Các yếu tố tác động đến những đảm bảo pháp lý đối với quyền tự do tín

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Trang 31)

1.3.1 .Pháp luật quốc tế

1.4. Các yếu tố tác động đến những đảm bảo pháp lý đối với quyền tự do tín

tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam

1.4.1. Điều kiện, kinh tế, xã hội chính trị của Việt Nam

Điều kiện, kinh tế, xã hội chính trị của Việt Nam có ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta, thể hiện trên các khía cạnh sau.

Qua thực tiễn công tác tôn giáo nhận thấy việc đổi mới tư duy lí luận của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực tôn giáo là khá sớm và theo mật bằng chung của tiến trình đổi mới đất nước. Tuy vậy việc thực hiện tiến trình đổi mới đất nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại từ thực tiễn đời sống trong đó cứ sự chi phối của tư tưởng ý thức hệ đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có những đảm bảo pháp lý. Trong những năm đầu triển khai thực hiện đường lối đổi mới về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo, có những vấn đề lý luận chúng ta còn chưa giải quyết thấu đáo cộng với việc xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh từ tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo ở nhiều địa phương còn lúng túng, thiếu thống nhất đã ảnh hưởng

không nhỏ đến việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Minh chứng rõ ràng cho nhận định này là khi các cơ quan chức năng tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo thì ý kiến của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo ở Trung ương cơ bản gần với mặt bằng chung theo cách tiếp cận của các nước trong khu vực phù hợp với pháp luật quốc tế. Trái ngược với quan điểm đó ý kiến của các nhà quản lý ở địa phương cấp càng sát cơ sở càng có nhu cầu thắt chặt công tác quản lý, nhất là đối với hoạt động của tổ chức tôn giáo.

1.4.2. Xu hướng tôn giáo thế giới

Hiện nay, theo đánh giá của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế tình hình tôn giáo trên thế giới đang có nhiều xu hướng phát triển khác nhau rất phức tạp như: xu hướng toàn cầu hóa; xu hướng thế tục hóa; xu hướng dân tộc hóa cùng với một số trào lưu, hiện tượng tôn giáo cực đoan nổi lên trong thời gian qua (IS) Kết hợp với việc Việt Nam đang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới đất nước, hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa, nhất là trong bối cảnh các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới đang có nhiều hoạt thúc đẩy những yếu tố đảm bảo quyền con người, bao gồm cả quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó những đảm bảo pháp lý được xem là nội dung then chốt, xuyên suốt trong việc đảm bảo quyền con người, nhất là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

1.4.3. Về vị trí địa lý

Việt Nam là một quốc gia nằm ở Đông Nam châu Á; là nơi giao lưu của các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau, là địa bàn thuận lợi cho việc truyền bá các luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau trong đó có tư tưởng tôn giáo từ các nước vào Việt Nam. Với địa hình phong phú và đa dạng lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa khắc nghiệt. Do đó, thường nảy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào sự che chở của lực lượng tự nhiên. Những

yếu tố đó dẫn đến tín ngưỡng, tôn giáo như là một nhu cầu tất yếu đối với đa số người Việt Nam.

1.4.4. Về Văn hóa

Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hoá Việt - Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hoá đặc sắc khác như Tày - Nùng, Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn - Khơme, H’Mông - Dao, nhất là văn hoá các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên, bên cạnh đó Việt Nam sớm chịu ảnh hưởng từ hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, đặc biệt là văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo từ hai nền văn minh này.

1.4.5. Về Lịch sử

Có thể nói trong tiến trình lịch sử của Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm, những người có công lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”. Điều đó được thể hiện khá rõ nét trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của họ.

1.4.6. Chính sách ngoại giao của các nước lớn, các tổ chức quốc tế

Chính giới một số nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ và EU đã công khai ban hành một số đạo luật về vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam nhằm “quốc tế hóa” vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, như: “Dự luật quyền tự do tôn giáo quốc tế- HR2431” (năm 2011), “Dự luật nhân quyền Việt Nam 2012-HR1410), “Nghị quyết H.Res 484 về nhân quyền ở Việt Nam” (năm 2012), Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2014 - HR4254.v.v… Tại cuộc điều trần trước Ủy ban nhân quyền Lantos ngày 23/5/2012, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ tiếp

tục khuyến nghị Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC). Hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đều công bố báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế, trong đó có những nhận xét thiếu khách quan về tình hình tôn giáo Việt Nam... Những hoạt động đó đã có những tác động trực tiếp đến việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhất là những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta.

Có thể nói có nhiều yếu tố tác động đến những đảm bảo pháp lý quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói chung. Ở Việt Nam 6 yếu tố nêu trên có tác động trực tiếp và sâu sắc nhất đến tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta.

