1.2 .Quan niệm về trƣờng đại học
1.2.2. Quan niệm về trƣờng đại học:
Để có thể đưa ra được định nghĩa về trường đại học, có thể xuất phát từ chính chức năng, bản chất của trường đại học; hoặc xuất phát từ mối quan hệ của nó với Nhà nước. Chức năng cơ bản của trường đại học là truyền tải văn hóa, kiến tạo tri thức, và theo đuổi chân lý thông qua việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đó chính là tâm điểm của mọi định nghĩa về trường đại học (Clark, 1984). Xuất phát từ sứ mạng đặc biệt và cơ bản của trường đại học là theo đuổi chân lý, trường đại học phải là một tổ chức có tính chất tổng hợp, bao trùm toàn diện và kết hợp việc đưa ra nhiều môn học khác nhau để vừa cung cấp những kiến thức chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu được đào tạo nghề nghiệp của sinh viên, vừa nâng cao tầm hiểu biết của họ về các nền văn minh và về trách nhiệm đối với xã hội (Lobkowicz, 1983; Palous, 1995).[6]
Từ lịch sử hình thành và phát triển của trường đại học phương tây và mối quan hệ của nó với nhà nước, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều luồng quan điểm định nghĩa về trường đại học. Có thể thấy có hai khuynh hướng, một là chủ nghĩa lý tưởng; hai là chủ nghĩa duy thực về trường đại học. Chủ nghĩa lý tưởng coi trường đại học là tháp ngà tri thức, trong đó các nhà khoa học được an nhiên theo đuổi tri thức, ít có mối quan hệ với thế giới bên ngoài; trường đại học là trung tâm của những suy nghĩ độc lập, của phê phán và sáng tạo, xem đó là một cộng đồng được điều khiển bởi những tiêu chuẩn do các thành viên của nó xác lập (Hetherington, 1965; Jasper, 1959). Trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài, Hetherington cho rằng nếu trường đại học không có niềm tin rằng có một chân lý đáng để theo đuổi vì chính bản thân chân lý ấy, một chân lý khách quan mà chúng ta có thể giảng dạy và học tập được, thì đó không phải là một trường đại học thực sự. Để theo đuổi chân lý, trường đại học cần giữ một khoảng cách nhất định và độc lập với văn hóa quanh nó, để nhiệm vụ của nó không bị phá vỡ hay ngăn chặn bởi chính phủ hay các doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo (Moor, 1993; Mori, 1993). [6]
Chủ nghĩa duy thực thì quan tâm đến những chính sách có tính chất thể chế của nhà trường khi nó được định hình bởi những áp lực từ bên ngoài như nhà nước, nhà
thờ, các doanh nghiệp, kể cả công nghiệp và nông nghiệp (Martin, 1972) Theo cách nhìn này, trường đại học tạo thành một trung tâm nghiên cứu và sáng tạo tri thức mới và vai trò cơ bản của các trường đại học phương Tây là tìm kiếm chân lý , nhưng trường đại học không thể tránh khỏi bối cảnh xã hội mà nó bắt nguồn và được hỗ trợ về tài chính để hoạt động. Do đó, trường đại học cũng cần có trách nhiệm với một cộng đồng rộng lớn hơn,tức là xã hội. Bởi vậy chủ nghĩa duy thực định nghĩa trường đại học là một “trạm dịch vụ xã hội”, một tổ chức phức hợp thực hiện việc đào tạo, nghiên cứu, tư vấn, và làm các dịch vụ khác phục vụ cho xã hội (Wolff, 1992)- một vai trò đòi hỏi nó phải dâng hiến cho những mục đích được định nghĩa bởi tôn giáo, chính trị, và các lực lượng kinh tế. Trường đại học cũng cần phải huấn luyện con người cho nhiều nghề nghiệp khác nhau, đào tạo giới trí thức và tinh hoa xã hội để họ trở thành những người lãnh đạo trong tương lai, cũng như cần phải cung ứng những dịch vụ về khoa học và kỹ thuật (Polin, 1983). Trường đại học theo chủ nghĩa duy thực, như một nhà máy công nghiệp mà giảng viên là những công nhân, sản phẩm của họ là bằng cấp, sinh viên là những khách hàng đang tìm mua các loại năng lực và phẩm chất. Trong quan hệ giữa trường đại học và xã hội, sản phẩm của trường đại học là nhân lực được đào tạo, khách hàng của những sản phẩm ấy là các doanh nghiệp, là nhà nước, là các tổ chức xã hội, là quân đội, và là các trường đại học khác. Sinh viên là những vật liệu thô để trường đại học tạo thành sản phẩm. [6]
Từ lý tưởng của Kant, cho tới Humboldt, trải qua sự thách thức của khoa học, công nghệ, kinh tế, tri thức, kỹ thuật, sinh thái cũng như quân sự, đại học ngày nay đã có nhiều sự biến đổi. Trường đại học ngày nay không chỉ là tháp ngà của triết học, mà đóng vai trò động lực chủ yếu của nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như nghiên cứu ứng dụng, đồng thời còn đảm nhiệm chức năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giáo dục đại học là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, bao gồm giáo dục bậc đại học và sau đại học; thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ từ cao đẳng tới tiến sĩ. Trường đại học là tên gọi chung của nhóm các trường đại học, đại học, và học viện. Trường đại học là cơ sở của giáo dục đại học. Như vậy, cụm từ trường đại học ở Việt Nam có sự khác biệt so với khái niệm đại học
trên thế giới, đại học – university – loại hình tổ chức hoạt động học tập bậc cao, ở đó vừa tiến hành nghiên cứu vừa tiến hành giảng dạy. Ở nước ta, chức năng nghiên cứu được trao chủ yếu cho các viện nghiên cứu.
