Các văn bản tố tụng phải đƣợc cấp,tống đạt, thông báo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 48 - 56)

e. Tống đạt thông qua mạng xã hội truyền thông và phương tiện điện tử

2.1. Các văn bản tố tụng phải đƣợc cấp,tống đạt, thông báo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm

TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ

2.1. Các văn bản tố tụng phải đƣợc cấp, tống đạt, thông báo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2.1.1.Văn bản tố tụng dân sự do Tòa án cấp, tống đạt, thông báo

Có thể thấy rằng Điều 171 BLTTDS năm 2015 đã liệt kê cụ thể một số loại văn bản tố tụng, giấy tờ do Tòa án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo. Ngoài ra tại khoản 5 của Điều luật này còn có quy định mang tính chất mở, đó là “các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định”. Sở dĩ các nhà lập pháp đƣa ra điều luật này là do trong quá trình thực hiện các giai đoạn, thủ tục tố tụng dân sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải ban hành

đủ để có bao quát hết cũng nhƣ làm giới hạn phạm vi văn bản tố tụng mà cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành. Khoản 5 điều luật quy định mở sẽ góp phần hạn chế đƣợc tính lạc hậu của quy phạm, đồng thời đáp ứng nhu cầu bổ sung các văn bản tố tụng trong tƣơng lai một cách dễ dàng và khoa học. Trên thực tế, các loại văn bản tố tụng do Tòa án ban hành bao gồm:

- Các bản án: đây là văn bản tố tụng thể hiện kết quả xét xử của Tòa án về một vụ việc dân sự. Trong bản án phải nêu rõ: thời gian mở phiên tòa, thành phần HĐXX, các bên tham gia tố tụng, nội dung sự việc, nhận định và quyết định của Tòa án. Thông thƣờng nếu phân loại theo cấp xét xử thì bản án có hai loại là bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm.

- Trích lục bản án: là sao chép lại nguyên văn những nội dung cần thiết trong bản án theo quy định của pháp luật (thông thƣờng nội dung sao chép là phần quyết định trong bản án). Trích lục chỉ có giá trị pháp lý khi đƣợc cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền chứng thực. Theo quy định của pháp luật, sau khi tuyên án, Tòa án phải cấp trích lục bản án cho đƣơng sự, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ khi có yêu cầu. Ngoài ra Tòa án cũng có thể cấp trích lục bản án cho cơ quan, cá nhân khác nếu có yêu cầu nếu xét thấy việc cấp trích lục bản án là cần thiết để có cơ sở giải quyết những việc có liên quan đến vụ án.

- Các loại quyết định nhƣ: Quyết định đƣa vụ án ra xét xử; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đƣơng sự; Quyết định chuyển vụ án; Quyết định định giá tài sản; Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ; Quyết định thay đổi, áp dụng, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định giải quyết việc dân sự; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm... Trong đó, Quyết định của tòa án là văn bản tố tụng dân sự thể hiện nhận định và ý chí của Tòa án về một vấn đề cụ thể đang đƣợc xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự;

đƣợc áp dụng một lần với một hay một số ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng, ngƣời có liên quan.

- Các loại thông báo nhƣ: Thông báo yêu cầu bổ sung đơn khởi kiện;

Thông báo trả lại đơn khởi kiện; Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí định giá, giám định; Thông báo thụ lý vụ án; Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải; Thông báo thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa; Thông báo về việc kháng cáo; Thông báo về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo kháng nghị phúc thẩm ... Việc ban hành các thông báo này nhằm truyền tải thông tin đến ngƣời nhận, báo cho đƣơng sự, những ngƣời tham gia tố tụng đƣợc biết nội dung chính mà Toà án sẽ tiến hành làm việc để giải quyết vụ việc cụ thể nào đó.

- Các loại giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự. Đây là các văn bản tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án ban hành; đƣợc cấp, tống đạt hoặc thông báo đến ngƣời tham gia tố tụng, ngƣời có liên quan để biết và thực hiện. Giữa các văn bản này khác nhau ở điểm:

+ Đối với giấy báo, đây là văn bản tố tụng mang tính chất truyền tải thông tin từ cơ quan tiến hành tố tụng,cơ quan thi hành án đến ngƣời tiếp nhận để họ đƣợc biết và sử dụng các thông tin đó. Các loại giấy báo nhƣ: giấy báo nhận đơn, giáo báo đƣơng sự tham gia phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải…

+ Giấy triệu tập là văn bản tố tụng mang tính cƣỡng chế, buộc ngƣời tiếp nhận phải thực hiện đúng theo nội dung văn bản. Trƣờng hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải các chế tài hành chính hoặc nặng nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào tính chất, mức độ cụ thể của hành vi. Các loại giấy triệu tập nhƣ: Giấy triệu tập lấy lời khai, Giấy triệu tập tham gia hòa giải, Giấy triệu tập tham gia phiên toà xét xử...

