Quốc triều hình luật có những quy định mang tính nhân văn sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Đặc trƣng của Quốc triều hình luật trên phƣơng diện lập pháp

1.3.6. Quốc triều hình luật có những quy định mang tính nhân văn sâu

Một trong số những quan niệm chủ đạo của ngƣời Việt xƣa là trọng già, quý trẻ. Vì vậy, Quốc triều hình luật đã áp dụng một số chế độ riêng cho

hai đối tƣợng này. Chẳng hạn: ngƣời già trên 70 tuổi, trẻ em dƣới 15 tuổi nếu phạm tội thì không đƣợc tra tấn (Điều 665) và nếu phạm tội từ lƣu đày trở xuống thì cho chuộc tội bằng tiền; ngƣời từ 80 tuổi trở lên, trẻ em từ 10 tuổi trở xuống phạm tội phản nghịch, giết ngƣời đáng tội chết thì tâu lên vua để xét định, nếu ăn trộm và đánh ngƣời bị thƣơng thì cho chuộc tội bằng tiền, nếu phạm các tội khác thì đƣợc tha; ngƣời trên 90 tuổi và trẻ em dƣới 7 tuổi dù phạm tội tử hình cũng không hành hình (Điều 16). Đối với những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn nhƣ cô quả, tàn tật, ốm đau, nghèo túng…, nhà nƣớc cũng yêu cầu quan lại các địa phƣơng và mọi ngƣời đều phải quan tâm giúp đỡ. Điều 294 – Quốc triều hình luật quy định: “Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở đường xá, cầu, điếm, chùa, quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà giữ gìn, chăm sóc và cho họ cơm cháo, thuốc men…Nếu trái lệnh này thì quan phường xã phải tội biếm hay bãi chức”. Điều 295 quy định: “Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi, tàn tật nặng không nơi nương tựa thì quan sở tại phải thu nuôi, nếu bỏ rơi thì bị đánh 50 roi, biếm 1 tư”.

Ngoài ra, mặc dù chịu nhiều ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trọng nam, khinh nữ nhƣng pháp luật triều Lê vẫn có những quy định chú ý phần nào đến quyền lợi của ngƣời phụ nữ. Trong Quốc triều hình luật có 5 điều luật bảo vệ quyền lợi của ngƣời phụ nữ mà trong các bộ luật phƣơng Đông đƣơng thời không có. Theo những điều luật này, ngƣời con gái đƣợc quyền chia tài sản nhƣ con trai (Điều 388), trƣờng hợp gia đình không có con trai, con gái trƣởng đƣợc quyền thừa kế hƣơng hỏa (Điều 391), khi gia đình phải phân chia tài sản thì tài sản do hai vợ chồng gây dựng nên đƣợc chia đôi (Điều 374, 375) và trƣờng hợp ngƣời chồng ruồng bỏ không đi lại với vợ trong 5 tháng thì ngƣời vợ có quyền bỏ chồng (Điều 308).

Quốc triều hình luật cũng có những quy định đề cao và bảo vệ những giá trị đạo đức tốt đẹp của con ngƣời nhƣ: lòng nhân ái, vị tha, quan hệ thầy trò, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, sự chung thủy trong quan hệ vợ chồng…Quốc triều hình luật có quy định cho phép và khuyến khích con cháu có thể chịu tội những hình phạt nhẹ thay cho ông bà, cha mẹ (Điều 38). Để bảo vệ truyền thống tôn sự trọng đạo, Điều 489 Quốc triều hình luật quy định, học trò đánh hay lăng mạ thầy thì bị xử nặng hơn tội đánh hay lăng mạ ngƣời thƣờng ba bậc. Để đề cao sự chung thủy, những hành vi quan hệ hôn nhân bất chính đều bị nghiêm cấm và xử rất nặng. Theo Điều 401 Quốc triều hình luật, đàn ông gian dâm với vợ ngƣời khác thì xử tội lƣu hay tội chết, phụ nữ phạm tội thì bị xử tội lƣu, điền sản trả lại cho ngƣời chồng. Ngoài ra, Quốc triều hình luật còn có những quy định khoan hồng cho kẻ phạm tội nhƣng ra đầu thú, ân xá cho những phạm nhân biết ăn năn hối cải. Đó cũng là biểu hiện rõ nét lòng vị tha của dân tộc Việt Nam.

Quốc triều hình luật là thành tựu nổi bật về mặt lập pháp của Việt Nam trong thế kỷ XV. Tuy chịu ảnh hƣởng của luật nhà Đƣờng Trung Quốc nhƣng Quốc triều hình luật vẫn có nhiều nét đặc sắc và tiến bộ cả về mặt nội dung lẫn kỹ thuật lập pháp, với nhiều điểm mới chƣa từng có trong các bộ luật phong kiến Trung Quốc. Từ thế kỷ XV cho đến đầu thế kỷ thứ XIX, các nƣớc trong vùng Đông Nam Á cũng chƣa từng có bộ luật nào có thể sánh đƣợc với Quốc triều hình luật [24, tr. 111].

Nghiên cứu về Quốc triều hình luật, chúng ta có quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trƣớc đây đã dành nhiều công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành. Từ quá trình xây dựng Bộ luật, nhất là những nguyên tắc và nội dung của bộ luật này, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học và kinh nghiệm rất bổ ích cho công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các hoạt động lập pháp hiện nay. Dĩ nhiên, đất nƣớc và thế giới đã

thay đổi nhiều, nhƣng nguyên lý coi trọng vai trò của pháp luật và tinh thần lập pháp một mặt xuất phát từ thực tế xã hội Việt Nam với tất cả những đặc điểm lịch sử, văn hóa và những giá trị truyền thống của dân tộc, kết hợp tham khảo, vận dụng sáng tạo những thành tựu của các nƣớc văn minh, vẫn luôn luôn có giá trị đối với sự nghiệp lập pháp và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của chúng ta hiện nay.

CHƢƠNG 2: KỸ THUẬT LẬP PHÁP CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật lập pháp trong quốc triều hình luật (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)