Một số vấn đề thực tế khi xem xét căn cứ ly hôn theo pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 90 - 95)

2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN

2.2.3. Một số vấn đề thực tế khi xem xét căn cứ ly hôn theo pháp luật

Căn cứ ly hôn khi thuận tình ly hôn

Trên thực tế, trong 3 năm gần đây từ năm 2015 đến năm 2017, theo số liệu thống kê từ tòa án nhân dân các huyện, tỉnh thì số vụ việc thuận tình ly hôn chiếm số lƣợng lớn lên tới 42370 vụ ở cấp sơ thẩm. Khi các cặp vợ chồng chung sống nhƣng không có tình yêu thƣơng, không hạnh phúc, mệt mỏi, với lý do “vì con”… thƣờng đem đến nhiều điều hại hơn là ích lợi. Thái độ và những hành động của ngƣời lớn tạo nên bầu không khí ảnh hƣởng rất nhiều đến sự phát triển, thái độ của con khi lớn lên.

Thực tiễn hiện nay, từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, thay thế cho BLTTDS năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 đã quy định cụ thể thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Theo đó, căn cứ Điều 397 BLTTDS năm 2015 thì thủ tục giải quyết loại việc này đƣợc tiến hành theo trình tự các bƣớc nhƣ sau:

1. Xác”định đƣợc”hoàn cảnh gia đình,:nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn”và nguyện vọng của vợ, chồng, con”

2. Hòa giải: Từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực, việc hòa giải để vợ chồng đoàn tụ với nhau là thủ tục bắt buộc phải tiến hành. 3. Ra các quyết định: Sau khi tiến hành hòa giải, căn cứ vào kết quả hòa giải để Thẩm phán ra một trong ba loại quyết định nhƣ sau:

 Quyết định đình chỉ giải quyết việc yêu cầu (theo khoản 3 Điều 397)

 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đƣơng sự (theo khoản 4 Điều 397)

 Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết (theo khoản 5 Điều 397)

Việc dành hẳn một chƣơng riêng là Chƣơng XXVIII để quy định thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”Đây là sự đổi mới, thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp.”Điểm đổi mới này phù hợp với tình hình đặc thù trong giải quyết loại việc liên quan, phù hợp với nguyên tắc của Luật HN&GĐ, khắc phục đƣợc những vấn đề chƣa thống nhất trong thực tiễn thi hành và tạo thuận lợi, tiết kiệm cho công dân cũng nhƣ cơ quan Nhà nƣớc.

Tuy nhiên,”thực tế vẫn xuất hiện nhiều trƣờng hợp xin thuận tình ly hôn giả tạo, lừa dối cơ quan pháp luật”nhằm mƣu cầu lợi ích riêng.”Ngoài ly hôn giả vì mục đích tẩu tán tài sản khi thanh toán nợ, ngƣời ta còn ly hôn giả vì mục đích xuất ngoại, xuất khẩu lao động, thậm chí có cả trƣờng hợp để đƣợc sinh con thứ ba. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có kết cục nhƣ toan tính bởi thủ thuật hôn nhân này là “dao hai lƣỡi”. Đã có không ít ngƣời dù có lọt qua kẽ hở của luật pháp cũng không đạt đƣợc điều họ muốn. Nếu không điều tra kỹ sẽ có thể dẫn đến trƣờng hợp kết luận là có đủ căn cứ để ly hôn, việc này không những ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các con mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến bảo vệ chế độ HN&GĐ. Trong trƣờng hợp này Tòa án sẽ bác đơn xin ly hôn nếu phát hiện, đồng thời sẽ xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 điều 48 của Nghị định 67/2015/NĐ- CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP vì ly hôn giả tạo là hành vi bị pháp luật cấm. Khi không bị phát hiện và đƣợc Tòa án chấp nhận thì vẫn tiến hành thủ tục ly hôn nhƣ bình thƣờng, hậu quả pháp lý là việc chấm dứt quan hệ về nhân thân và tài sản. Đây chính là một con dao hai lƣỡi khi các bên lựa chọn thuận tình ly hôn giả tạo. Khi đã tiến hành ly hôn giả tạo thì pháp luật không thể bảo