+ Giấy mời đƣợc coi là văn bản tố tụng dễ chịu hơn giấy triệu tập. Đây là lời mời từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THA đề nghị ngƣời tiếp nhận cùng hợp tác giải quyết vụ việc dân sự hoặc thi hành án dân sự. Với văn bản tố tụng này, ngƣời tiếp nhận có quyền từ chối và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Các loại giấy mời nhƣ: Giấy mời Hội thẩm nhân dân, Giấy mời Kiểm sát viên tham gia phiên toà; Giấy mời tham gia định giá tài sản.

- Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo. Trong đó: đơn khởi kiện là văn bản tố tụng do cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi một hoặc nhiều chủ thể khác hay ngƣời đại diện hợp pháp của họ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó. Quy định về đơn khởi kiện đƣợc quy định tại các Điều 189, 190 BLTTDS. Còn đơn kháng cáo là văn bản tố tụng do đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đang còn trong thời gian kháng cáo. Đơn kháng cáo hợp lệ là đơn đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 272 BLTTDS năm 2015.

- Giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Mục đích của loại văn bản này là nhằm xác nhận sự việc đƣơng sự đã nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đơn đề nghị tại cơ quan Toà án cùng với các giấy tờ, tài liệu kèm theo để làm căn cứ cho yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự của họ. Trong nội dung của giấy xác nhận, thông thƣờng Toà án cũng nêu rõ thời gian, địa điểm mà đƣơng sự có thể đến nhận kết quả trả lời đơn.

- Các loại biên bản nhƣ: biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp,

tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, biên bản phiên toà, biên bản hòa giải thành, biên bản về việc giao nhận chứng cứ, biên bản làm việc, biên bản xác minh, biên bản lấy lời khai... Bằng việc lập biên bản, thẩm phán hoặc thƣ ký

ghi chép lại những sự việc thực tế đã và đang xảy ra trong quá trình giải quyết vụ việc, các biên bản này sẽ đƣợc lƣu vào hồ sơ vụ án và sử dụng chúng để làm căn cứ chứng minh cho việc thực hiện các thủ tục tố tụng theo trình tự luật định. BLTTDS năm 2015 cũng đƣa ra quy định cụ thể về thẩm quyền, nội dung, hình thức đối với việc lập biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải; biên bản phiên toà tại Điều 211 và Điều 236. Bởi đây là 2 loại văn bản quan trọng trong việc đánh giá sự thật khách quan của vụ việc, là căn cứ để thẩm phán ra các quyết định theo đúng quy định pháp luật.

Trong quá trình áp dụng pháp luật, để soạn thảo và ban hành đúng, thống nhất các văn bản tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Toà án, ngày 13/01/2017 Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành 93 biểu mẫu trong TTDS, đƣợc quy định rõ tại Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2017). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, giúp cho các cơ quan tố tụng khỏi lúng túng trong việc ban hành VBTTDS theo thẩm quyền.

Tùy từng loại văn bản tố tụng khác nhau mà thời hạn thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là khác nhau. Tại Điều 269 BLTTDS năm 2015 thì các đƣơng sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện đƣợc Toà án cấp trích lục bản án trong thời hạn 03 ngày làm việc ngày kết thúc phiên toà. Đối với Thông báo về việc thụ lý vụ án phải đƣợc thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các loại Quyết định nhƣ: Quyết định đƣa vụ án ra xét xử phải đƣợc gửi cho đƣơng sự và VKS cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định (Điều 220); Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án phải đƣợc cấp cho đƣơng sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và VKS cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định (khoản 2 Điều 214, khoản

3 Điều 217); Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự phải đƣợc gửi cho đƣơng sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và VKS cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn (Điều 216). Đối với đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho VKS cùng cấp và đƣơng sự có liên quan đến kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà ngƣời kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo sau khi nhận đƣợc đơn kháng cáo hợp lệ (Điều 277).

