Những tranh chấp phát sinh địi hỏi phải có cơ chế giải quyết phù hợp. Mặt khác, những con số về sự phát triển vũ bão của Internet và hệ thống tên miền tại Việt Nam, cũng như sự phổ biến của các giao dịch thương mại điện tử, về một mặt nào đó, đã tạo ra những nguy cơ ngày càng lớn phát sinh tranh chấp tên miền. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý phải đi trước đón đầu để có thể, khơng những giải quyết những tồn tại của thực tế, mà còn hướng tới xây dựng một nền tảng vững chắc và thông suốt cho sự phát triển tên miền.vn tương lai.
Đối với các tranh chấp tên miền quốc tế gTLD thì nguồn pháp lý quan trọng cho việc giải quyết chính là Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP) và Quy tắc giải quyết tranh chấp do ICANN thông qua và ủy quyền cho WIPO thực hiện. Đây là các quy định mang tính thực định và thủ tục cho việc giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế.
Đối với tên miền mã quốc gia, căn cứ chính để giải quyết được các tranh chấp là nội luật, vì đa số đối tượng về chủ thể cũng như khách thể đều ở trên một lãnh thổ nhất định. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật về thủ tục giải
quyết tranh chấp là khá đầy đủ trong các lĩnh vực dân sự, thương mại và hành chính. Tuy nhiên những quy định về mặt luật nội dung đối với các tranh chấp tên miền còn thiếu và các cơ quan có thẩm quyền rất khó đánh giá nguồn pháp lý để xử lý vụ việc và căn cứ để giải quyết tranh chấp tên miền .vn.
Bên cạnh đó, một số tranh chấp có yếu tố nước ngồi, thì nguồn pháp lý có thể được giải quyết theo pháp luật tố tụng Việt Nam và đã được quy định Bộ luật Tố tụng dân sự nếu đương sự khởi kiện ra tịa và có thể thỏa thuận luật áp dụng nếu chọn hình thức trọng tài. Điều quan trọng nhất là việc giải quyết tranh chấp đều phải dựa trên căn cứ pháp lý thực định về tranh chấp tên miền .vn.
Chương 2