Người bị hại trong luật tố tụng hình sự nước Công hoà nhân dân Trung hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

1.4. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự một số nước

1.4.3. Người bị hại trong luật tố tụng hình sự nước Công hoà nhân dân Trung hoa

Theo luật TTHS của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thì các đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng đều là chủ thể tham gia tố tụng. Người bị hại trong TTHS nước công hoà nhân dân Trung Hoa được phân thành hai loại là người bị hại trong vụ án thuộc công tố và người bị hại trong vụ án thuộc tư tố. Người bị hại trong vụ án thuộc công tố từ ngày vụ án được chuyển giao để thẩm tra trước khi truy tố, có quyền chỉ định người đại diện liên quan đến vụ án. Người bị hại chịu thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội của bị cáo có quyền nộp đơn kiện dân sự trong quá trình tố tụng và được giải quyết đồng thời với vụ án hình sự. Đối với những vụ án mà viện kiểm sát miễn tố có người bị hại thì người bị hại có quyền được nhận quyết định miễn tố. Nếu người bị hại không tán thành quyết định thì người bị hại có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp và yêu cầu truy tố. Trong trường Viện kiêm sát nhân dân cấp trên đồng ý với quyết định miễn tố thì người bị hại có thể kiện ra Toà án nhân dân . Người bị hại cũng có thể trực tiếp kiện ra Toà án nhân dân mà không cần phải khiếu nại trước quyết định miễn tố của Viện kiểm sát nhân dân. Đối với vụ án tư tố người bị hại có quyền chỉ định người đại diện pháp lý cho mình và có quyền trực tiếp đưa vụ án ra trước toà . Nếu người bị hại chết hoặc mất khả năng hành động, người đại diện pháp lý và họ hàng thân thích có quyền đưa vụ án ra trước toà.

* *

*

Như vậy, qua phân tích ở trên chúng tôi đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm về người bị hại. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra các tiêu chí để phân biệt khái niệm người bị hại với một số khái niệm có liên quan như khái niệm nạn

nhân, đối tượng tác động của tội phạm, nguyên đơn dân sự và người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Từ đó để xác định đúng vị trí, quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong việc giải quyết vụ án có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của công dân và cũng góp phần chứng minh tội phạm và làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về người bị hại trong luật TTHS Việt Nam chúng tôi có nêu các quy định về người bị hại của một số nước như Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà liên bang Nga, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để so sánh làm sáng tỏ vấn đề và bản chất của người bị hại.

Việc xác định đúng và đưa người bị hại tham gia tố tụng đúng tư cách sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại sẽ giúp giải quyết vụ án kịp thời nhanh chóng các thiệt hại do tội phạm gây ra đối với người bị hại. Hơn nữa người bị hại còn cung cấp các tài liệu chứng cứ để chứng minh tội phạm. Từ đó xác định đúng hành vi phạm tội và góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử và giải quyết vụ án quy định về người bị hại vẫn còn một số vướng mắc. Vấn đề này chúng tôi sẽ được nêu ra ở chương 2 của luận văn.

Chương 2:

Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về người bị hại và thực trạng tham gia tố tụng hình sự của người bị hại những năm gần

đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người bị hại trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)