Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với chƣơng trình máy tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 59)

Quyền SHTT nói chung và QTG đối với CTMT nói riêng được ví von như một sự cam kết của Nhà nước để dung hòa giữa quyền lợi của chủ thể quyền SHTT và nhu cầu tiếp cận của xã hội đối với các tài sản trí tuệ đó. Bản thân chủ thể quyền SHTT bao giờ cũng mong muốn các thành quả lao động trí tuệ của mình được bảo vệ tối đa, và nghiêm cấm việc sử dụng khai thác ngoài ý chí, ngược lại, số đông còn lại trong xã hội thì mong muốn được sử dụng, hưởng thụ, cải tiến các sản phẩm trí tuệ đó một cách dễ dàng và miễn phí. Do vậy pháp luật quy định một giới hạn về việc bảo hộ là cần thiết để công chúng có thể tự do tiếp cận và trao đổi các CTMT để tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện sau khi hết thời gian bảo hộ… Đó cũng là một phương pháp để duy trì sự tồn tại CTMT theo thời gian. Theo Điều 27 Luật SHTT 2005 thời hạn bảo hộ QTG đối với CTMT gồm thời hạn bảo hộ quyền nhân thân và thời hạn bảo hộ quyền tài sản.

- Thời hạn bảo hộ đối với quyền nhân thân: Cũng giống như các tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học khác, thời hạn bảo hộ quyền nhân thân đối với CTMT là vô hạn vì quyền nhân thân là quyền đặc biệt, không thể trao cho người khác (trừ quyền công bố), nó là quyền đặc thù gắn liền với mỗi cá nhân do vậy thời hạn bảo hộ quyền nhân thân đối với CTMT là vô thời hạn (khoản 2 Điều 27).

- Thời hạn bảo hộ đối với quyền tài sản: Theo khoản 2 Điều 27 Luật SHTT đã được sửa đổi bổ sung 2009 thì thời hạn bảo hộ CTMT là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ QTG.

Như vậy, nếu hết thời hạn này thì CTMT sẽ thuộc về công chúng, tất cả mọi người ai cũng có thể sử dụng mà không cần thực hiện các nghĩa vụ về tài sản đối với Chủ sở hữu QTG đối với CTMT đó nhưng trong quá trình sử dụng, người sử dụng vẫn phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta thấy rằng, trong thời đại công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh như hiện nay thì việc quy định thời hạn bảo hộ QTG đối với các CTMT là suốt đời và 50 năm sau khi tác giả chết dường như là một khoản thời gian quá dài và không cần thiết bởi sự thay đổi thường xuyên của công nghệ khoa học hiện đại ngày một nhanh đòi hỏi cần phải thường xuyên nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng và phù hợp với các thiết bị công nghệ số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)