Yếu tố pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 36 - 39)

1.3. Các yếu tố tác động đến mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan

1.3.1. Yếu tố pháp lý

Kể từ khi công tác THADS được chuyển giao từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ. Đến nay, hệ thống pháp luật về THADS ngày càng hoàn thiện hơn từ Pháp lệnh THADS năm 1993 đến Pháp lệnh THADS 2004, Luật THADS năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung Luật THADS năm 2014 và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể và chi tiết đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Cụ thể:

Về trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS, Chấp hành viên được quy định tại Điều 11 Luật THADS như sau:

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan THADS trong việc thi hành án.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan THADS, Chấp hành viên theo quy định của Luật này.

Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan THADS, Chấp hành viên đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

Nhiệm vụ quyền hạn của Chấp hành viên được quy định tại Điều 20 Luật THADS đồng thời là nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để xác minh, xử lý vật chứng, tài sản. Theo Khoản 4 Điều 20 quy định: Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án; Điều 6: Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng được quy định tại Điều 23 Luật THADS: Điểm c Khoản 1 quy định Thủ trưởng cơ quan THADS được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp trong việc tổ chức thi hành án, đây là nội dung quan trọng và cần thiết để cơ quan THADS có được sự hỗ trợ trong tổ chức thi hành án.

Chấp hành viên phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình tổ chức thi hành án như tại Điều 89 Luật THADS qui định về việc xác minh thông tin tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm, trước khi kê biên, chấp hành viên phải phối hợp với cơ quan quản lý tài nguyên - môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất,…yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản; Điều 62, Điều 63 Luật THADS quy định về xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án, phải phối hợp với Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Điều 124 Luật THADS quy định về xử lý vật chứng, tài sản tuyên tịch thu sung công phải phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp...

Ngoài ra, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức hữu quan trong từng giai đoạn, từng trường hợp như:

- Nghị định số 58/2009/NĐ - CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS năm 2008 về thủ tục thi hành án (Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009) và nay được thay thế bởi Nghị định số 62/2015/NĐ - CP ngày 28/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự [30];

- Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên

ngành trong THADS nay được thay thế bởi Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS [24];

- Thông tư liên tịch số 14/2011/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC- VKSNDTC ngày 11/7/2011 hướng dẫn hoạt động của Ban chỉ đạo THADS và nay được thay thế bởi Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BTP-BCA- BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 19/5/2016 Quy định hoạt động của Ban chỉ đạo THADS [17];

- Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTP-BTC ngày 22/9/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng phí THADS và nay được thay thế bởi Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí THADS, thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017;

- Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 hướng dẫn trình tự, thủ tục thu nộp quản lý tiền, giấy tờ của người phải THADS và trả tiền, giấy tờ cho người được THADS là phạm nhân;

- Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an quy định về phối hợp bảo vệ cưỡng chế [15];

- Quy chế phối hợp liên ngành số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC- VKSNDTC ngày 9/10/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao [18];

- Thông tư liên tịch số 15/2013/TTLT-BTP-BGTVT-BTNMT-BCA ngày 05/11/2013 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công an hướng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin về tài sản đảm bảo giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản.

- Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH- NHNNVN ngày 14/01/2014 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự.

- Quy chế phối hợp số 01/QCLN/NHNNVN - BTP ngày 18/3/2015 của Ngân hàng NN Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự;

- Quy chế phối hợp số 1680/QCPH-BHXHVN-TCTHADS ngày 08/5/2015 giữa Tổng cục Thi hành án dân sự và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác thi hành án dân sự;

- Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT- BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/5/2016 của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối caov/v hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự.

Ngoài ra Cục THADS tỉnh Thanh Hóa đã ký kết với Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hóa Quy chế phối hợp số 01/QCPH/NHNN-CTHADS ngày 16/10/2015 nhằm phối hợp, giải quyết xử lý tài sản thu hồi vốn nhanh chóng cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Như vậy, bằng những quy định cụ thể trong các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chế phối hợp nêu trên đã tạo thuận lợi về cơ sở pháp lý để cơ quan THADS chủ động thực hiện mối quan hệ phối hợp và các cơ quan, tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác thi hành án dân sự - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)