SỐ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐƢỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 81 - 90)

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

SỐ BỊ CAN, BỊ CÁO ĐƢỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM

SỰ VỀ MỘT SỐ TỘI PHẠM

Điều Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Toà án Năm 2005 Điều 104 136 95 4 Điều 138 29 52 Điều 202 22 66 Điều 245 59 81 Điều 248 35 16 Năm 2006 Điều 104 153 89 Điều 138 34 58 Điều 202 15 53 Điều 245 8 11 Điều 248 42 94 3 Năm 2007 Điều 104 117 87 3 Điều 138 29 50 4 Điều 202 18 48 Điều 245 4 16 2

Điều 248 25 139

(Nguồn: Số liệu thống kê của Cục Thống kê, Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Qua nghiên cứu các số liệu thống kê trong bảng 2 trên cho thấy, số người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự ở cơ quan Tồ án là rất ít, hầu như có tội khơng có trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự tập trung chủ yếu ở Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Số người được miễn trách nhiệm hình sự ở tội quy định tại Điều 104 là nhiều nhất, số người được miễn trách nhiệm hình sự ở tội quy định tại Điều 245 là ít nhất. Điều này chứng tỏ, tội phạm xảy ra ngày càng phức tạp và có xu hướng tập trung ở một số tội như tội cố ý gây thương tích, tội vi phạm quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ,…. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ngày càng cao hơn.

Gần đây, số trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự cũng tương đối nhiều. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3. Số bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự

trong năm 2008 ở Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm

Địa phƣơng Sơ thẩm Địa phƣơng Phúc thẩm

Toà án nhân dân cấp

tỉnh 18

Toà án nhân dân cấp

tỉnh 8

Toà án nhân dân cấp

huyện 23

Toà phúc thẩm Toà

án nhân dân tối cao 4 Toà án quân sự quân

khu và khu vực 1

Toà án quân sự Trung

Tổng cộng 42 Tổng cộng 12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cơng tác ngành Tồ án nhân dân tối cao 2008)

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy trong năm 2008, các trường hợp bị cáo được miễn trách nhiệm ở Toà án cấp sơ thẩm nhiều hơn so với ở Toà án cấp phúc thẩm. Trong đó, miễn trách nhiệm hình sự ở Toà án cấp huyện là nhiều nhất (23 trường hợp) và ít nhất ở Tồ án quân sự quân khu và khu vực (01 trường hợp), Tồ án qn sự Trung ương (khơng có trường hợp nào). Như vậy, có thể nhận thấy càng ở cấp xét xử cao hơn thì các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự giảm xuống rõ rệt. Ở Tồ án qn sự cũng có rất ít trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

Một số vụ án điển hình gần đây như vụ: Nguyễn Đại Dương (Chủ vũ trường New Century), Nguyễn Việt Tiến (nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thơng Vận tải), Phạm Hồng Be (nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu), … gây xơn xao trong dư luận.

Ơng chủ vũ trường New Century Nguyễn Đại Dương đã được Toà án nhân dân thành phố Hà Nội miễn trách nhiệm hình sự về tội “Kinh doanh trái phép” do có sự chuyển biến của tình hình [58]. Trước đó, Nguyễn Đại Dương bị Viện kiểm sát truy tố về hành vi kinh doanh 2.496 chai rượu (với tổng số tiền là 630,9 triệu đồng). Trong vụ án này, mặc dù Nguyễn Đại Dương đã xin phép kinh doanh rượu tại vũ trường nhưng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Nguyễn Đại Dương vẫn cố tình kinh doanh rượu, vi phạm các quy định của Nhà nước là hành vi kinh doanh trái phép. Tuy nhiên, trên thực tế vũ trường có nộp thuế bán rượu và được cơ quan thuế chấp nhận (mặc dù trên hoá đơn chỉ thể hiện là đồ uống) và đến thời điểm này, các quy định mới đã cho phép kinh doanh rượu trong vũ trường, các điều kiện quy định đều được vũ trường New Century đảm bảo. Do đó, hành vi của Nguyễn Đại

Dương khơng cịn nguy hiểm cho xã hội, sai phạm của Nguyễn Đại Dương chỉ ở mức xử phạt hành chính. Vì vậy, việc miễn trách nhiệm hình sự cho Nguyễn Đại Dương là đúng.

