Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 89 - 98)

3.3. Giải pháp cụ thể

3.3.5. Một số kiến nghị khác

Một là việc công khai và minh bạch hóa thông tin. Yêu cầu công khai và minh bạch hoá thông tin đối với doanh nghiệp nói chung còn yếu, nhất là đối với các công ty cổ phần chưa đại chúng và doanh nghiệp nhà nước. Các yêu cầu về công khai hoá thông tin chưa thật đầy đủ và tương thích với thông lệ quốc tế; chưa có cơ chế kiểm tra và giám sát một cách hiệu quả chất lượng của các thông tin được công bố.

Hai là các quy định về doanh nghiệp nhà nước. Một trong số các mục tiêu hàng đầu của Luật Doanh nghiệp năm 2005 là tạo lập khung khổ pháp lý áp dụng thống nhất khung quản trị theo loại hình doanh nghiệp không phân biệt nguồn gốc sở hữu và đồng thời đổi mới cơ chế quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế. Tuy vậy, việc triển khai áp dụng các nguyên tắc mới về quản trị doanh nghiệp nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ. Thực tế nói trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là những vấn đề đặc thù trong quản trị doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Chưa quy định về mục đích hoạt động và giới hạn phạm vị ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với vai trò, chức năng của nhà nước nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

- Chưa quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của Chính phủ nói chung trong vai trò đại diện chủ sở hữu theo ủy quyền của Quốc hội.

- Chưa quy định cụ thể thẩm quyền, cách thức xác định mục tiêu, chỉ tiêu đối với từng doanh nghiệp cụ thể; chưa xác định cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước, v.v...

- Chưa quy định đặc thù trong tổ chức, hoạt động và quy trình ra quyết định đối với hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước và mối quan hệ giữa cơ quan chủ sở hữu nhà nước và người trực tiếp đại diện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp,…

- Chưa quy định yêu cầu tách chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính và các chức năng khác của Nhà nước trong thực hiện quyền chủ sở hữu và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Chưa có quy định về giám sát, đánh giá trong hệ thống đại diện chủ sở hữu: Quốc hội đối với Chính phủ, Chính phủ đối với cơ quan (hay các cơ quan chủ sở hữu), cơ quan chủ sở hữu đối với người đại diện trực tiếp thực hiện quyền chủ sở hữu; nhất là chưa quy định về giám sát, đánh giá trực tiếp, chủ động và thường xuyên của cơ quan chủ sở hữu đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp. Khiếm khuyết nói trên đã góp phần làm cho hoạt động giám sát, đánh giá nội bộ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp trở nên lỏng lẻo và kém hiệu lực.

- Quy định yêu cầu doanh nghiệp nhà nước công khai hóa và minh bạch

hóa tương tự như đối với các doanh nghiệp khác cùng loại cũng đã chứng tỏ chưa phù hợp cả về lý luận và thực tiễn. Công khai hóa và minh bạch hóa

thông tin “dưới chuẩn” đã không phát huy được tác động tích cực của giám sát bên ngoài, giám sát của thị trường, của các nhà đầu tư, khách hàng, đặc biệt là của nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước và cách thức, hiệu quả thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về doanh nghiệp nhà nước cần:

- Xác định rõ vai trò và sứ mệnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước và từng doanh nghiệp nhà nước.

- Xác định nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước trong doanh nghiệp.

- Quy định cụ thể về tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp theo các nguyên tắc: (i) tách biệt việc thực hiện các quyền chủ sở hữu với các chức năng khác của Chính phủ; (ii) thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu một cách độc lập và chuyên trách, tập trung và thống nhất, mỗi doanh nghiệp có một cơ quan đại diện chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội trong việc thực hiện các quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp đó; (iii) không can thiệp và áp đặt mệnh lệnh hành chính vào hoạt động kinh doanh; đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (Điều 172 đến 175 Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014).

