3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất phải phù hợp với chế độ sở hữu đặc thù về đất đai ở Việt Nam với chế độ sở hữu đặc thù về đất đai ở Việt Nam
Thứ nhất, cần thống nhất nội hàm về sở hữu đất đai trong Hiến pháp, BLDS và LDĐ. Theo đó, cần quán triệt rõ nguyên tắc: “Toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước thuộc sở hữu toàn dân và trao cho Nhà nước làm chủ sở hữu đại diện và thống nhất quản lý.”
Thứ hai, giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự định hướng và quản lý của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đại diện. Sự can thiệp của Nhà nước trong trường hợp này với ý nghĩa là sự định hướng, tạo điều kiện, hỗ trợ và thúc đẩy các giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất được vận hành trôi chảy và thuận lợi, chứ không phải thể hiện sự can thiệp sâu làm mất đi sự chủ động của các chủ thể tham gia quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất.
sở đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đất. Để đáp ứng đòi hỏi này, pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng mở rộng tối đa phạm vị chủ thể được sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn. Các thủ tục về thế chấp phải đơn giản, thuận tiện để người có quyền sử dụng đất dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước.
3.2.2 Đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của thị trường tín dụng
Thứ nhất, tôn trọng tối đa quyền tự do thỏa thuận và quyền tự quyết trong việc cho vay đối với bên thế chấp.
Thứ hai, cần trao quyền độc lập và tự chủ hơn nữa cho bên nhận thế chấp trong việc xử lý quyền sử dụng đất để bảo toàn nguồn vốn cho vay.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả trong việc xử lý quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, đảmbảo an toàn tài chính cho các TCTD; quy định rõ cơ chế phối hợp của các cơ quan chức năng cùng với việc quy trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ trong việc hỗ trợ các TCTD xử lý quyền sử dụng đất. Mặt khác, pháp luật cũng cần phải có những chế tài cụ thể đối với những hành vi nào có thái độ bất hợp tác, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.
3.2.3 Đặt trong tổng thể của việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm
Thứ nhất, cần phải giải quyết những mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản pháp luật hiện hành. Theo đó, các văn bản pháp luật điều chỉnh thế chấp quyền sử dụng đất mặc dù có thể quy định ở nhiều chuyên ngành khác nhau, hiệu lực pháp lý có thể khác nhau nhưng phải tạo thành một chỉnh thể thống nhất, không loại trừ lẫn nhau, văn bản hướng dẫn có thể đa dạng nhưng không được trái với văn bản có hiêu lực pháp lý cao.
Thứ hai, cần xóa bỏ tình trạng pháp luật liên quan đến ngành nào do ngành đó soạn thảo mà đòi hỏi phải có sự liên kết và tham gia của nhiều ngành khác có liên quan.