Đối với vụ án Nguyễn Việt Tiến: Nguyễn Việt Tiến (nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải) đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao đình chỉ điều tra và miễn trách nhiệm hình sự (Quyết định đình chỉ số 13/VKSNDTC-V1A ngày 28/3/2008) và tại thời điểm đó cũng không được áp dụng biện pháp cưỡng chế phi hình sự nào khác (Báo An ninh Thủ đô Thứ Bảy, ngày 29/3/2008) nhưng ngày 11/4/2008, Viện kiểm sát nhân dân tối cao lại có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị xử lý hành chính. Tuy nhiên, ơng Tiến cho rằng xử lý hành chính là trái với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (Http://vietnamnet.vn/xahoi/2008). Ơng Nguyễn Việt Tiến "lại kêu oan", có hợp lý?). Về vấn đề này, theo chúng tôi việc đề nghị xử lý hành chính Nguyễn Việt Tiến khi được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là khơng có vấn đề gì. Nguyễn Việt Tiến vẫn thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi thiếu trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 35/CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ "vi phạm pháp luật... bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật” (hành vi không thực hiện đầy đủ trách nhiệm, thiếu kiểm tra đôn đốc, để xảy ra nhiều vi phạm ở đơn vị PMU18… của Nguyễn Việt Tiến đã được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân tối cao khẳng định là đủ yếu tố cấu thành tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”).

Vụ án Phạm Hồng Be (ngun Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu) bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án tham nhũng khi xây dựng tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ. Kết luận điều tra vụ án, Cơ quan điều tra Bộ Công an kết luận Phạm Hồng Be, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu kiêm phó ban thường trực chỉ

đạo dự án được phân công trực tiếp chỉ đạo ban quản lý dự án nhưng không làm hết chức trách nhiệm vụ của mình, khơng kiểm tra theo dõi và giám sát chặt chẽ hoạt động của ban quản lý dự án để cấp dưới ở ban quản lý dự án cố ý làm trái, tham ô tài sản và đưa, nhận hối lội và đã đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Phạm Hoàng Be theo tội danh trên [56]. Tuy nhiên, qua xem xét nội dung vụ án, hành vi của Phạm Hoàng Be, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác định Phạm Hồng Be có vi phạm nhưng xét yếu tố chuyển biến của tình hình nên đã áp dụng điều 25 Bộ luật hình sự miễn trách nhiệm hình sự cho Phạm Hồng Be là có căn cứ, đúng pháp luật.

Thực tiễn cho thấy, việc định tội danh để xác định trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội hiện nay còn tồn tại nhiều vướng mắc ở Toà án các cấp. Nguyên nhân chủ yếu là Thẩm phán không nắm vững các dấu hiệu pháp lý quy định đối với từng tội danh đã được nhà làm luật quy định trong từng cấu thành tội phạm, đặc biệt là không nắm vững các quy định có liên quan đến trách nhiệm hình sự trong những vụ án có đồng phạm, có các tình tiết loại trừ một phần hoặc loại trừ hồn tồn trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Ví dụ một vụ án được đưa ra để tổng kết, rút kinh nghiệm đối với việc xét xử ở Toà án các cấp trong báo cáo tổng kết cơng tác của Tồ án nhân dân tối cao:

Trong khi Nguyễn Thái Cảnh cùng đồng phạm đang trộm cắp tài sản của Hạt Kiểm lâm A thì bị các cán bộ Kiểm lâm phát hiện, yêu cầu Cảnh cùng đồng phạm chấm dứt hành vi vi phạm và ra khỏi Hạt Kiểm lâm. Cảnh cùng các đồng phạm đã có hành vi xúc phạm, lăng mạ, chửi bới và dùng hung khí đánh anh Lê Hữu Có (là cán bộ của Hạt Kiểm lâm A) bị thương tích 14,5%. Hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” và

Điều 104 Bộ luật hình sự, nhưng Viện kiểm sát truy tố, Toà án các cấp lại xét xử các bị cáo về tội “Chống người thi hành công vụ” theo khoản 1 Điều 257 Bộ luật hình sự là khơng đúng tội danh.