Tiểu kết Chƣơng 1

Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, quyền này được Liên Hợp Quốc chính thức thừa nhận qua các văn bản như: UDHR, ICCPR, ICESCR, CRC, trên căn bản là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Đối với Việt Nam, dưới chế độ mới, các quyền cơ bản của con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản được Đảng, Nhà nước tôn trọng và đảm bảo, thể hiện qua các văn bản: Nghị quyết 24- NQ/TW năm 1990 của Bộ chính trị, Nghị quyết 25- NQ/TW năm 2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng,.... Trên phương diện pháp luật, các Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946, 1959, 1980, 1992, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, nhất là Hiến pháp năm 2013 và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, đã có sự mở rộng quyền tự do tôn giáo và quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho phù hợp hơn với các văn kiện quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG VỀ TÍN NGƢỠNG,TÔN GIÁO VÀ NHỮNG BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO

TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

2.1. Tình hình tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam

2.1.1. Tình hình tín ngưỡng ở Việt Nam

Hiện nay, chưa có báo cáo chính thức đánh giá toàn diện về thực trạng đời sống hoạt động tín ngưỡng ở Việt Nam, nhưng qua tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu riêng lẻ, tác giả khái quát một số nét cơ bản về thực trạng đời sống tín ngưỡng ở Việt Nam như sau:

Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Người dân Việt Nam có truyền thống sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình. Hiện nay, ước tính Việt Nam có khoảng 95 % dân số có tín ngưỡng, tôn giáo trong đó: 27% là tín đồ các tôn giáo và khoảng 68% là người có tín ngưỡng ngoài tôn giáo [01] (các hình thức tín ngưỡng dân gian mang tính chất truyền thống, phong tục, tập quán) ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước thuộc mọi tầng lớp nhân dân với đối tượng thờ rất phong phú, đa dạng, điển hình là: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ Thành hoàng làng, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với nước, với dân tộc; Tín ngưỡng phồn thực: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ (như linga, yoni) và thờ hành vi giao phối; các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: thờ mẫu Tam phủ; mẫu Tứ phủ. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công và Hà Bá; thờ Tứ pháp: Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu; Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu; Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng; Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa

Bà Dàn. Hiện nay cả nước có hơn 7000 lễ hội [19, Tr 401] gắn với tín ngưỡng với hình thức phong phú, đa dạng.

2.1.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 41 tổ chức của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận như: Phật Giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo,....Cụ thể về số lượng tín đồ, chức sắc, phạm vi hoạt động của từng tôn giáo như sau:

Phật giáo, được truyền vào Việt nam từ sau công nguyên, đến nay trên

dưới 2000 năm tồn tại và phát triển, hiện nay cả nước có khoảng hơn 47.000 Tăng, Ni sinh hoạt trong giáo hội và khoảng 12 triệu tín đồ đã quy y tam bảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận 07 Hội Phật tử Việt Nam sinh sống tại nước ngoài. Từ ngày thành lập đến nay giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua 7 kỳ đại hội, hiện nay Hội đồng chứng minh có 89 thành viên; Hội đồng trị sự có 199 ủy viên chính thức, 66 ủy viên dự khuyết; 13 Ban chuyên môn, 01 Viện nghiên cứu; cả nước có 04 học viện phật giáo, 01 trường Trung cao đẳng Phật học; 07 lớp cao đẳng Phật học; 32 trường Trung cấp và hàng trăm lớp sơ cấp hàng năm đao tạo hơn 5000 tăng, ni sinh các cấp; ở địa phương có 63 tỉnh, thành phố có tổ chức Phật giáo, có hơn 300 đơn vị có tổ chức phật giáo cấp huyện [2, tr18].

Đạo Công giáo, được truyền vào Việt Nam từ năm 1533, trải qua gần 500 năm tồn tại và phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, hiện nay cả nước có 26 giáo phận thuộc 3 tổng giáo phận là Tổng giáo phận Hà Nội, Tổng giáo phận Huế và Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 3000 giáo xứ; có 46 vị giám mục, khoảng hơn 5.000 linh mục; gần 150 dòng tu, tu hội, tu đoàn với khoảng hơn 23.000 tu sĩ nam, nữ; về cơ sở đào tạo có 7 đại chủng viện đào tạo các chức sắc tôn giáo, có 01 Học viện Công giáo Việt Nam;

khoảng 6,7 triệu tín đồ; Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập từ năm 1980, đến nay đã trải qua XIII kỳ đại hội (ĐH XIII vào tháng 10 năm 2016) [2, Tr 26].