- Nguyên tắc quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu là Nhà nước. Ví dụ như tiêu chuẩn về điều kiện người quản lý.

- Quy định về yêu cầu công khai hóa thông tin đối với doanh nghiệp có sở hữu vốn nhà nước, theo đó doanh nghiệp nhà nước sẽ phải công khai hóa thông tin một cách định kỳ và bất thường.

Ba là các quy định về nhóm công ty, cần:

- Xác định rõ khái niệm tập đoàn kinh tế. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Bổ sung quy định về nhóm công ty mẹ - công ty con; cấm các công ty con trong cùng một nhóm công ty không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau, không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật này (Điều 202 Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014).

- Bổ sung quy định nhằm làm rõ hơn cơ cấu và mối quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn và yêu cầu minh bạch hơn đối với tập đoàn kinh tế.

Bốn là các quy định về doanh nghiệp xã hội. Tương tự như nhiều nước khác trong khu vực và thế giới, trong thời gian gần đây ở nước ta số lượng doanh nghiệp xã hội đã ngày càng gia tăng và hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế. Đây là doanh nghiệp mà lợi nhuận thu được chủ yếu dùng để tái đầu tư giải quyết vấn đề xã hội hoặc môi trường. Theo điều tra sơ bộ tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, hiện có khoảng vài trăm doanh nghiệp xã hội hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo nghề, chăm sóc các nhóm người yếu thế, giải quyết các vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường và xóa đói, giảm nghèo, …

Khái niệm doanh nghiệp xã hội tuy còn mới mẻ ở nước ta nhưng đã tồn tại từ lâu ở nhiều nước. Các doanh nghiệp xã hội đang dần chứng tỏ được thế mạnh của mình trong việc khai thác các sáng kiến xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội và môi trường tiềm tàng, tăng cường tính bền vững của các giải pháp xã hội thông qua các nguyên tắc và động lực thị trường. Trên thế giới, nhiều nước đã có sự công nhận chính thức đối với các

doanh nghiệp xã hội và hỗ trợ họ bằng việc xây dựng khung khổ pháp lý và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển. Từ kinh nghiệm quốc tế, điểm chung và khác nhau cơ bản nhất giữa doanh nghiệp xã hội và doanh nghiệp thông thường là doanh nghiệp xã hội kinh doanh để giải quyết vấn đề xã hội, còn doanh nghiệp thông thường là kinh doanh để thu lợi nhuận. Hai doanh nghiệp này có điểm chung là doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Điểm khác nhau là cách thức sử dụng lợi nhuận thu được. Đối với doanh nghiệp thông thường thì lợi nhuận chủ yếu để chia cho cổ đông, đối với doanh nghiệp xã hội thì lợi nhuận để duy trì hoạt động bền vững và tái đầu tư nhằm giải quyết vấn đề xã hội tốt hơn.

Khảo sát thực tế và tham vấn chính sách cho thấy chủ sở hữu, người quản lý và các bên có liên quan đều mong muốn doanh nghiệp xã hội được quy định và thừa nhận về mặt pháp lý; qua đó, có thể có những chính sách phù hợp tạo thuận lợi và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội ở nước ta. Mong muốn nói trên là chính đáng vì nếu được như vậy, doanh nghiệp xã hội ở nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển, trở thành lực lượng bổ sung cho Nhà nước, đồng hành cùng Nhà nước trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường của đất nước. Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp không thể thiếu việc bổ sung khái niệm doanh nghiệp xã hội để luật hóa sự tồn tại nhằm thúc đẩy sự phát triển loại hình doanh nghiệp này như một phương thức mới giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên cần quy định rõ, nhất là về chế độ tổ chức quản trị nội bộ doanh nghiệp, chế độ vốn và tài sản, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác và với các cơ quan hữu quan nhà nước.

