Tình hình tínngưỡng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Trang 36 - 101)

1.3.1 .Pháp luật quốc tế

2.1. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

2.1.1. Tình hình tínngưỡng ở Việt Nam

Hiện nay, chưa có báo cáo chính thức đánh giá toàn diện về thực trạng đời sống hoạt động tín ngưỡng ở Việt Nam, nhưng qua tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu riêng lẻ, tác giả khái quát một số nét cơ bản về thực trạng đời sống tín ngưỡng ở Việt Nam như sau:

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Hiện nay, ước tính Việt Nam có khoảng 95 % dân số có tín ngưỡng, tôn giáo trong đó: 27% là tín đồ các tôn giáo và khoảng 68% là người có tín ngưỡng ngoài tôn giáo [01] (các hình thức tín ngưỡng dân gian mang tính chất truyền thống, phong tục, tập quán) ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước thuộc mọi tầng lớp nhân dân với đối tượng thờ rất phong phú, đa dạng, điển hình là: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ Thành hoàng làng, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với nước, với dân tộc; Tín ngưỡng phồn thực: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ (như linga, yoni) và thờ hành vi giao phối; các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: thờ mẫu Tam phủ; mẫu Tứ phủ. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công và Hà Bá; thờ Tứ pháp: Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu; Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu; Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng; Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa

Bà Dàn. Hiện nay cả nước có hơn 7000 lễ hội [19, Tr 401] gắn với tín ngưỡng với hình thức phong phú, đa dạng.

2.1.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 41 tổ chức của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận như: Phật Giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo,....Cụ thể về số lượng tín đồ, chức sắc, phạm vi hoạt động của từng tôn giáo như sau:

Phật giáo, được truyền vào Việt nam từ sau công nguyên, đến nay trên

dưới 2000 năm tồn tại và phát triển, hiện nay cả nước có khoảng hơn 47.000 Tăng, Ni sinh hoạt trong giáo hội và khoảng 12 triệu tín đồ đã quy y tam bảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận 07 Hội Phật tử Việt Nam sinh sống tại nước ngoài. Từ ngày thành lập đến nay giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 7 kỳ đại hội, hiện nay Hội đồng chứng minh có 89 thành viên; Hội đồng trị sự có 199 ủy viên chính thức, 66 ủy viên dự khuyết; 13 Ban chuyên môn, 01 Viện nghiên cứu; cả nước có 04 học viện phật giáo, 01 trường Trung cao đẳng Phật học; 07 lớp cao đẳng Phật học; 32 trường Trung cấp và hàng trăm lớp sơ cấp hàng năm đao tạo hơn 5000 tăng, ni sinh các cấp; ở địa phương có 63 tỉnh, thành phố có tổ chức Phật giáo, có hơn 300 đơn vị có tổ chức phật giáo cấp huyện [2, tr18].

Đạo Công giáo, được truyền vào Việt Nam từ năm 1533, trải qua gần 500 năm tồn tại và phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, hiện nay cả nước có 26 giáo phận thuộc 3 tổng giáo phận là Tổng giáo phận Hà Nội, Tổng giáo phận Huế và Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 3000 giáo xứ; có 46 vị giám mục, khoảng hơn 5.000 linh mục; gần 150 dòng tu, tu hội, tu đoàn với khoảng hơn 23.000 tu sĩ nam, nữ; về cơ sở đào tạo có 7 đại chủng viện đào tạo các chức sắc tôn giáo, có 01 Học viện Công giáo Việt Nam;

khoảng 6,7 triệu tín đồ; Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập từ năm 1980, đến nay đã trải qua XIII kỳ đại hội (ĐH XIII vào tháng 10 năm 2016) [2, Tr 26].

Đạo Tin lành, có mặt ở Việt Nam từ năm 1911 do tổ chức Hội Liên hiệp

Cơ đốc và truyền giáo truyền vào. Đến năm 1927 thành lập Hội thánh Tin lành Việt Nam trong phạm vi cả nước. Sau năm 1954 đất nước chia cắt làm 2 miền, Hội thánh Tin thành cũng thành lập 2 giáo hội lấy tên là Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam).

Năm 1958 Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, đến nay đã trải qua 34 lần đại hội; hiện nay có hơn 150.000 tín đồ 15 chi hội ở 29 tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ và hơn 100.000 tín đồ là người dân tộc Mông các tỉnh phía Bắc.

Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam) được Nhà nước công nhận từ năm 2001, đến nay đã trải qua 46 kỳ đại hội; hiện nay có khoảng 700 ngàn tín đồ và hơn 500 mục sư, mục sư nhiệm chức, truyền đạo đang hoạt động trên địa bàn 34 tỉnh, thành từ Quảng Trị trở vào.

Ngoài 2 tổ chức nói trên từ sau khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đến nay có 7 tổ chức tin lành được công nhận và hoạt động[2, Tr31].

