Ưu điểm của pháp luật về công chức cấp xã:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 72)

2.3.3 .Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

2.4. Đánh giá chung pháp luật về công chức cấp xã

2.4.1. Ưu điểm của pháp luật về công chức cấp xã:

* Về nội dung:

- Pháp luật về công chức cấp xã đã thể chế hóa tương đối đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng đội ngũ công chức cấp xã. Cụ thể những chủ trương: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng

lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở". ( Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ); hay “Ðổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở nhằm xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và có tiền lương, thu nhập bảo đảm cuộc sống”. (Kết luận số 64-KL/T.Ư Hội nghị T.Ư 7 khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở) đều được thể chế hóa trong pháp luật về công chức cấp xã ở những nội dung qui định về tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng, quản lý; đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã.

- Tính toàn diện và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về công chức cấp xã hiện nay đã được mở rộng rất nhiều so với trước; sự điều chỉnh của pháp luật đã vươn tới hầu hết các quan hệ thuộc đời sống công vụ của đội ngũ công chức cấp xã.

Pháp luật về công chức cấp xã đã điều chỉnh tương đối đầy đủ các quan hệ nảy sinh trong quá trình hình thành và hoạt động của công chức cấp xã. Nội dung pháp luật đã qui định cụ thể, chi tiết, đồng bộ về tuyển dụng; sử dụng, quản lý; quyền và nghĩa vụ; đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách đối với công chức cấp xã làm cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ công chức cấp xã, từng bước nâng cao năng lực, trình độ đối với công chức cấp xã, bước đầu tạo được sự liên thông trong thực hiện chế độ, chính sách. Từ đó việc thực hiện pháp luật về công chức cấp xã đã đạt những kết quả sau:

+ Việc tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển đã giúp cho việc tuyển dụng công chức được xem xét một cách khách quan, đảm bảo công bằng, dân chủ và công khai.

+ Đội ngũ công chức cấp xã được đánh giá, xem xét khoa học và bài bản từ khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí sắp xếp, đánh giá đến khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chính sách tiền lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ, chính sách xã hội… đều được công khai - dân chủ và tiến bộ.

+ Những năm qua, với sự phối hợp của các bộ, ngành; các địa phương đã kết hợp nguồn kinh phí của Trung ương với ngân sách địa phương và việc sử dụng các cơ sở đào tạo hiện có như: Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, của huyện để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã về các chương trình lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, chuyên đề về an ninh, quốc phòng, tôn giáo, tiếng dân tộc, công tác vận động quần chúng, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, tin học văn phòng... Đây là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở và góp phần giữ vững an ninh - chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Pháp luật về công chức cấp xã về cơ bản đã đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các qui phạm pháp luật, giữa pháp luật về công chức cấp xã với pháp luật về cán bộ, công chức và phù hợp với các pháp luật có liên quan như pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, pháp luật đất đai, pháp luật lao động...

- Các qui định của pháp luật về công chức cấp xã tương đối phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội, phù hợp với đặc điểm của công chức cấp xã. Ưu điểm này thể hiện ở một số nội dung qui định riêng cho công chức cấp xã về tiêu chuẩn, về chế độ chính sách, về quản lý, sử dụng khác với công chức nói chung xuất phát từ đặc điểm và vai trò của đội ngũ công chức cấp xã.

Pháp luật về công chức cấp xã được thể hiện trong một hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật có tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về công chức cấp xã so với giai đoạn trước phong phú, đa dạng hơn và được xây dựng với kỹ thuật cao hơn. Cấu trúc, ngôn ngữ diễn đạt trong các văn bản tương đối chính xác, rõ rang, dễ hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)