Ví dụ: Câu chuyện của Nguyễn Minh Lâm, ngụ ở TP. HCM đã tìm đến một văn phòng luật sƣ ở Quận 1 nhờ cứu vãn hôn nhân của mình sau vụ ly hôn giả.”Theo lời kể của anh Lâm, đầu năm 2011, vợ anh muốn qua Mỹ định cƣ và đƣợc một ngƣời bạn giúp đi bằng con đƣờng kết hôn giả với Việt”kiều Mỹ, sau đó sẽ bảo lãnh chồng, con gái sang.”Tin tƣởng vợ và nghĩ đơn giản ly hôn chỉ là chuyện giấy tờ, quan trọng là tình cảm vợ chồng vẫn mặn nồng, anh Lâm đồng ý ký đơn thuận tình ly hôn và ngƣời vợ nhanh chóng kết hôn với Việt kiều kia. Thời gian đầu sau ly hôn, cuộc sống vợ chồng anh không có gì xáo trộn, thậm chí chị vợ còn chăm sóc chồng con chu đáo hơn. Thế nhƣng, một lần tình cờ anh Lâm bắt quả tang vợ anh và vị ân nhân Việt kiều ngủ với nhau trong nhà.”Anh Lâm phản ứng thì lập tức vợ anh đáp trả rằng đã ly hôn thì lấy quyền gì mà ghen tuông!”Ngày ngƣời vợ xuất cảnh đã cận kề, anh Lâm không biết làm cách nào để chứng minh việc ly hôn với vợ chỉ là giả và cũng không thể tái hôn do vợ anh đã đăng ký kết hôn với ngƣời Việt kiều nọ!.

Trong trƣờng hợp này, việc anh Lâm lấy vợ mới là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Luật HN&GĐ vì Tòa án đã công nhận thỏa thuận thuận tình ly hôn của hai vợ chồng anh Lâm.”Tuy nhiên, không chỉ luật pháp nghiêm cấm mà đạo đức xã hội cũng lên án việc vợ chồng ly hôn giả:”“Hôn nhân là chuyện trăm năm của đời ngƣời, nên hơn ai hết chính những ngƣời trong cuộc phải thận trọng khi quyết định số phận pháp lý của nó.”Đừng bao giờ tập cho hôn nhân quen với những điều xấu, nguy hiểm vì tình cảm là thứ không thể đổ đi hốt lại đƣợc nhƣ cũ.”Nếu để hôn nhân xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ, khi đó”những hệ luỵ của nó tác động đến vợ chồng và con cái là rất khó khắc phục.”Khó đoán đƣợc”kết cục ở trƣớc mắt khi kết hôn giả thành thật, tình cảm thật thành trò đùa.”Nhƣ vậy,”ngƣời chịu thiệt thòi sẽ là con cái khi chúng không đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích”chính đáng khi bố mẹ giả mạo ly hôn.”Nếu bố mẹ các em không

đƣợc công nhận”ly hôn do bị phát hiện ly hôn giả tạo, các em sẽ không phải chịu cảnh không đƣợc ở”chung với bố mẹ, có một cuộc sống đầy đủ cả cha lẫn mẹ, cuộc sống của các em có”lẽ đã khác.”

Căn cứ ly hôn khi ly hôntheo yêu cầu của một bên

Trên thực tế, khi tình trạng ly hôn ngày càng có xu hƣớng gia tăng thì việc áp dụng pháp luật trong giải quyết ly hôn cũng dần bộc lộ nhiều bất cập, vƣớng mắc, nhất là trong áp dụng các căn cứ ly hôn.

Các căn cứ ly hôn đƣợc quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật HN&GĐ 2014 là cơ sở pháp lý và chỉ khi có các điều kiện đó thì tòa án mới có thể giải quyết ly hôn. Mặc dù đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn áp dụng về vấn đề này nhƣng những quy định về căn cứ ly hôn hiện nay còn mang tính chung chung, thiếu chi tiết. Nội dung căn cứ ly hôn chƣa đƣợc định lƣợng nên nhận định của thẩm phán khi giải quyết vụ việc chƣa thống nhất, đồng bộ. Trong một số trƣờng hợp, có sự nhầm lẫn giữa căn cứ ly hôn với nguyên nhân ly hôn và động cơ ly hôn, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan.