Đạo Cao đài, ra đời vào năm 1926 bằng hình thức cơ bút tại Tây Ninh có

tên gọi là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đây là tôn giáo nội sinh tại các tỉnh Nam Bộ. Trải qua 90 năm phát triển lịch sử đạo Cao Đài đã hình thành các hệ phái khác nhau. Từ năm 1995 đến 2010 lần lượt 10 hệ phái Cao Đài và một pháp môn tu hành có tổ chức 2 cấp được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức. Hội thành Cao Đài Việt Nam được nhà nước công nhận từ năm 2011, hiện nay đạo Cao Đài có gần 2,5 triệu tín đồ, trên 10 000 chức sắc, 30.000 chức việc, hơn 1300 cơ sở thờ tự tại 37 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước, tập trung ở các tỉnh Nam Bộ như: Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến tre, Thành phố Hồ chí Minh,.... [2, Tr 35]

Phật Giáo Hòa Hảo, là tôn giáo nội sinh do giáo chủ Huỳnh Phú Sổ khai

sáng ngày 18 tháng 5 năm 1939 tại tỉnh An Giang ngày nay. Phật Giáo Hòa Hảo được Nhà nước công nhận về tổ chức và tiến hành hoạt động sau khi đại hội lần thứ nhất vào năm 1999, đến nay đã trải qua 4 kỳ đại hội, Phật giáo Hòa Hảo có tổ chức 2 cấp, cấp trung ương là Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo; cấp cơ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo xã, phường, thị trấn. hiện nay Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo có 391 Ban trị sự cấp cơ sở tại các tỉnh, thành phố có Phật giáo Hòa Hảo với khoảng 1,3 triệu tín đồ, sinh sống tập trung tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước, tập trung ở các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang...[2, tr 38]

Hồi giáo, được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ X và phát triển đến thế kỷ XVII, Hồi Giáo ở Việt Nam có 2 dòng chính là Chăm Islam và Chăm Bàni, hiện nay có khoảng 80.000 tín đồ, trong đó có khoảng 50.000 tín đồ Chăm Bàni sinh sống tập trung tại 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước là chủ yếu; Chăm Islam có khoảng 30 000 tín đồ sinh sống tại các tỉnh An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Cần Thơ, Bình Dương,... [2, Tr 39]

Đạo Bà-La-Môn và Baha’i. Đạo Bà-La-Môn là tôn giáo hình thành từ Ấn Độ, với nền văn hóa sông Hằng du nhập vào cộng đồng dân tộc Chăm định cư ở dải đất Miền trung Việt Nam từ đầu công nguyên. Người Chăm theo đạo Ba-La-Môn sinh sống tập trung tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, hiện nay có khoảng 57.000 tín đồ (Ninh Thuận 42.000; Bình Thuận 15.000. Đạo Bà-La-Môn Được Nhà nước công nhận vào năm 2012 [2, Tr 41].

Đạo Baha’i là tôn giáo được hình thành cuối thế kỷ XIX tại Iran trên cơ sở học thuyết của Hồi giáo nhưng chủ trương thống nhất các tôn giáo. Đạo Baha’i du nhập vào Việt Nam từ năm 1954, Hội đồng Tinh thần đầu tiên được thành lập vào năm 1955, hiện nay có khoảng 7 000 tín đồ sinh sông rải rác

trên địa bàn 46 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đạo Baha’i được Nhà Nước công nhận vào năm 2008 [2].

Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, là tôn giáo nội sinh thành lập năm 1934, người sáng lập là ông Nguyễn Văn Bồng sinh năm 1886 tại tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp) Năm 2007 được Nhà nước công nhận tổ chức tôn giáo đối với Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam. Hiện nay, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam có 207 Hội quán, trong đó 204 phòng thuốc Nam phước thiện ở 25 tỉnh, thành phố trong cả nước; có gần 600.000 tín đồ, gần 6 000 vị chức sắc, chức việc sinh sống tập trung tại 25 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước, tập trung ở các tỉnh phía Nam [2, Tr 42].

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩavà Bửu sơn Kỳ hương.

Tứ Ân Hiếu Nghĩa, là tôn giáo nội sinh ra đời vào tháng 5 năm 1867 tại Cù Lao Ba (huyện An Phú, tỉnh An Giang ngày nay), do ông Ngô Lợi (ông còn có tên gọi khác là Ngô Viện, Cao Văn Do, Bảy Do, Năm Thiếp) sáng lập. Ông sinh tại Mỏ Cày - Bến Tre, là sỹ phu Cần Vương, tham gia khởi nghĩa ở vùng Mỹ Tho - Tiền Giang, bị giặc truy nã, ông chạy vào vùng Thất Sơn - An Giang ẩn thân.

