CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
2.1. Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam
2.1.6.2. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức
Đƣợc quy định tại: Điều 770 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 15 Nghị định số 138/2006/NĐ-CP và trong một số Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp mà Việt Nam tham gia ký kết.
Hình thức hợp đồng là cách thức biểu đạt sự thỏa thuận, ý chí của các bên. Do pháp luật của các nƣớc quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng nên đã dẫn đến xung đột pháp luật trong vấn đề này. Về hình thức hợp đồng ủy quyền có nƣớc yêu cầu phải đƣợc thể hiện bằng văn bản, có nƣớc thì chấp nhận cách thể hiện bằng miệng hoặc thông qua hành vi. Và không có hệ thống pháp luật nào có thể miễn trừ hoàn toàn các đòi hỏi về hình thức, song việc có thừa nhận hình thức là điều kiện hiệu lực của hợp đồng hay không lại phụ thuộc quy định của pháp luật từng nƣớc.
Điều 770 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Hình thức của hợp đồng phải tuân
theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng". Quy định này là phù hợp với nhu
cầu thực tế. Nó cho phép các bên tham gia ký kết hợp đồng ủy quyền tiến hành một cách thuận tiện các thủ tục về hình thức tại nơi ký kết hợp đồng ủy quyền mà pháp luật nơi ký kết hợp đồng ủy quyền yêu cầu. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp hợp đồng ủy quyền đƣợc giao kết ở nƣớc ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng ủy quyền theo pháp luật của nƣớc đó, nhƣng không trái với quy định về hình thức hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng ủy quyền đƣợc giao kết ở nƣớc ngoài đó vẫn đƣợc công nhận tại Việt Nam.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 770 Bộ luật Dân sự 2005 chỉ ra trƣờng hợp bắt buộc hợp đồng ủy quyền phải tuân theo pháp luật Việt Nam mặc dù hợp đồng ủy quyền
có thể đƣợc ký kết ở nƣớc ngoài. Đó là các hợp đồng ủy quyền liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về dân sự và hình sự giữa Lào và Việt Nam ngày
6/7/1998 quy định tại Điều 21- Hình thức của hợp đồng dân sự nhƣ sau: “1. Hình thức của
hợp đồng dân sự phải tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi giao kết hợp đồng. 2. Hình thức của hợp đồng liên quan đến bất động sản phải tuân theo pháp luật của Nước ký kết
nơi có bất động sản đó”. Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và
hình sự giữa U-crai-na và Việt Nam ngày 6/4/2000 quy định tại Điều 32 - Hình thức hợp
đồng nhƣ sau: “1. Hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi
giao kết hợp đồng đó, trừ những trường hợp quy định trong khoản 2 của Điều này. 2. Hình thức hợp đồng về bất động sản và quyền đối với bất động sản đó do pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản điều chỉnh”. Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Mông Cổ và Việt Nam ngày 17/4/2000 quy định tại Điều 40 - Hình
thức hợp đồng nhƣ sau: “1. Hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật của Bên ký
kết áp dụng đối với chính hợp đồng đó. Tuy nhiên, hợp đồng tuân theo pháp luật nơi Ký kết hợp đồng cũng được coi là hợp thức. 2. Hình thức hợp đồng về bất động sản được xác
định theo pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản”. Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp và
pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Bê-la-rút và Việt Nam
ngày 14/9/2000 quy định tại Điều 37 - Hình thức của hợp đồng dân sự nhƣ sau: “1. Hình
thức hợp đồng tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi giao kết hợp đồng. 2. Hình thức hợp đồng về bất động sản tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó”.