Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của việt nam với các quốc gia thuộc thị trường bắc mỹ (Trang 76 - 78)

II Nông – Lâm Ngư nghiệp

1. Những mặt tích cực

Về quan hệ thương mại

Nhìn vào những số liệu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với ba quốc gia: Canada, Hoa Kỳ và Mê-hi-cô trong thời gian qua, có thể nhận thấy một dấu hiệu khả quan cho sự phát triển thị trường từ các bên. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với ba nước Bắc Mỹ nói chung có thể coi là có sự cải thiện theo chiều hướng tốt về cán cân thương mại, điển hình là việc Việt Nam liên tục là quốc gia xuất siêu sang Canada, Hoa Kỳ và Mê-hi-cô. Điều này đã hỗ trợ rất lớn cho nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện thâm hụt thương mại- vấn đề nan giải của ngoại thương Việt Nam trong những năm qua. Hoa Kỳ, Canada và Mê-hi-cô lần lượt là ba bạn hàng quan trọng nhất xếp theo thứ bậc tại thị trường châu Mỹ của Việt Nam. Song song với tốc độ tăng kim ngạch thương mại hai chiều, cơ cấu mặt hàng của Việt Nam trong giai đoạn qua cũng được đa dạng hóa rất nhiều. Có được điều này chính là do những yêu cầu khắt khe từ cạnh tranh mà thương mại mang lại. Canada và Hoa Kỳ là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất hiện nay, chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam không thể chủ quan trong việc đánh giá đối tác. Hai thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này đã đặt ra không ít thách thức, và điều này, xét trên nhiều khía cạnh có tác động tích cực hơn là tiêu cực. Để có thể sống sót và cạnh tranh trong môi trường kinh tế toàn cầu hiện nay buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện bản thân. Đây lại chính là yếu điểm lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, khi đánh giá những mặt tích cực trong quan hệ thương mại của Việt Nam với ba nước Bắc Mỹ, ngoài yếu tố thị trường mở rộng,

song song với đó là sự quảng giao với thế giới, không thể không đề cập tới sự trưởng thành của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt qua những sự kiện như cuộc chiến Catfish đã xảy ra vào năm 2002, hay việc Hoa Kỳ kiện sáu nước trong đó có Việt Nam về việc bán phá giá tôm ngày 31/12/2003…, Việt Nam có thể rút ra rất nhiều những bài học kinh nghiệm quý báu. Đối với thị trường Mê-hi-cô - một thị trường tương đối mới mẻ của Việt Nam, chính vì thế mà tuổi đời của quan hệ thương mại hai nước còn khá khiêm tốn, song nó đã ghi nhận bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong việc mở rộng mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, việc mở rộng quan hệ với Canada cũng như với Mê-hi-cô còn tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận vào thị trường lớn nhất thế giới- Hoa Kỳ.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với các quốc gia này còn được củng cố bởi một loạt các Hiệp định song phương cũng như đa phương. Thời gian vài năm vừa qua là thời gian thành công của Việt Nam trong việc củng cố và tăng cường các mối quan hệ thông qua một loạt các Hiệp định thương mại, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Sẽ là không quá khi đánh giá rằng các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kí kết, trong đó nổi bật là BTA (2004) đã mở đường cho sự bùng nổ thương mại song phương của Việt Nam và Hoa Kỳ nói riêng cũng như giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới.

Về quan hệ đầu tư

Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đã có chuyển biến tích cực, tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục gia tăng, nhất là đã có những dự án sử dụng công nghệ cao- điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đặt lòng tin vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng được nâng cấp cũng là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Đầu tư nước ngoài đã góp phần cải thiện diện mạo của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Thứ nhất, đầu tư nước ngoài đã góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại của Việt Nam. Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, hoạt động đầu tư càng có cơ hội phát triển hơn nữa khi thị trường được mở cửa và các quy định về đầu tư cũng trở nên thông thoáng hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực viễn thông và dịch vụ. Hơn thế nữa, thông qua đầu tư nước ngoài, các

doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội rất lớn để học hỏi những kỹ năng quản lý, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại từ các quốc gia công nghệ nguồn thuộc hàng tiên tiến nhất trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư của việt nam với các quốc gia thuộc thị trường bắc mỹ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)