức thuế suất xuất và nhập khẩu theo đúng lộ trình mà Việt Nam đã tham gia thành viên và ký kết với các tổ chức và Hiệp định quốc tế.
3.1.2. Khắc phục những bất cập trong các luật thuế
Khắc phục những bất cập trong pháp luật thuế nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng chính là khắc phục những quy định liên quan đến luật thuế trực thu và luật thuế gián thu, hƣớng đến xây dựng một pháp luật hoàn thiện về nội
dung và phù hợp hơn với điều kiện của quốc gia trong mối quan hệ hội nhập quốc tế. Nguyên tắc công bằng chính là cơ sở để sửa đổi và bổ sung luật thuế nhằm tạo động lực phát triển nền kinh tế và xã hội, là cơ sở để đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật của một quốc gia. Bên cạnh đó, cần khắc phục những bất cập trong cơ chế hành thu nhằm bảo đảm pháp luật thuế đi vào cuộc sống, đặt pháp luật thuế trong mối quan hệ 2 chiều giữa cơ quan đại diện Nhà nƣớc và chủ thể có nghĩa vụ để có cái nhìn đúng đắn về quyền lợi của ngƣời nộp thuế.
3.1.3. Nâng cao trách nhiệm bằng quyền của người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ thuế
Quyền của ngƣời nộp thuế gắn với các chủ thể có liên quan trong quan hệ về thuế, là quyền lợi nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế đƣợc pháp luật thừa nhận. Về bản chất, thuế là nghĩa vụ bắt buộc của cá nhân và tổ chức. Bởi vậy, để nâng cao trách nhiệm của ngƣời nộp thuế, cần bảo đảm bằng những quyền lợi mà họ đƣợc hƣởng hoặc gián tiếp đƣợc hƣởng từ những lợi ích của xã hội đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ. Có nhƣ vậy, pháp luật thuế mới có thể đi vào cuộc sống và gắn với cuộc sống.
Đảm bảo các quyền của ngƣời nộp thuế chính là đảm bảo tuân thủ thủ tục thu nộp thuế, bao gồm quyền đƣợc hƣớng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi về thuế; quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quyền đƣợc giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. Đồng thời ngƣời nộp thuế phải đƣợc thực hiện quyền tự bảo vệ lợi ích nhƣ quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật; quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nâng cao trách nhiệm bằng quyền của ngƣời nộp thuế cần xác định và đề cao vai trò tự chủ của ngƣời nộp thuế trong mối quan hệ thuế, từ quá trình kê khai, tính thuế, và nộp thuế sẽ nâng cao nhận thức của ngƣời nộp thuế về pháp luật thuế, đồng thời khẳng định vị trí tự chủ trong quan hệ với cơ quan thuế. Đây chính là một biểu hiện rõ nét của một pháp luật tiến bộ, một pháp luật hiện đại trong đó chủ thể có nghĩa vụ cũng là chủ thể có quyền, và đƣợc bảo bằng quyền.