Hay vụ Chu Hồ Mảy: ngày 11-4-2004, Chu Hồ Mẩy đi Trung Quốc mua 3,5 kilôgam thuốc nổ mang về Việt Nam thì bị phát hiện, bắt giữ. Khi bị bắt, Mẩy nói với chồng là Chu Mìn Tờ bằng tiếng dân tộc Dao là “còn thuốc nổ để trong nhà anh mang đổ đi”, nên sau đó Tờ mang khoảng hơn 1 kilôgam thuốc nổ Mẩy giấu ở trong nhà ra suối đổ. Toà án cấp sơ thẩm kết án Mẩy về tội “Mua bán trái phép vật liệu nổ” theo điểm c khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự là đúng, nhưng lại kết án Chu Mìn Tờ về tội “Không tố giác tội phạm” theo khoản 2 Điều 314 Bộ luật hình sự là khơng đúng bởi lẽ, bị cáo Mẩy chỉ bị kết án về một tội không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Tờ lại là chồng của Mẩy, nên hành vi của Tờ trong trường hợp này chưa đủ yếu tố cấu thành tội “Không tố giác tội phạm”. Tuy nhiên hành vi của Tờ có dấu hiệu của tội “Che giấu tội phạm”, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng lại không điều tra, truy tố, xét xử là thiếu sót, bỏ lọt tội phạm.

Việc xác định chứng cứ buộc tội có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xác định tội danh. Đồng thời cũng ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Tồ án nhân dân các cấp trong quá trình xét xử đã bỏ qua các chứng cứ buộc tội để bỏ lọt người phạm tội, dẫn đến công tác đấu tranh phịng chống tội phạm gặp rất nhiều khó khăn.

Ví dụ: trong vụ án sau thì Tồ án nhân dân thành phố Cần Thơ và Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bỏ qua các chứng cứ để kết tội Hà Văn Đầy đồng phạm với Đặng Văn Hiếu hiếp dâm chị Võ Thị Dành. Khoảng 11 giờ ngày 04.9.2003, Võ Thị Dành sinh ngày 12-03- 1986 ở ấp Thới Phước 1, xã Thới Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

sang nhà của ông Ba Sơn ngụ cùng ấp để lấy mùng chiếu do anh của Dành ngủ giữ lúa để lại. Khi đến nơi thì gặp Đặng Văn Hiếu và Hà Văn Đầy, Đào Anh là bạn cùng xóm với Dành nên rủ nhau đi chơi đánh bài, được một lúc thì bà nội của Đầy khơng đồng ý nên Hiếu, Đầy, Tuấn, Dành kéo nhau qua nhà của Võ Thị Kiều chơi bài tiếp. Trong lúc chơi bài, Hiếu và Đầy nảy sinh ý định giao cấu với Dành nên Đầy kêu Nở, Kiều và Tuấn ra ngồi, sau đó Hiếu đóng tất cả các cửa lại, Hiếu vật Dành xuống nền gạch thực hiện hành vi giao cấu, nhưng do Dành chống cự nên Hiếu không thực hiện được, Hiếu bỏ ra ngồi. Cùng lúc đó, Đầy đi vào và kéo Dành qua giường có giăng sẵn mùng, Hiếu lại tiếp tục đi vào còn Đầy dùng sức mạnh vật Dành xuống, cầm hai chân và bịt miệng không cho Dành la để Hiếu thực hiện hành vi giao cấu với Dành. Đến lượt Đầy thì Hiếu cũng bịt miệng và giữ hai chân Dành cho Đầy giao cấu; sau đó lại tiếp tục giao cấu với Dành một lần nữa. Cả hai đe doạ nếu Dành nói cho ai biết thì sẽ giết chết nên khi về nhà Dành khơng dám nói cho ai nghe.

