Phân loại xác định thiệt hại do hành vi là mô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 30)

1.2. Xác định thiệt hại do hành vi là mô nhiễm môi trƣờng: khái niệm, đặc

1.2.3. Phân loại xác định thiệt hại do hành vi là mô nhiễm môi trường

Có nhiều căn cứ để phân loại XĐTH do hành vi làm ÔNMT ở đây có thể liệt kê ra một số phương pháp như:

Căn cứ vào các loại thiệt hại do ÔNMT có thể phân loại:

- XĐTH đối với suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi làm ÔNMT; - XĐTH đối với sức khỏe tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác do hành vi làm ÔNMT;

Căn cứ vào chủ thể XĐTH ÔNMT có thể chia thành:

- XĐTH do các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và cá nhân, tổ chức gây ra thiệt hại tiến hành;

- XĐTH do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành như: các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tiến hành hoặc Tòa án.

- XĐTH do hành vi làm ÔNMT được quy định trong pháp luật dân sự, như: thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác ;

- XĐTH do hành vi làm ÔNMT được quy định trong pháp luật môi trường, như thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích.

Qua một số phân loại trên, chúng ta thấy phân loại XĐTH do hành vi làm ô nhiễm môi trương đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện pháp luật về XĐTH cũng như thực tiễn xác định vấn đề này.

Dưới góc độ pháp luật dân sự thì thiệt hại và XĐTH do hành vi làm ÔNMT là một trong những yếu tố nằm trong cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. BTTH gồm hai loại: BTTH trong hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng. BTTH trong hợp đồng là bồi thường trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự. Còn BTTH ngoài hợp đồng được đặt ra trong trường hợp có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác mà trước đó không có mối quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể.

Trách nhiệm BTTH là chế tài nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, được đặt ra khi có thiệt hại xảy ra, thiệt hại phải là cơ sở thực tế cho việc BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung về cơ bản được cấu thành bởi 4 yếu tố: hành vi vi phạm pháp luật (có thể dưới dạng hành động hoặc không hành động), có thiệt hại xảy ra, có lỗi và mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng không phải lúc nào cũng đặt ra khi có đủ các yếu tố trên, trong pháp luật dân sự nước ta có những ngoại lệ. Khác với trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong một số trường hợp, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự vẫn phải BTTH khi không có lỗi. BLDS hiện hành quy định đối với những loại thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì không có lỗi vẫn phải BTTH hay những trường hợp thiệt hại gây ra do hành vi làm ÔNMT cũng phải bồi thường ngay cả trong trường hợp không có lỗi. Tác giả cho rằng, sở dĩ luật có quy định như vậy bởi:

Thứ nhất, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ hay do ÔNMT gây ra thường rất nghiêm trọng, thậm chí mang tính hủy diệt lớn đối với chủ thể bị thiệt hại;

Thứ hai, những loại thiệt hại này thường rất khó xác định lỗi;

Thứ ba, việc không cần thiết phải xác định lỗi sẽ tạo cơ sở pháp lý thuân lợi cho việc khởi kiện giải quyết việc BTTH theo thủ tục tố tụng dân sự.

Mặc dù trách nhiệm BTTH không phải lúc nào cũng cần thiết phải có yếu tố lỗi mà trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT là một ví dụ điển hình, nhưng yếu tố thiệt hại thì lại luôn cần thiết. Nếu không có thiệt hại xảy ra do ÔNMT thì sẽ không đặt ra vấn đề XĐTH. Khi có thiệt hại do hành vi làm ÔNMT xảy ra để đảm bảo cho trách nhiệm BTTH được hiệu quả thì vấn đề đặt ra là phải xác định hay lượng giá chính xác các thiệt hại xảy ra trên thực tế.

XĐTH nói chung và XĐTH về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác là một chế định pháp luật quan trọng trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Chế định này được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự, trong BLDS 1995 chế định về XĐTH được quy định cụ thể từ Điều 612 đến Điều 616. Trong BLDS năm 2005 chế định này cũng được quy định từ Điều 608 đến Điều 612. Quy định về XĐTH này cũng được áp dụng đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp khác do hành vi làm ÔNMT. Bởi trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT cũng là một phần của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)