Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ THẺ TÍN DỤNG
2.1. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG
2.1.1.3. Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng
Nếu nhƣ trƣớc kia, Quy chế 371 dành hẳn một Điều đề cập đến Hợp đồng sử dụng thẻ và các nội dung chính của Hợp đồng này, thì trong Quy chế 20 hiện hành không còn quy định nữa mà chỉ bắt buộc “việc sử dụng thẻ phải có hợp đồng giữa chủ thẻ và TCPHT” (Khoản 1 Điều 11 Quy chế 20).
Nhƣ vậy là các TCPHT có quyền chủ động đƣa ra hình thức và nội dung của Hợp đồng, pháp luật về thẻ tín dụng không can thiệp sâu vào quyền tự do thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT vẫn là một quan hệ tài sản thuộc đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật dân sự, do vậy mối quan hệ này, trƣớc tiên và cơ bản, vẫn phải tuân theo các quy định về giao dịch dân sự và Hợp đồng dân sự trong BLDS.
Bên cạnh đó, quan hệ giữa chủ thẻ với TCPHT cũng có những đặc trƣng riêng thuộc đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật thƣơng mại và pháp luật ngân hàng.
Thứ nhất, quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT là quan hệ pháp luật về mở và sử dụng tài khoản. Thẻ tín dụng đƣợc hoạt động là dựa trên cơ sở một tài khoản của chủ thẻ mở tại TCPHT. Với loại thẻ tín dụng là thẻ hạn mức thấu chi, tài khoản của chủ thẻ có bản chất là tài khoản thanh toán. Chủ thẻ có thể nộp tiền vào tài khoản để tạo thành số dƣ dƣơng trong tài khoản. Chủ thẻ có thể dùng tài khoản này để chuyển tiền đến hoặc nhận tiền chuyển về từ một tài khoản thanh toán khác bằng cách trực tiếp đến quầy giao dịch của ngân hàng. Chủ thẻ cũng có thể sử dụng thẻ để thanh toán hoặc chuyển tiền tại máy ATM hoặc Điểm ứng tiền mặt, mà không phải đến quầy giao dịch của ngân hàng, thậm chí ngay cả ngoài giờ làm việc của ngân hàng. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ vƣợt quá số tiền có trong tài khoản, số dƣ tài khoản trở
thành số dƣ âm. Điều đó có nghĩa là TCPHT đã phải thanh toán thay cho chủ thẻ phần tiền tƣơng ứng với số dƣ âm đó. Với loại thẻ tín dụng là thẻ hạn mức tín dụng, tính chất của tài khoản này có khác biệt một chút so với tài khoản của thẻ hạn mức thấu chi. Theo Khoản 6 Điều 1 về định nghĩa khái niệm Tài khoản thẻ tín dụng
trong Mẫu Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín ban hành có ghi: “Tài khoản thẻ tín dụng (gọi tắt là tài khoản thẻ) là tài khoản của chủ thẻ chính do Ngân hàng mở và quản lý” [29]. Tƣơng tự, khoản 12 Điều 2 trong Mẫu Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam ban hành cũng có ghi: “Tài khoản thẻ là tài khoản của chủ thẻ chính do Ngân hàng Quốc Tế lập ra và quản lý các giao dịch, phí, lãi và các phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ” [30].
Với nội dung nhƣ vậy, Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng đƣơng nhiên trở thành thỏa thuận về mở và sử dụng tài khoản của chủ thẻ với TCPHT. Tất nhiên việc sử dụng tài khoản thẻ để thanh toán sẽ có nhiều khác biệt so với tài khoản thanh toán thông thƣờng mở tại các ngân hàng. Tài khoản thẻ tín dụng không có số dƣ dƣơng (thể hiện có tiền trong tài khoản) mà sẽ có số dƣ âm (thể hiện việc TCPHT đã thanh toán thay cho chủ thẻ và chủ thẻ có nghĩa vụ hoàn trả để số dƣ tài khoản trở về không). Chủ tài khoản cũng không thể giao dịch tài khoản thông qua bất kỳ một phƣơng thức nào khác ngoài việc sử dụng thẻ tín dụng. Thông qua một hợp đồng sử dụng thẻ, quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT bao hàm cả hai quan hệ riêng rẽ là quan hệ mở tài khoản và quan hệ thanh toán. Tuy nhiên, xét về bản chất thì hai quan hệ này có liên hệ biện chứng với nhau. “Quan hệ mở tài khoản là tiền đề của quan hệ thanh toán và quan hệ thanh toán là sự tiếp tục của quan hệ mở tài khoản” và “pháp luật điều chỉnh về mối quan hệ này trong mối quan hệ hữu cơ như sự tồn tại thực tiễn của chúng” [11, tr. 268][11].