Cuối cùng, Nhà nước nên có những biện pháp cụ thể để tăng cường tính thống nhất khi ban hành pháp luật về doanh nghiệp mà một trong những biện pháp đó là cần phải giám sát quy trình lập pháp và lập quy chặt chẽ, trong đó

chú trọng đến việc hạn chế sự xuất hiện các văn bản pháp quy ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, tiến đến việc quyền tự do kinh doanh chỉ có thể bị hạn chế bởi Hiến pháp và các đạo luật được Quốc hội thông qua. Đồng thời, cần tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách bằng cách thiết lập các cơ chế tiếp thu, xử lý ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp và hiệp hội các doanh nghiệp. Chẳng hạn như tổ chức những buổi đối thoại với doanh nghiệp, lắng nghe và sau đó tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp về cơ chế, chính sách pháp luật. Nhà nước có thể thực hiện những hoạt động này bằng cách mở rộng hơn nữa hình thức tổ chức của ban pháp chế các hiệp hội và câu lạc bộ pháp chế. Đây có thể được coi là những cách thức hỗ trợ việc nhận biết nhu cầu điều chỉnh của pháp luật để đạt được sự thống nhất toàn diện trong những quy định pháp luật về doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu tất yếu và cấp thiết của thực tiễn hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về doanh nghiệp. Việc nghiên cứu để khắc phục các hạn chế, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết và tất yếu khách quan ở Việt Nam hiện nay, bắt nguồn từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tể. Việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp cần dựa trên những quan điểm chỉ đạo thống nhất và có những giải pháp cụ thể, khoa học, với một lộ trình hợp lý.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài luận văn “Hoàn thiện pháp luật về doanh

nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác

giả đã đạt được những kết quả sau:

- Luận văn đã trình bày đầy đủ cơ sở lý luận về doanh nghiệp và pháp

luật về doanh nghiệp, đặc biệt xác định rõ khái niệm, nội dung và vai trò của pháp luật về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tể.

- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

- Luận văn đã nêu lên những thực tiễn thực hiện pháp luật về doanh nghiệp, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.

- Trên cơ sở tính cấp thiết của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng và thực thi pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội hiện nay tại Việt Nam.

Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 đang được trình Quốc hội để tiếp tục xem xét, lấy ý kiến hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp.

2. Bộ Kế hoạch đầu tư (2014), Tờ trình số 166/TTr-CP ngày 22/5/2014 về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp.

5. Chính phủ (2010), Nghị định số102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010

hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

6. Dương Đức Chính (2014), “Một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau

trong Dự thảo Luật Hợp tác xã”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 01/2013.

7. Công ty tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo toàn cầu về môi trường kinh doanh 2006.

8. Bùi Ngọc Cường (2004), “Bàn về tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học số 6/2004.

9. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh và

pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Phạm Xuân Đương (2014), “Công nghiệp hóa hiện đại, bước chuyển quan trọng đưa nước ra sớm trở thành nước công nghiệp”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam tháng 03/2014.

11. Võ Thành Hiệu (1997), “Nên có đạo luật chung cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh”, Tạp chí Tài chính số 11/1997.

12. Cao Bá Khoát (2013), Báo cáo rà soát Luật Doanh nghiệp 2005.

13. Lê Tuấn Minh (2013), “Luật Doanh nghiệp năm 2005: Cần sửa đổi theo

hướng nào?”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 5/2013.

14. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp Nhà nước số 14/2003/QH11 ngày

26/11/năm 2003.

15. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày

29/11/2005.

16. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 71/2006 ngày 29/11/2006 về việc phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

17. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 10/2007 ngày 23/01/2007 về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Doanh nghiệp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Lưu Ngọc Trịnh và Trần Thị Lan Hương (2007), "Hội nhập đa tuyến: Kinh nghiệm của Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Chính trị Thế giới số 11/2007.

20. Website

http://luatminhkhue.vn/lao-dong_1/cai-cach-hanh-chinh-va-xay-dung-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)