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được Nhà nước công nhận vào năm 2010 (Quyết định số 1114/QĐ-UBND, ngày 16/6/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang), cơ cấu tổ chức của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có hai cấp là Đạo hội (cấp toàn đạo) và Gánh (cấp cơ sở). Hiện nay đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có khoảng 62.000 tín đồ phân bố tập trung ở các tỉnh Tây Nam bộ như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, An Giang là trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Sự phân bố tín đồ này cho thấy đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là một tôn giáo bản địa, cơ bản giới hạn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long [2, Tr44].

(còn gọi là Phật Thầy Tây An) khai lập vào cuối năm 1849 tại Cốc ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Do đặc điểm không có chức sắc, không hình thành tổ chức Giáo hội nên đạo Bửu Sơn Kỳ Hương phát triển theo phương pháp truyền thừa, truyền giảng giáo lý của Thầy tổ cho các đệ tử thân tín, hết lớp trước truyền lại cho lớp sau, tùy thuộc vào khả năng truyền giảng và uy tín của các ông Đạo. Vì vậy, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ có chức việc quản tự tại các chùa, không phân chia đơn vị tín đồ làm cơ sở của đạo, cho nên nền tảng tổ chức cơ bản của đạo chính là chùa Bửu Sơn Kỳ Hương bởi vì chùa là tổ chức độc lập, là nơi thờ tự chung của cộng đồng cư sĩ, tín đồ sinh hoạt lễ nghi tôn giáo ở mỗi địa phương do ông Đoàn Minh Huyên hoặc đệ tử của ông dựng lên. Chùa còn là đầu mối điều hành, tổ chức và quản lý mọi hoạt động nghi lễ tôn giáo.

Hiện nay, theo thống kê của Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có khoảng 15.000 tín đồ sinh sống tập trung ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre [2, Tr46].

Minh sư và Minh lý đạo.

Minh sư có tên gọi đầy đủ là Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo có nguồn gốc từ Trung Quốc, được truyền vài Việt Nam từ 1863, người đầu tiên truyền vào Việt Nam là Trưởng lão Đông sơ và lập ngôi chùa Quảng Tế Phật đường ở Hà Tiên (Nay là Kiên Giang). Hiện nay, Minh sư Đạo có 52 Phật đường, khoảng 10.000 tín đồ, 10 Lão sư, hơn 200 chức sắc, chức việc chủ yếu hoạt động tạo 18 tỉnh thành chủ yếu ở Miên trung và Nam bộ [2].

Minh lý có tên gọi đầy đủ là Minh Lý đạo - Tam Tông Miếu, là môn phái tách ra từ Minh sư năm 1924 do 6 vị chức sắc sáng lập là Âu Kiệt Lâm, Nguyễn Văn Xưng, Nguyễn Văn Đề, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Văn Miết, Võ Văn Thạch. Về tổ chức Minh Lý đạo - Tam Tông Miếu có Hội đồng Hội thánh là cơ quan cao nhất cả đao; có Viện Bảo đạo; Viện Hành đạo. Minh Lý

đạo - Tam Tông Miếu được Nhà nước công nhận vào năm 2008, hoạt động tập trung ở Long An, Bà Rịa- Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh [2].

Ngoài các tôn giáo trên, ở Việt Nam hiện Nay còn có một số hiện tượng tôn giáo mới (hơn 60 hiện tượng tôn giáo mới) như: Long hoa Di lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Bạch Chân Không, Thanh Hải Vô thượng sư, Pháp luân công, Pháp môn Diệu âm, … [2, Tr49]

2.2 Thực trạng những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo tại Việt nam.

2.2.1. Thực trạng nhưng đảm bảo pháp lý về quyền tự do theo hay không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nhất định; quyền không bị phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo

Đây là một trong những quyền có tính chất nền tảng trong các nhóm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần có những đảm bảo mạnh mẽ về pháp lý của quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia. Đối với Việt Nam, kế thừa và phát triển Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980; Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật [25, Tr6].

Ở mức độ thấp hơn Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đã khẳng định: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau,…[29, Tr2].

Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992 và Pháp lệnh về Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, Hiến pháp năm 2013 có sự mở rộng về phạm vi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đến mói người chứ không dừng lại ở mức độ phạm vi công dân. Để phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013, Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đã có nhiều quy định nhằm tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn nội hàm cụ thể của các quyền này đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia và các thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu công tác tôn giáo trong tình hình mới. Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, khẳng định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào [6, Tr 10]. Đồng thời pháp luật cũng quy định nghiêm cấm các hành vi làm tổn hại đến quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo như: Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi [6 tr 9].

Có thể nói trong thời gian qua nhưng đảm bảo pháp lý về quyền tự do theo hay không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nhất định;quyền không bị phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân cơ bản được đảm bảo trên thực tế, khẳng định đó được thể hiện qua một số số liệu cơ bản như sau: theo báo cáo tổng kết đánh giá 10 năm thực Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo: Ước tính hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Trang 36 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)