Thứ hai, quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT là một quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt, chịu sự điều chỉnh của chế độ dịch vụ thanh toán, “là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các trung gian thanh toán thực hiện hoạt động dịch vụ thanh toán và các quy phạm pháp luật quy định hình thức, phương thức thanh toán qua trung gian thanh toán, các quy phạm pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán” [12, tr. 298-299][12]. Với tính chất là mối quan hệ về thanh toán không dùng tiền mặt, một đặc điểm của thanh toán bằng thẻ tín dụng tạo thành
sự khác biệt với các loại thẻ thanh toán khác là việc thanh toán này luôn thực hiện qua trung gian do số tiền thanh toán luôn đƣợc TCPHT ứng trƣớc. Giữa chủ thẻ và ngƣời thụ hƣởng không phát sinh quan hệ thanh toán trực tiếp mà thông qua việc ủy nhiệm của chủ thẻ cho TCPHT thực hiện. Căn cứ của sự ủy nhiệm chính là Hợp đồng sử dụng thẻ mà chủ thẻ đã ký với TCPHT, còn biểu hiện hữu hình của sự ủy nhiệm chính là tấm thẻ tín dụng, là một trong các phƣơng tiện thanh toán mà pháp luật quy định (Điều 12, Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20-09-2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
Thứ ba, quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT là một quan hệ tín dụng ngân hàng, là “quan hệ chuyển giao vốn từ những người thừa vốn sang những người thiếu vốn theo nguyên tắc hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm” [11, tr. 201][11] mà ngƣời thừa vốn ở đây chính là các ngân hàng trong vai trò TCPHT.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu luật học trong Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội thì ba đặc điểm nổi bật của một quan hệ tín dụng là: (1) phát sinh trên cơ sở sự tín nhiệm, (2) bên chuyển giao vốn chuyển giao cho bên khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, (3) bên nhận chuyển giao vốn phải hoàn trả vốn đã vay cho bên chuyển giao khi hết thời hạn sử dụng vốn [11, tr. 201-202][11]. Khảo sát quy trình phát hành thẻ tín dụng [Phụ lục III] cho thấy , TCPHT sẽ thẩm định khách hàng và quyết định phát hành thẻ tín dụng cho chủ thẻ nếu có sự tín nhiệm về uy tín và năng lực tài chính của chủ thẻ. Sau đó, trong mỗi lần thanh toán thẻ tín dụng, TCPHT sẽ “giải ngân” cho chủ thẻ bằng việc thanh toán cho ĐVCNT, rồi thông báo và yêu cầu chủ thẻ hoàn trả. Sau một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là không quá 02 tháng, chủ thẻ phải trả lại khoản tiền đó cùng với phí và lãi suất (nếu có) cho TCPHT. Nhƣ vậy là quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT chứa đựng đủ ba đặc điểm này về quan hệ tín dụng.
Ngoài ra, quan hệ này cũng chứa đựng đủ bốn yếu tố cấu thành cơ bản của hoạt động cho vay nói chung và ba dấu hiệu đặc thù của hoạt động cho vay của các TCTD, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu luật học đã đƣa ra trong Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2007. Đó là: (1) Yếu tố về chủ thể, việc cho vay bao gồm bên vay và bên cho vay, bên vay ở đây chính là chủ thẻ đã sử dụng thẻ tín dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng bằng cách
thỏa thuận với TCPHT (Bên cho vay) để TCPHT ứng trƣớc tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ. (2) Yếu tố về hình thức pháp lý, hình thức pháp lý của việc cho vay là hợp đồng tín dụng, chính là Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng với những nội dung của một hợp đồng tín dụng nhƣ: hạn mức tín dụng, mục đích sử dụng, thời hạn hoàn trả, lãi suất và phí chậm trả, hình thức bảo đảm nghĩa vụ trả nợ, thu hồi nợ, chuyển nợ quá hạn… (3) Yếu tố về hai hành vi căn bản, là hành vi ứng trƣớc và hành vi hoàn trả. Với quan hệ cho vay qua thẻ tín dụng, hành vi ứng trƣớc là hành vi thanh toán thay của TCPHT và hành vi hoàn trả là hành vi nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho TCPHT để trả nợ. (4) Yếu tố về sự tín nhiệm, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa ngƣời cho vay và đối với ngƣời đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay [12, tr. 127-128][12]. Ngoài bốn yếu tố trên, do các TCPHT phần lớn cũng là các tổ chức tín dụng (thực tế hiện nay thì TCPHT toàn là các ngân hàng) nên quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT mang ba dấu hiệu đặc thù: (1) việc cho vay là hoạt động nghề nghiệp kinh doanh mang tính chức năng