Xây dựng hệ thống tƣ pháp thân thiện với ngƣời chƣa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên (Trang 96 - 105)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC BẢO ĐẢM CHỨC NĂNG CỦA

3.2.5. Xây dựng hệ thống tƣ pháp thân thiện với ngƣời chƣa thành niên

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc xây dựng hệ thống tƣ pháp thân thiện với NCTN ở nƣớc ta đó là: Quan điểm thứ nhất cho rằng chỉ nên thành lập các bộ phận chuyên trách về điều tra, truy tố, xét xử ngƣời chƣa thành niên trực thuộc CQĐT, VKS, Tòa án. Quan điểm thứ hai cho rằng: Trong điều kiện kinh tế - xã hội của nƣớc ta hiện nay, đặc biệt là công tác cán bộ còn nhiều hạn chế thì việc thành lập một hệ thống tƣ pháp thân thiện với ngƣời chƣa thành niên là không thể thực hiện ngay đƣợc. Do vậy, giải pháp tình thế và cũng là giải pháp tốt nhất bây giờ là cần mở ngay những lớp đào tạo nâng cao kiến thức về khoa học giáo dục, tâm sinh lý của ngƣời chƣa thành niên cho những ngƣời tiến hành tố tụng. Quan điểm thứ ba cho rằng: Cần thiết phải thành lập riêng một hệ thống tƣ pháp riêng dành cho NCTN gọi là hệ thống tƣ pháp thân thiện với ngƣời chƣa thành niên. Đây là một hệ thống các cơ quan tƣ pháp đƣợc thiết kế phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của NCTN, chú trọng và đáp ứng đƣợc những nhu cầu đặc thù của lứa tuổi.

Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng một hệ thống tƣ pháp thân thiện với NCTN là một việc hết sức cần thiết hiện nay. Tuy nhiên đây là một vấn đề phức tạp, phải có một quá trình nghiên cứu kỹ lƣỡng công phu mới có thể đƣa ra một mô hình phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội ở nƣớc ta. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với mục đích về sự cần thiết thành lập hệ thống tƣ pháp thân

thiện với ngƣời chƣa thành niên mà quan điểm thứ ba đã đề cập đến. Chúng tôi cho rằng, việc xây dựng một hệ thống tƣ pháp thân thiện với NCTN không phải là chúng ta phủ định hệ thống hiện có của chúng ta, mà là kế thừa chủ trƣơng bảo vệ, chăm sóc đặc biệt đối với NCTN phạm tội và trẻ em là nạn nhân của tội phạm trong hệ thống pháp luật hiện hành và tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp những quy định này sao cho bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền của trẻ em, đáp ứng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Ban đầu việc xây dựng hệ thống này có thể gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, tổ chức... song với tình hình tội phạm do NCTN thực hiện ngày một gia tăng nhƣ hiện nay thì việc từng bƣớc xây dựng hệ thống tƣ pháp thân thiện với NCTN là càng sớm càng tốt. Bởi các bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên là những ngƣời có đặc điểm tâm - sinh lý đặc biệt, nên nếu đƣợc cảm hóa, giáo dục các em sẽ sớm trở thành những ngƣời công dân có ích cho xã hội. Theo chúng tôi, hệ thống tƣ pháp thân thiện với NCTN cần đƣợc xây dựng nhƣ sau:

- Tuyển chọn để đào tạo riêng một đội ngũ ĐTV, KSV, thẩm phán về tâm - sinh lý, khoa học giáo dục NCTN bên cạnh việc đào tạo về mặt luật học. - Đối với CQĐT, VKS: cách sắp xếp, trang trí phòng hỏi cung đối với trẻ em, NCTN phạm tội theo hƣớng thân thiện hơn; “Do NCTN còn non nớt, chƣa trƣởng thành nên rất dễ bị ảnh hƣởng bởi các tiến trình tố tụng, vì vậy KSV cần có những biện pháp và kỹ năng đặc biệt, để vừa đảm bảo lợi ích của NCTN vừa đảm bảo tiến trình tố tụng hình sự công bằng và hiệu quả. Khi tiếp xúc làm việc với NCTN phạm tội, KSV không nên “thể hiện” quyền lực, vì họ dễ bị mất bình tĩnh sẽ khai báo lộn xộn, thậm chí có thể thú tội giả do bị áp lực khi KSV thể hiện quyền lực, điều này cần phải tránh tối đa. Do đó, KSV cần xây dựng mối quan hệ ngay từ lần đầu khi làm việc với NCTN phạm tội, cần sử dụng giọng nói sao cho đối tƣợng cảm thấy thân thiện, thoải mái và bắt đầu buổi làm việc bằng một cuộc nói chuyện ngắn, gợi mở những điểm chung

