Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG
2.2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
2.2.1. Các quy định về cho vay và bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay
Nhƣ phần trên đã trình bày, nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng là một trong các phƣơng thức cho vay. Do đó, nghiệp vụ này cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật về cho vay và bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Xét về bản chất tín dụng của quan hệ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng thì việc điều chỉnh quan hệ này tƣơng tự nhƣ các phƣơng thức cho vay khác là có cơ sở, chƣa kể đến các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay cần phải đƣợc quy định chặt chẽ và áp dụng chung cho tất cả các phƣơng thức cho vay. Tuy nhiên, phƣơng thức cho vay bằng thẻ tín dụng có những đặc trƣng riêng mà việc áp dụng các quy định chung về cho vay dẫn đến những yếu tố không phù hợp.
Thứ nhất, về điều kiện đối với TCPHT: Quy chế cho vay 1627 đã quy định rõ phạm vi điều chỉnh của quy chế là việc cho vay của các tổ chức tín dụng với khách hàng và một trong các phƣơng thức cho vay là phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Nhƣ chúng tôi cũng đã phân tích ở trên, quan hệ giữa TCPHT và chủ thẻ còn là quan hệ dịch vụ thanh toán, mà các TCTD phi ngân hàng không đƣợc cung ứng dịch vụ thanh toán nên chỉ có các TCTD là ngân hàng mới có thể là TCPHT. Tuy vậy, Quy chế 20 lại không có ràng buộc về điều kiện này với TCPHT vì Quy chế này điều chỉnh chung cho tất cả các loại thẻ thanh toán mà không có quy định riêng cho thẻ tín dụng. Điều này rất dễ dẫn đến sự hiểu nhầm về điều kiện đối với các tổ chức phát hành thẻ tín dụng.
Thứ hai, về mục đích sử dụng vốn và nhu cầu sử dụng vốn: Quy chế cho vay 1627 cũng quy định một trong những nguyên tắc vay vốn là “Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng”. Nhƣng đặc thù của việc thanh toán bằng thẻ tín dụng là chi trả tại ĐVCNT mà không thể xác định cụ thể và chính xác mục đích sử dụng vốn ngay từ đầu trong Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra, một trong những điều kiện vay vốn là “mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp” (Điều 7 Quy chế cho vay 1627) và quy định về các nhu cầu vốn không đƣợc cho vay (Điều 9) cũng khó có thể bảo đảm mà chỉ có thể là cam kết của chủ thẻ tín dụng trong Hợp đồng sử dụng thẻ. TCPHT, TCTTT và các Tổ chức thanh toán trung gian chỉ có thể kiểm soát đƣợc sự hợp pháp về tƣ cách chủ thể của chủ thẻ tín dụng và của ĐVCNT, chứ không thể kiểm soát đƣợc mục đích chính xác của việc sử dụng vốn đó. Trong trƣờng hợp cho vay thông thƣờng, các TCTD cũng chịu một phần trách nhiệm nếu vi phạm điều kiện về mục đích sử dụng vốn này, nhƣng với việc cho vay bằng thẻ tín dụng thì các TCPHT cần đƣợc miễn trách nhiệm về giám sát sử dụng vốn vay và miễn trách nhiệm gánh chịu chế tài nếu chủ thẻ tín dụng vi phạm điều kiện này.
Thứ ba, về mức lãi suất cho vay: Một trong những đặc thù của lãi suất cho vay bằng thẻ tín dụng là khi chủ thẻ tín dụng không thanh toán đủ số tiền vay trong một thời hạn nhất định thì TCPHT phải áp dụng mức lãi suất cao hơn rất nhiều lãi suất cho vay thông thƣờng. Quy định này vừa là thực tiễn và tập quán áp dụng ở các quốc gia khác, vừa là quy định bắt buộc của TCTQT nên việc điều chỉnh giảm mức lãi suất cho vay để phù hợp với Điều 476 BLDS về mức lãi suất cho vay tối đa không vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản là khó khả thi.