của Bên cho vay; (2) hoạt động cho vay của TCTD là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hai dấu hiệu này đƣợc thể hiện rõ trong quan hệ về cho vay qua thẻ tín dụng vì ngay tại khoản 1 Điều 9 Quy chế 20 có quy định các TCPHT không phải là ngân hàng chỉ đƣợc phát hành thẻ nếu đã đƣợc cho phép hoạt động ngân hàng trong đó có nghiệp vụ phát hành thẻ. (3) Ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp đồng, hoạt động cho vay của TCTD còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của các đạo luật về ngân hàng, thậm chí kể cả các tập quán thƣơng mại về ngân hàng. Đối với hình thức cho vay qua thẻ tín dụng, rất nhiều các nội dung mà TCPHT và chủ thẻ thỏa thuận trong Hợp đồng sử dụng thẻ có nguồn gốc là các tập quán thƣơng mại. Các TCPHT Việt Nam, và ngay cả Ngân hàng Nhà nƣớc, cũng phải tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh thẻ tín dụng từ các thị trƣờng, các quốc gia đã đi trƣớc Việt Nam trong việc triển khai hoạt động thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, sự ảnh hƣởng của các Tổ chức thẻ quốc tế đối với các TCPHT Việt Nam là rất mạnh bởi thị phần thẻ tín dụng quốc tế của các tổ chức này tại Việt Nam là rất rộng lớn. Để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của mình, các TCPHT buộc phải hợp tác, gia nhập thành viên, liên kết, làm đại lý….cho các TCTQT này, do đó dẫn đến sự ảnh hƣởng của các quy định nội bộ của TCTQT đối với TCPHT tại Việt Nam.
Với những đặc điểm đã dẫn ở trên, có thể thấy rằng, quan hệ giữa chủ thẻ tín dụng với TCPHT mang bản chất của quan hệ tín dụng. Nhƣng không chỉ đƣợc đề
cập đến trong các tài liệu khoa học pháp lý, quan điểm về bản chất tín dụng của quan hệ này còn đƣợc ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật. Theo khoản 7 Điều 16 Quy chế cho vay (sau đây gọi là Quy chế cho vay 1627) đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 31-12- 2001 (đã đƣợc sửa đổi bổ sung theo các Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11-1-02, Quyết định số 127/2005/ QĐ-NHNN ngày 03-02-05 và Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31-5-05) thì một trong các phƣơng thức cho vay là “Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.”
Nhƣ vậy, ngoài việc tuân thủ các quy định trong Quy chế 20, việc phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ tín dụng còn chịu sự điều chỉnh của Quy chế cho vay nói trên (Quy chế cho vay 1627).
Nhìn chung, theo pháp luật hiện hành, trong quan hệ giữa chủ thẻ tín dụng và TCPHT, các bên có các quyền là nghĩa vụ pháp lý cơ bản nhƣ sau:
Với TCPHT:
- Yêu cầu cung cấp và thu thập thông tin về khách hàng và chủ thẻ tín dụng từ các nguồn cung cấp nhƣ: chủ thẻ, các tổ chức khác trong hệ thống thanh toán, ĐVCNT…;
- Từ chối phát hành thẻ nếu khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ; quyết định thu hồi thẻ trong quá trình sử dụng nếu chủ thẻ không thực hiện đầy đủ các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng sử dụng thẻ;
- Tăng hoặc giảm hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng; Quyết định thu hồi số tiền TCPHT cho chủ thẻ vay; Quy định các hình thức bảo đảm an toàn cho việc sử dụng thẻ; Quy định các loại lãi suất, mức lãi suất cho vay đối với chủ thẻ không trái với quy định pháp luật hiện hành;
- Giải quyết, trả lời các khiếu nại, yêu cầu tra soát của chủ thẻ;
- Công bố đầy đủ thông tin cho chủ thẻ về các loại phí mà chủ thẻ phải trả trƣớc khi sử dụng thẻ;.
- Bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ;
- Hƣớng dẫn chủ thẻ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch thẻ;
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng sử dụng thẻ.
Với chủ thẻ:
- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT khi yêu cầu phát hành thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ;
- Thoả thuận với TCPHT về hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng …;
- Đƣợc TCPHT cung cấp thông tin định kỳ hoặc đƣợc cung cấp thông tin đột xuất về giao dịch thẻ và số dƣ, hạn mức liên quan đến việc sử dụng thẻ;
- Khiếu nại, yêu cầu TCPHT tra soát khi có sai sót hoặc ĐVCNT phân biệt đối xử về giá khi nhận thanh toán bằng thẻ so với trƣờng hợp thanh toán bằng tiền mặt;
- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo đúng thoả thuận tại hợp đồng sử dụng thẻ;
- Bảo mật thông tin về mã PIN của thẻ;
- Các quyền và nghĩa vụ khác trong hợp đồng sử dụng thẻ.