giữa KSV và NCTN phạm tội (nhƣ cả hai chúng ta cùng quê quán, cùng thích một môn thể thao…) và hiểu rõ về các mối quan hệ của NCTN phạm tội (nhƣ quan hệ gia đình, làng xóm, bạn bè…) để giúp cho họ chấp nhận và tự nguyện cho buổi làm việc với tinh thần cởi mở, từ đó sẽ trình bày những suy nghĩ, tâm tƣ tình cảm của mình” [33, tr.18].

- “Phòng xử án đƣợc trang trí đảm bảo tính thân thiện để tránh cho NCTN bị ám ảnh quá nhiều bởi hành vi trái pháp luật của mình, bố trí các đồ đạc để các bên ngồi ngang bằng nhau xung quanh một cái bàn, bỏ “vành móng ngựa”; tất cả các bên đều mặc quần áo bình thƣờng; cấm không sử dụng còng tay hoặc phƣơng tiện hạn chế khác ở phòng xử án; cho phép NCTN ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sƣ của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành thẩm vấn; yêu cầu thẩm phán giải thích quy trình tố tụng cho NCTN ngay khi bắt đầu xét xử và giải thích đầy đủ hành vi phạm tội của bị cáo bằng ngôn ngữ đơn giản; bảo đảm rằng, tại mọi thời điểm, NCTN đƣợc hỏi, giải thích, đối đáp bằng ngôn ngữ mà ngƣời đó hiểu; bảo đảm việc giải thích thƣờng xuyên cho NCTN trong suốt quá trình xét xử; không cho phép công chúng tham dự khi xét xử, không xử lƣu động các vụ án có liên quan đến NCTN phạm tội, hoặc ngƣời bị hại… Những quy định này sẽ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thủ tục tố tụng đối với NCTN đƣợc thể hiện trong Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các văn bản có liên quan mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện” [10].

- Cần xây dựng Tòa án chuyên biệt đối với NCTN theo hƣớng có thẩm quyền giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến NCTN (NCTN vi phạm pháp luật; những vấn đề gia đình ảnh hƣởng đến NCTN) sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan tƣ pháp, trong đó có hệ thống Tòa án cũng nhƣ đội ngũ cán bộ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thƣ ký tòa án, vì những quy định về thủ tục tiến hành tố tụng đối với NCTN mang tính đặc thù, nhất là trong lĩnh vực TTHS.

KẾT LUẬN

Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ 18 tuổi, chƣa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, chƣa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhƣ ngƣời đã thành niên. Bị can là ngƣời chƣa thành niên là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi bị khởi tố về hình sự. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là hoạt động thực hiện việc buộc tội của nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng và một số cơ quan có thẩm quyền điều tra khác trong quá trình điều tra hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi. Thực hiện chức năng này của ngành kiểm sát nhân dân, đòi hỏi Kiểm sát viên phải là ngƣời có kiến thức về tâm lý cũng nhƣ vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Để từ đó có thể thực hiện mục tiêu đấu tranh phòng chống tội phạm, truy tố đúng ngƣời đúng tội đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội đặc biệt là đối với NCTN vi phạm pháp luật hình sự.

Nhằm thể chế hóa các chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng, tăng cƣờng hơn nữa trách nhiệm của VKS và tháo gỡ những vƣớng mắc trong thực tiễn thời gian qua, BLTTHS năm 2015 đã có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng. Trong đó có những sửa đổi, bổ sung đối với các quy định liên quan đến chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự của VKSND, đặc biệt là đối với các vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên (dƣới 18 tuổi).

Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015 mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng do các nguyên nhân khách quan, chủ quan

khác nhau nên vẫn còn nhiều hạn chế. Trong quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự với CQĐT, các Kiểm sát viên vẫn còn biểu hiện của tƣ tƣởng ngại va chạm, xuôi chiều, để mặc cho CQĐT thực hiện các hoạt động điều tra, nên không sâu sát, kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật, hoặc ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên hay của liên ngành mà các Kiểm sát viên chƣa chủ động đề ra các yêu cầu điều tra, yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. Hơn nữa, công tác kiến nghị đối với các vi phạm pháp luật của CQĐT chƣa đƣợc các Viện kiểm sát làm thƣờng xuyên.

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lí luận và thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự mà NCTN trên toàn quốc, với những dự báo các vấn đề tác động ảnh hƣởng đến các hoạt động này, tác giả đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự mà bị can là NCTN của Viện kiểm sát nhân dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Dƣơng Thanh Biểu (2015), “Dấu ấn 55 năm công tác hậu cần của ngành Kiểm sát nhân dân”, http://baomoi.com

2. Nguyễn Hòa Bình (2016), “Tổng quan những nội dung lớn sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (6), tr.9.

3. Nguyễn Hòa Bình (chủ biên) (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.7. 4. Mạc Giáng Châu (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,

Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr.96.

5. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.64.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về“một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 02/6/2005, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-01-2011 đến ngày 19-01-2011, Hà Nội.

9. Vũ Thị Anh Đào (2014), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN,Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.8.

10. Cao Việt Hoàng, Nguyễn Đức Hiếu (2015), Một số vấn đề về tư pháp phù hợp với trẻ em, http://hvta.toaan.gov.vn.

11. Vƣơng Thị Thanh Hƣơng (2010), Chức năng của VKSND trong giai đoạn điều tra VAHS, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.39.

12. Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời,

Các văn bản quốc tế về quyền con người, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

13. Liên Hợp Quốc (1985), Quy tắc tối thiểu phổ biến về việc áp dụng pháp luật đối với NCTN (Quy tắc Bắc kinh) thông qua 29/11/1985. 14. Liên Hợp Quốc (1990), Những quy tắc tối thiểu phổ biến về bảo vệ

NCTN bị tước quyền tự do, (14/12/1990).

15. Hoàng Nghĩa Mai (2008), Nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát và Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tƣ pháp, Lƣu hành nội bộ, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mai Nga (2016), “Những dấu mốc quan trọng hình thành, phát triển chế định thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự”, Tạp chí kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (7), tr.28. 17. Trần Đình Nhã (1995), Về đổi mới tổ chức Cơ quan điều tra, Kỷ yếu đề

tài khoa học cấp Bộ; Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, tr.153. 18. Vũ Thị Xuân Nhuệ (1998), Một số hoạt động KSĐT án kinh tế tại

TP.Hồ Chí Minh 1991 – 1996, Luận Văn Thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội.

19. Nguyễn Hải Phong (chủ biên) (2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Phạm Hồng Quân (2012), “Về chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (28).

22. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

23. Quốc hội (2008), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Quốc hội (2011), Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb Lao động, Hà Nội.

25. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Lao động, Hà Nội. 26. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 28. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

30. Nguyễn Quang Thành (2015), Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra các vụ ánh hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, tr. 117 – 118.

31. Võ Văn Thành (2016), “90 lỗi của Bộ luật hình sự có thể kéo 3 luật bị đình trệ”, http://vnxpress.net

32. Lê Hữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Đƣơng, Nông Xuân Trƣờng (2008),

Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, tr.91.

33. Trần Thị Minh Thƣ (2014), “Kỹ năng của Kiểm sát viên khi thụ lý, giải quyết các vụ án do ngƣời chƣa thành niên phạm tội”, Tạp chí kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (7), tr.18.

34. Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ (1992), Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 20/6/1992 Hướng dẫn thực hiện một số quy định của BLTTHS về lí lịch của bị can, bị cáo, Hà Nội. 35. Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Trƣờng Đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát (2011), Tập bài giảng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, tập 3, tr.34.

37. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (RADDA BARENEN (1996), Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội, tr.62.

38. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

39. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Cục thống kê và công nghệ thông tin (2011-2016), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra việc khởi tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên (Trang 96 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)