John Stuart Mill quan niệm đại học: “Đại học không phải là chỗ của giáo dục nghề nghiệp. Các đại học không chủ ý dạy tri thức đòi hỏi để làm cho con người phù hợp với các cách kiếm sống nào đó. Mục tiêu của đại học không phải tạo ra các luật gia, bác sĩ hay kỹ sư có kỹ năng, mà tạo ra những con người có năng lực (tư duy) và có văn hóa.[…] Con người là con người, trước khi con người là luật gia, bác sĩ, nhà kinh doanh, hay nhà sản xuất; và nếu chúng ta làm cho họ thành những người có
năng lực và nhạy cảm (capable and sensible), họ sẽ tự làm cho họ thành những luật
gia hay bác sĩ có năng lực và nhạy cảm.”
Unessco trong hai văn kiện quan trọng là Tuyên bố Unessco 2009 và Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học cũng đã dưa ra những quan điểm của mình về đại học. Cả hai văn kiện nhấn mạnh vai trò của giáo dục cũng như triết lý của Đại học : không những đào tạo cho sinh viên có kiến thức vững chắc và biết vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh hiện thời và cả cho tương lai. Hơn nữa, còn đào tạo những công dân có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng bảo vệ hòa bình, nhân quyền và những giá trị dân chủ. Một định nghĩa khác về đại học, trong diễn văn nhận chức Hiệu trưởng Trường Đại học Harvard ngày 12-10-2007, bà Drew Faust có nói:“Bản chất của một trường đại
học là trách nhiệm độc nhất vô nhị của nó với quá khứ và tương lai, chứ không chỉ đơn giản với hiện tại. Một trường đại học hoạt động không vì những kết quả của tháng tới hay năm tới, thậm chí cũng không vì việc sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành con người như thế nào. Nó hoạt động vì những kiến thức sẽ định hình cả một đời người, những kiến thức truyền tải di sản của nhiều thiên niên kỷ, những kiến thức quyết định tương lai. Một trường đại học phải vừa nhìn về tương lai phía trước, vừa nhìn lại quá khứ theo những cách đôi khi bắt buộc phải mâu thuẫn với những mối bận tâm hoặc đòi hỏi nhất thời của công chúng. Trường đại học gắn bó với sự vô thời hạn, và là người quản gia của tất cả các truyền thống còn tồn tại”. Nhiệm vụ của đại học, nói như TS. Marcus Storchtrong buổi lễ trao giải Nobel, đại học có 3 nhiệm vụ chính, đó là: đại học là ký ức của xã hội;là mũi nhọn; là tấm gương phê phán của xã hội;[7]
Tóm lại, dù với nhiều cách nhìn nhận khác nhau nhưng có thể nhận thấy, trong các quan niệm về trường đại học, các nhà nghiên cứu, học giả đều nhìn nhận nó trong mối quan hệ với nhà nước, vai trò sứ mệnh của trường đại học với cả xã hội. Trường đại học là một tổ chức mà ở đó, mỗi cá nhân được giáo dục, khai sáng bởi những kiến thức thu nhận được. Sứ mệnh của trường đại học là lưu giữ và kiến tạo nên những tri thức mới, những tri thức phục vụ cho sự phát triển không chỉ của riêng dân tộc đó mà cho cả xã hội loài người, dẫn dắt xã hội về tư tưởng và trí tuệ… Để đại học làm được điều đó, trường đai học phải có được vị thế độc lập nhất định đối với tôn giáo, chính trị, tài chính…nhằm giữ được vị thế độc lập trong nghiên cứu, sáng tạo và đào tạo của mình, đó cũng là tinh thần đã được nói đến trong Điều 14 Luật Đại học Irish, 1997:
“ (1) Một trường đại học trong khi thực hiện chức năng của mình cần phải:
(a) có quyền và có trách nhiệm duy trì và thúc đẩy những nguyên tắc truyền thống về tự do học thuật trong việc tổ chức thực hiện mọi hoạt động trong và ngoài nhà trường, và
(b) được giao quyền tự quy định, điều chỉnh mọi hoạt động của mình theo những đặc tính và truyền thống của riêng mình, phù hợp với những nguyên tắc truyền thống về tự do học thuật và trong khi làm điều đó, nhà trường cần lưu ý tới: • việc thúc đẩy và duy trì sự bình đẳng về cơ hội và về việc tiếp cận đại học, • tính hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực, và
• nghĩa vụ giải trình trách nhiệm trước công chúng,
Và, trong khi diễn giải điều luật này, nếu có bất cứ nghi vấn nào về ý nghĩa, thì sự giải thích nào có thể thúc đẩy những đặc điểm, truyền thống và nguyên tắc trên đây sẽ được ưu tiên áp dụng thay cho những cách giải thích khác. (2) Giảng viên của một trường đại học phải có quyền tự do, trong phạm vi luật định, về việc giảng dạy, nghiên cứu và những hoạt động khác trong hay ngoài nhà trường; có quyền đặt câu hỏi và kiểm nghiệm mọi tri thức đã có trước đây, để có thể đưa ra những ý tưởng mới và trình bày những ý kiến gây tranh cãi hoặc không được số đông ưa chuộng, và không bị nhà trường gây khó khăn hay phân biệt đối xử vì đã thực hiện quyền tự do ấy (Ireland Office of Attorney General 1997)[8]