2.1.2.Văn bản tố tụng dân sự do Viện kiểm sát cấp, tống đạt, thông báo

Theo quy định của BLTTDS, đối tƣợng văn bản đƣợc VKS thông báo bao gồm:

- Quyết định kháng nghị (Điều 281)

Quyết định kháng nghị là văn bản tố tụng do VKS cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm hoặc VKS cấp trên trực tiếp, yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã ban hành theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. VKS ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đƣơng sự có liên quan đến kháng nghị đƣợc biết (khoản 1 Điều 281 BLTTDS năm 2015).

- Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 331, 336)

Giám đốc thẩm là việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhƣng bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 336 BLTTDS năm 2015 thì ngay sau khi ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, VKS phải gửi ngay quyết định đó cho Toà án đã ra bản án, quyết định; các đƣơng sự; cơ quan THADS; ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định cụ thể thời gian VKS phải gửi quyết định cho đƣơng sự và các cơ quan có thẩm quyền theo luật

định mà chỉ quy định chung chung rằng “phải gửi ngay” (tƣơng tự quy định tại khoản 1 Điều 281). Điều này sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình áp dụng pháp luật cũng nhƣ trong việc xác định thời điểm mà VKS thực hiện hoạt động cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS.

- Quyết định kháng nghị tái thẩm (Điều 354)

Tái thẩm là việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhƣng bị kháng nghị do phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án không biết đƣợc khi ra bản án, quyết định đó. Theo quy định tại Điều 357 BLTTDS năm 2015 thì “các quy định khác về thủ tục tái thẩm đƣợc thực hiện nhƣ các quy định về thủ tục giám đốc thẩm”. Do vậy quyết định kháng nghị tái thẩm cũng là VBTTDS mà Viện kiểm sát thực hiện cấp, tống đạt, thông báo. Sau khi nhận đƣợc quyết định, bản án của Tòa án, nếu có căn cứ kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm thì trong thời hạn luật định, VKS phải thông báo quyết định kháng nghị cho Tòa án có thẩm quyền và các đƣơng sự có liên quan trong vụ án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 269 BLTTDS năm 2015 thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đƣơng sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và VKS cùng cấp. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 01 tháng kể từ ngày tuyên án (Điều 280). Việc quy định về thời hạn kháng nghị nhƣ trên trên thực thế còn tồn tại một số bất cập bởi liên hệ với Điều 269 ta có thể thấy thời hạn gửi hoặc chuyển giao Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm cho VKS cùng cấp là 10 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong trƣờng hợp sau khi tuyên án, Tòa án không gửi ngay Bản án cho VKS mà đến hạn vào ngày thứ 10 theo quy định Tòa án mới gửi Bản án cho VKS, nhƣ vậy, VKS chỉ còn lại 05 ngày để xem xét bản án và ra quyết định kháng nghị, thậm chí thời hạn này sẽ chỉ còn lại là 03 ngày nếu nhƣ ngày thứ 10 Tòa

án gửi Bản án cho VKS nhƣng lại là ngày thứ sáu trong tuần (vì VKS sẽ mất thêm 2 ngày nghỉ vào thứ 7 và chủ nhật). Nhƣ vậy việc xem xét, đánh giá bản án, quyết định của Toà án để từ đó VKS đƣa ra quyết định kháng nghị sẽ không đƣợc đảm bảo về mặt thời gian nghiên cứu để có thể đánh giá một cách toàn diện, khách quan.

2.1.3.Văn bản tố tụng dân sự do cơ quan Thi hành án dân sự cấp, tống đạt, thông báo

Nếu BLTTDS dành hẳn 1 chƣơng để quy định về cả 3 hoạt động cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS thì Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 lại chỉ tập trung quy định về hoạt động thông báo văn bản với 05 điều luật. Hiện nay, thông báo về thi hành án dân sự đƣợc quy định cụ thể tại Điều 39 đến Điều 43 Luật Thi hành án dân sự, Điều 2 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2015 của Bộ Tƣ pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, Quy trình tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 273/QĐ- TCTHADS ngày 22/02/2017 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thi hành án dân sự, với nhiều công việc phải thực hiện thông báo nhƣ: thông báo cƣỡng chế thi hành án, thông báo về việc kê biên tài sản, thông báo bán đấu giá tài sản (kể cả thông báo đấu giá quyền sử dụng đất), thông báo về việc giao nhận tài sản (theo văn bản bán đấu giá hoặc biên bản thoả thuận của đƣơng sự), thông báo về việc giải toả kê biên tài sản (theo Điều 105 Luật Thi hành án dân sự), thông báo về việc nhận tiền, tài sản… nhằm đảm bảo các quyền của đƣơng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)