Đạo Tin lành, có mặt ở Việt Nam từ năm 1911 do tổ chức Hội Liên hiệp

Cơ đốc và truyền giáo truyền vào. Đến năm 1927 thành lập Hội thánh Tin lành Việt Nam trong phạm vi cả nước. Sau năm 1954 đất nước chia cắt làm 2 miền, Hội thánh Tin thành cũng thành lập 2 giáo hội lấy tên là Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) và Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam).

Năm 1958 Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, đến nay đã trải qua 34 lần đại hội; hiện nay có hơn 150.000 tín đồ 15 chi hội ở 29 tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ và hơn 100.000 tín đồ là người dân tộc Mông các tỉnh phía Bắc.

Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam) được Nhà nước công nhận từ năm 2001, đến nay đã trải qua 46 kỳ đại hội; hiện nay có khoảng 700 ngàn tín đồ và hơn 500 mục sư, mục sư nhiệm chức, truyền đạo đang hoạt động trên địa bàn 34 tỉnh, thành từ Quảng Trị trở vào.

Ngoài 2 tổ chức nói trên từ sau khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đến nay có 7 tổ chức tin lành được công nhận và hoạt động[2, Tr31].

Đạo Cao đài, ra đời vào năm 1926 bằng hình thức cơ bút tại Tây Ninh có

tên gọi là Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đây là tôn giáo nội sinh tại các tỉnh Nam Bộ. Trải qua 90 năm phát triển lịch sử đạo Cao Đài đã hình thành các hệ phái khác nhau. Từ năm 1995 đến 2010 lần lượt 10 hệ phái Cao Đài và một pháp môn tu hành có tổ chức 2 cấp được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân về tổ chức. Hội thành Cao Đài Việt Nam được nhà nước công nhận từ năm 2011, hiện nay đạo Cao Đài có gần 2,5 triệu tín đồ, trên 10 000 chức sắc, 30.000 chức việc, hơn 1300 cơ sở thờ tự tại 37 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước, tập trung ở các tỉnh Nam Bộ như: Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến tre, Thành phố Hồ chí Minh,.... [2, Tr 35]

Phật Giáo Hòa Hảo, là tôn giáo nội sinh do giáo chủ Huỳnh Phú Sổ khai

sáng ngày 18 tháng 5 năm 1939 tại tỉnh An Giang ngày nay. Phật Giáo Hòa Hảo được Nhà nước công nhận về tổ chức và tiến hành hoạt động sau khi đại hội lần thứ nhất vào năm 1999, đến nay đã trải qua 4 kỳ đại hội, Phật giáo Hòa Hảo có tổ chức 2 cấp, cấp trung ương là Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo; cấp cơ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo xã, phường, thị trấn. hiện nay Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo có 391 Ban trị sự cấp cơ sở tại các tỉnh, thành phố có Phật giáo Hòa Hảo với khoảng 1,3 triệu tín đồ, sinh sống tập trung tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước, tập trung ở các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang...[2, tr 38]

Hồi giáo, được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ X và phát triển đến thế kỷ XVII, Hồi Giáo ở Việt Nam có 2 dòng chính là Chăm Islam và Chăm Bàni, hiện nay có khoảng 80.000 tín đồ, trong đó có khoảng 50.000 tín đồ Chăm Bàni sinh sống tập trung tại 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước là chủ yếu; Chăm Islam có khoảng 30 000 tín đồ sinh sống tại các tỉnh An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Cần Thơ, Bình Dương,... [2, Tr 39]

Đạo Bà-La-Môn và Baha’i. Đạo Bà-La-Môn là tôn giáo hình thành từ Ấn Độ, với nền văn hóa sông Hằng du nhập vào cộng đồng dân tộc Chăm định cư ở dải đất Miền trung Việt Nam từ đầu công nguyên. Người Chăm theo đạo Ba-La-Môn sinh sống tập trung tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, hiện nay có khoảng 57.000 tín đồ (Ninh Thuận 42.000; Bình Thuận 15.000. Đạo Bà-La-Môn Được Nhà nước công nhận vào năm 2012 [2, Tr 41].

Đạo Baha’i là tôn giáo được hình thành cuối thế kỷ XIX tại Iran trên cơ sở học thuyết của Hồi giáo nhưng chủ trương thống nhất các tôn giáo. Đạo Baha’i du nhập vào Việt Nam từ năm 1954, Hội đồng Tinh thần đầu tiên được thành lập vào năm 1955, hiện nay có khoảng 7 000 tín đồ sinh sông rải rác

trên địa bàn 46 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đạo Baha’i được Nhà Nước công nhận vào năm 2008 [2].

Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, là tôn giáo nội sinh thành lập năm 1934, người sáng lập là ông Nguyễn Văn Bồng sinh năm 1886 tại tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp) Năm 2007 được Nhà nước công nhận tổ chức tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đảm bảo pháp lý về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)