Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp trên biển đông theo phương thức phi tài phán (Trang 88 - 92)

3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh

3.2.1. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên

Biển Đông thông qua thương lượng, đàm phán

Các hiệp định mà Việt Nam đã kí kết với các nước trong khu vực liên quan đến phân định biển như: Hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia (1982), Hiệp định về phân định ranh giới trên biển với Thái Lan (1997), Thỏa thuận về hợp tác khai thác chung, Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc bộ, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc (2000) và Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a,… là những kết quả cụ thể mà Việt Nam đạt được trong việc giải quyết tranh chấp phân định biển thông qua thương lượng, đàm phán. Và có thể khẳng định, Việt Nam là một trong các quốc gia có nhiều hiệp định khai thác chung nhất trên thế giới [32].

Các hiệp định đều được kí kết trên cơ sở thỏa thuận của Việt Nam với các nước, và cũng bởi sự linh hoạt trong quá trình đàm phán, đôi khi cần sự nhân nhượng của mỗi bên nên mỗi hiệp định đều có những điểm được và những hạn chế cần khắc phục. Ví dụ như: Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2000 còn nhiều ý kiến trái chiều song việc ký Hiệp định ở thời điểm đó đã mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Lần đầu tiên, sau 27 năm tranh chấp Việt - Trung Quốc có một đường biên giới trên biển rõ ràng, bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ có giá trị quốc tế. Hai bên cùng thoả thuận dựa theo nguyên tắc do Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định. Hay như, Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc xác định rõ phạm vi, tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho mỗi nước tiến hành bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì ổn định, tăng cường tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước. Trong quá trình đàm phán, hai

bên đã vận dụng các nguyên tắc như sau để giải quyết: căn cứ vào các quy định tại Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 cũng như các nguyên tắc luật pháp quốc tế và tập quán được công nhận rộng rãi; hai bên tính đến các đặc thù của Vịnh Bắc Bộ như sự hiện diện của các đảo, chiều dài bờ biển...; việc giải quyết vấn đề phân định phải xuất phát từ thực trạng cũng như nhu cầu phát triển quan hệ giữa hai nước; bảo đảm nguyên tắc công bằng và chiếu cố lợi ích của nhau.

Có thể nói, các hiệp định phân định lãnh thổ trên biển đã được ký kết đóng góp những giá trị nhất định cho luật pháp và thực tiễn trong việc phân định ranh giới biển nói chung và ranh giới biển trong vịnh nói riêng, phù hợp với nguyên tắc phân định ranh giới các vùng biển, thềm lục địa chồng lấn giữa các quốc gia ven biển nằm đối diện hoặc kế cận mà Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 đã quy định. Chính việc thương lượng, đàm phán và ký kết các hiệp định trên đã làm dày thêm kinh nghiệm cho Việt Nam để ký kết các hiệp định phân định biển cũng như khai thác chung về sau này, đó là:

Thứ nhất, việc giải quyết vấn đề phân định phải xuất phát từ thực trạng cũng như nhu cầu phát triển quan hệ giữa hai nước, việc xác lập ranh giới trong các hiệp định của mỗi bên và có tính đến các hoàn cảnh hữu quan như vị trí, địa lý của các đảo, các cửa sông, luồng hàng hải, tình trạng tài nguyên, truyền thống đánh bắt của ngư dân các bên mà không được trái luật pháp và thực tiễn quốc tế trong đó có Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982… Đặc biệt, hai bên tranh chấp có thể tiến hành hợp tác khai thác chung với quốc gia khác ngay cả những khu vực không phải là vùng chồng lấn nếu các hoàn cảnh kinh tế, kỹ thuật cho phép.