Thứ tư, về việc vay vốn bằng ngoại tệ: Việc vay vốn bằng ngoại tệ phải tuân theo các điều kiện chặt chẽ trong Quy chế cho vay 1627 và Quyết định số 966/2003/QD-NHNN ngày 22-08-2003 của Thống đốc NHNN về cho vay bằng ngoại tệ của TCTD với khách hàng vay là ngƣời cƣ trú. Theo các quy định này thì việc chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng tại nƣớc ngoài không thuộc diện đƣợc cho vay bằng ngoại tệ. Tuy nhiên việc sử dụng thẻ tín dụng của công dân Việt Nam tại nƣớc ngoài khi đi du lịch, học tập, công tác, kinh doanh… là không thể hạn chế và đƣơng nhiên số tiền mà TCPHT phải thanh toán cho các ĐVCNT ở nƣớc ngoài đƣợc tính bằng ngoại tệ.
Thứ năm, về những trƣờng hợp không đƣợc cho vay, cho vay không có tài sản bảo đảm (Điều 77, Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng và Điều 19, Điều 20 Quy chế cho vay 1627):
Pháp luật quy định các đối tƣợng mà TCTD không đƣợc cho vay bao gồm:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b) Cán bộ, nhân viên của chính tổ chức tín dụng đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay;
c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).
Pháp luật quy định các đối tƣợng không đƣợc cho vay không có bảo đảm bao gồm:
a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay;
b) Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điểu 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
Những quy định nhƣ trên là rất phù hợp với các phƣơng thức cho vay thông thƣờng. Tuy nhiên, quy định này lại không phù hợp với việc cho vay bằng thẻ tín dụng vì các khoản vay bằng thẻ tín dụng đều là các khoản vay nhỏ, số lƣợng các đối tƣợng bị cấm và hạn chế nêu trên không phải là nhiều nên mức độ ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng không phải là lớn. Khi các đối tƣợng trên có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng hoặc sử dụng thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm, thì họ lại phải yêu cầu TCTD khác phát hành chứ không đƣợc sử dụng thẻ tín dụng của chính TCTD của mình.
Thứ sáu, về báo cáo thống kê và thông tin tín dụng: Theo quy định hiện hành, các khoản vay theo hình thức thẻ tín dụng cũng vẫn đƣợc tập hợp vào các chỉ tiêu chung để thống kê và báo cáo với NHNN. Các thông tin tín dụng cung cấp cho Trung tâm Thông tin tín dụng NHNN (CIC) là không phân biệt giữa các khoản vay thông thƣờng với các khoản vay thông qua thẻ tín dụng. Theo quan điểm của chúng tôi, các khoản vay bằng thẻ tín dụng có đặc điểm là số lƣợng khách hàng lớn, dƣ nợ
với mỗi khách hàng thƣờng là thấp, thời hạn vay ngắn, thƣờng xuyên phát sinh và biến động. Do đó việc thống kê, báo cáo và cung cấp thông tin về các khoản vay sẽ rất kém hiệu quả nếu vẫn tuân theo trình tự thủ tục nhƣ đối với các khoản vay thông thƣờng. Điều này thƣờng dẫn đến một thực tế là các TCTD thống kê, báo cáo và cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác. Trong khi việc quản lý và sử dụng các thông tin này là rất cần thiết đối với các loại hình cho vay tiêu dùng cá nhân với tính chất nhỏ lẻ, để xếp hạng đánh giá tín nhiệm khách hàng cá nhân. Nếu việc quản lý thông tin tín dụng này đƣợc thực hiện hiệu quả thì sẽ có cơ chế đánh giá, chấm điểm mức độ tin cậy với khách hàng. Cơ chế này sẽ làm cơ sở để cho vay tiêu dùng hoặc phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm. Khảo sát thực tế phát hành thẻ tín dụng tại các quốc gia khác thì đa số thẻ tín dụng đƣợc phát hành trên cơ sở “tín chấp” và chính vì không có rào cản là tài sản bảo đảm mà thị trƣờng thẻ tín dụng ở các quốc gia đó đƣợc phát triển nhanh. Do vậy, nên tách các chỉ tiêu thống kê, báo cáo của các khoản nợ từ thẻ tín dụng riêng biệt để theo dõi và quản lý.