Trong vụ án trên, Toà án nhân dân thành phố Cần Thơ và Toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã dựa trên hồ sơ vụ án chỉ xác định có Đặng Văn Hiếu phạm tội “Hiếp dâm” chị Võ Thị Dành là bỏ lọt tội phạm, cụ thể không kết án Hà Văn Đầy mặc dù cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đưa ra đầy đủ các chứng cứ buộc tội Hà Văn Đầy. Toà án đã đánh giá các tình tiết, chứng cứ của vụ án thiếu khách quan, còn bỏ ngỏ rồi tuyên Hà Văn Đầy không phạm tội. Theo chúng tôi, trong trường hợp này Hà Văn Đầy cũng phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò là người thực hành trong vụ án hiếp dâm chị Võ Thị Dành.

Qua nghiên cứu thực tiễn nhận thấy, do luật chưa quy định cụ thể về từng loại người trong đồng phạm nên việc xác định trách nhiệm hình sự của

đó, trong q trình giải quyết các vụ án hình sự, cách nhìn nhận, đánh giá và tiếp cận ở mỗi toà án là khác nhau.

Ví dụ, trong vụ án sau thì người tổ chức đóng vai trị là người chủ mưu và điều khiển hoạt động của tổ chức tuy tổ chức này chưa có sự câu kết chặt chẽ trong quá trình thực hiện tội phạm nhưng có tịa án thì xác định đó là người thực hành: ngày 28/12/2001 do việc ký nhận nợ của anh Lê Phước D để mua một số quần áo may sẵn của chị Trương Thị X, sau nhiều lần địi nợ mà khơng trả, chị X đã cùng các đối tượng Nguyễn Văn N, Lữ Minh P kéo đến nhà của anh D để đòi nợ. Khi đến nhà, chị X kêu anh D nói chuyện nhưng anh D nói để đi thả heo rồi ra vườn bỏ chạy. Chị X và P chạy theo nhưng không kịp liền quay lại thấy cửa nhà dưới của anh D hé mở, chị X kéo cửa ra và cùng P vào nhà, nhìn thấy chiếc xe Wave, chị X dẫn xe ra nhưng khơng được do khố cổ, sau đó anh N chạy vào và mở được khố xe ra sau đó dắt xe về nhà. Chị X bị kết án 03 năm tù về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản”. Rõ ràng trong trường hợp này chị X với vai trò là người chủ mưu, người tổ chức thực hiện tội phạm chứ không chỉ là người thực hành. Do đó, việc tồ án các cấp xác định chị Trương Thị X là người thực hành là khơng đúng.

Có thể nói, để vận dụng các quy định của trách nhiệm hình sự trong thực tiễn thì khơng phải các cơ quan tố tụng hình sự nào cũng có thể áp dụng thống nhất, đưa ra một đường lối xử lý đúng đắn nhất. Điều này có ảnh hưởng đến việc xác định tội danh, trên cơ sở đó đưa ra những phán quyết đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã không kịp cập nhập các văn bản pháp luật mới dẫn đến việc sai lầm nghiêm trọng khi áp dụng pháp luật, ảnh hưởng đến quá trình xác định trách nhiệm hình sự của một người thực hiện hành vi phạm tội.

Vụ án 1: khoảng 13 giờ ngày 26-12-2008 tại ki ốt bán thịt bò trong trợ tạm Kim Ngưu, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội,

Công an phường Thanh Nhàn đã bắt quả tang Thái Thị H, Dương Thị T đang đánh bạc với Chu Thị L và Tạ Thanh H. Tang vật thu giữ trên chiếu bạc gồm 1 bộ luật bài tú lơ khơ và 150.000 đồng. Ngoài ra, khi tiến hành khám người Dương Thị T còn tự nguyện giao nộp 50.000 đồng là tiền dùng để đánh bạc đang để trong người.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 139/2009/HSST ngày 13-5-2009, Tồ án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã áp dụng khoản 1 Điều 248, điểm g khoản 1 Điều 48, điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 41 Bộ luật hình sự, xử phạt Thái Thị H 8 tháng tù về tội “Đánh bạc”.

Sau khi xét xử sơ thẩm, Thái Thị H kháng cáo xin hưởng án treo. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 464/2009/HSPT ngày 10-7-2009, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên quyết định của bản án hình sự phúc thẩm

Vụ án 2: khoảng 10 giờ 30 phút ngày 22-9-2008, Công an phường Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)