Thứ hai, khi ký kết các Hiệp định khai thác chung, việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong khai thác chung cần phải rõ ràng, cụ thể cũng

như có quy định về số lượng tàu thuyền, sản lượng đánh bắt tối đa của các bên cũng cần được xác định cụ thể để dễ dàng thực thi Hiệp định. Các bên cũng cần đàm phán, thương lượng để quy định rõ ràng hơn về việc nghiên cứu, trao đổi các thông tin về tình hình tài nguyên thủy sản và tình hình khai thác thủy sản trong khu vực khai thác chung cũng như vấn đề quản lý, bảo tồn các đàn cá di cư, đàn cá xuyên biên giới. Đây là vấn đề không thể không đề cập trong các thoả thuận hợp tác nghề cá, thông qua việc nghiên cứu, trao đổi này, các bên có thể nắm rõ hơn tình trạng tài nguyên thủy sản cũng như tình hình đánh bắt trong vùng. Từ đó có biện pháp quản lý, bảo tồn thích hợp, góp phần tích cực vào ngăn chặn các tranh chấp về đánh bắt cá và sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên của Biển,…

Tóm lại, ở từng hiệp định mà Việt Nam đã ký kết đều để lại những bài học kinh nghiệm nhất định, song để việc đàm phán phân định biển nói chung mang lại hiệu quả thì Việt Nam cần chú ý các vấn đề sau:

Một là, cần tôn trọng các nguyên tắc, tuân thủ quy định của pháp luật

quốc tế một các đúng đắn, phù hợp dù muốn hay không, luật pháp hiện hành đóng vai trò chi phối trong việc giải quyết vấn đề phân định ranh giới biển là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là một bài học quan trọng đã được Đại sứ ArifHavas Oegroseno, nguyên vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ ngoại giao In-đô-nê-xi-a và hiện là Đại sứ của In-đô-nê-xi-a tại Bỉ rút ra từ kinh nghiệm giải quyết thông qua quá trình đàm phán để phân định biển giữa In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin để đi đến một kết quả cuối cùng là Hiệp định phân định biển giữa hai quốc gia được ký kết vào ngày 23/5/2010.

Hai là, việc thương lượng, đàm phán cần được tiến hành hết sức linh

hoạt dựa trên điều kiện thực tế của việc giải quyết tranh chấp, không nên giữ quan điểm cứng nhắc. Trong các cuộc đàm phán, thương lượng, trung gian hay hòa giải để tiến tới giải pháp phân định cuối cùng, nếu cần thiết và dựa

trên sự đồng ý của các bên, Việt Nam có thể cùng các nước lựa chọn tiến hành các biện pháp tạm thời theo tinh thần của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Điều 74 về hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau và Điều 83 về hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau.

Ba là, vận dụng và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ việc phân định

biển của các nước khác, cần phải nhận rõ những thách thức, nắm bắt đúng thời cơ để vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại.

Bốn là, khẩn trương nhưng không chủ quan, nóng vội trong đàm phán,

thương lượng phân định biển để có thể tận dụng hết mọi khả năng cũng như cơ hội mà mình có được.

Năm là, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo

cấp cao cũng như các cấp của hai nước, tăng cường mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau để có thể thông cảm và tạo điều kiện thuận lợi cùng nhau đi đến thống nhất chung.

Sáu là, tích cực tham gia vào các vòng đàm phán song phương cũng

như đa phương để tìm kiếm các giải pháp hòa bình giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Bảy là, do hoàn cảnh hiện nay các nước khu vực Biển Đông đều có lợi

ích từ vùng biển này nên trong đàm phán, thương lượng cần biết cân đối lợi ích giữa các bên để có thể đem đến một sự công bằng tương đối cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia mình.

Tám là, trong đàm phán, thương lượng Việt Nam cần có lập trường

vững vàng cũng như thái độ rõ ràng, dứt khoát để kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia.

Chín là, Việt Nam cần thỏa thuận các điều khoản là chế tài ràng buộc nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia ký kết nhằm giúp các điều ước đó thực hiện và có ý nghĩa cũng như giá trị thật sự trên thực tế.

Và đặc biệt là, Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ thương lượng, đàm phán,

nhất là hồ sơ pháp lý một cách đầy đủ, chặt chẽ, khách quan, khoa học… nhằm có đủ luận cứ, luận chứng để bảo vệ các quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu sách sai trái của đối phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp trên biển đông theo phương thức phi tài phán (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)