Cụ thể, bất cập việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân trong trƣờng hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng.”Khoản 1, Điều 56 Luật HN&GĐ 2014, quy định:”

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt đƣợc.”

Đây”là một quy định mới, mang tính khái quát cao.”Tuy nhiên, việc quy”định về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung chung.”Khi giải quyết”các trƣờng hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, thì mỗi cặp

vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thƣờng có mâu thuẫn cũng nhƣ hoàn cảnh không giống nhau. Trong khi đó, không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt đƣợc”, thế nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nên việc xem xét, đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn. Vì pháp luật quy định không rõ ràng, cụ thể các căn cứ ly hôn, nên thực tiễn xét xử phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của thẩm phán. Có thể cùng một hiện tƣợng nhƣng thẩm phán có nhiều cách lý giải khác nhau, từ đó hƣớng giải quyết vụ việc cũng khác nhau.

Ngoài ra, nói về những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn phải kể đến việc Luật HN&GĐ 2014 không quy định ly thân là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các tòa án thƣờng đánh giá ly thân là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Vấn đề này không đƣợc luật quy định nên gây khó khăn trong cả việc xác định vợ, chồng nào đó có trong tình trạng ly thân hay không. Mặt khác, không xác định đƣợc thời gian ly thân, nên việc giải quyết án ly hôn thƣờng phải kéo dài khiến cho nhiều đƣơng sự gặp khó khăn trong việc xây dựng cuộc sống mới.

Thêm nữa,”tại Khoản 1, Điều 51 Luật”HN&GĐ 2014, quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai ngƣời có quyền”yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn”.”Theo quy định trên thì vợ hoặc chồng đều có quyền đơn phƣơng yêu cầu ly hôn khi thấy cuộc sống hôn nhân của mình không thể kéo dài.”Trên thực tế, rất nhiều trƣờng hợp một bên đơn phƣơng”xin ly hôn, bên kia không đồng ý, đã tìm mọi cách gây khó khăn, cản trở, khiến việc ly hôn kéo dài, phức tạp... Giải”quyết đƣợc những vụ việc nhƣ thế phải”mất nhiều thời gian, công sức của đƣơng sự và tòa án.

Chính vì vậy, cần thiết phải có văn bản cụ thể hóa các tiêu chí về căn cứ ly hôn và công nhận ly thân, xem ly thân là một trong những căn cứ cho ly

hôn để áp dụng giải quyết các vƣớng mắc về ly hôn trong thực tiễn, bảo đảm hài hòa về quyền và lợi ích của các bên.

Trên”thực tế, trong các vụ việc ly hôn, ngƣời mẹ thƣờng giành đƣợc quyền trực tiếp nuôi con với quan niệm”mẹ thƣờng là ngƣời quan tâm, chăm sóc, gần gũi với con hơn ngƣời cha.”Điều đó nhiều khi đã trở thành một “tập quán” định hình trong việc giao con cho”ai nuôi: tòa án thƣờng nghiêng về phía ngƣời mẹ.”Khi có tranh chấp về quyền nuôi con,”một số thẩm phán đã động lòng trƣớc sự khóc lóc,”van nài của ngƣời mẹ mà không tin hiểu thực tế rằng ngƣời cha có điều kiện và thực hiện việc nuôi dƣỡng”con tốt hơn ngƣời mẹ.”Chính ảnh hƣởng của quan niệm ngƣời mẹ”có khả năng chăm sóc con tốt hơn đã dẫn đến quyết định sai lầm của tòa án.”

Một số”thẩm phán”đã áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc,”nhầm lẫn giữa việc chăm sóc con tốt nhất với khả năng”kinh tế và nghề nghiệp của cha mẹ.”Bởi vì nếu nhƣ khả năng kinh tế rất tốt, có nghề nghiệp”ổn định với mức lƣơng cao nhƣng không có đạo đức tốt,”lối sống tốt hoặc không có đủ thời gian chơi với con thì sự phát triển về nhân cách của ngƣời con sẽ bị ảnh hƣởng xấu. Nhƣ vây, việc bảo về quyền lợi của ngƣời con cũng không đƣợc bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)