Khái niệm khung phápluật về tự chủ đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý về tự chủ đại học ở việt nam qua thực tiễn ở đại học quốc gia hà nội (Trang 30 - 31)

1.3. Khái niêm, đặc điểm của khung phápluật về tự chủ đại họ cở Việt Nam

1.3.1. Khái niệm khung phápluật về tự chủ đại học

Cùng với sự ra đời của Nhà nƣớc là sự ra đời của pháp luật. Pháp luật ra đời cùng với nguồn gốc nhà nƣớc với tƣ cách là bộ phận cấu thành của kiến trúc thƣợng tầng, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị để bảo vệ nhà nƣớc và quản lý xã hội. Xét về bản chất, cũng giống nhƣ đạo đức truyền thống, pháp luật là những chuẩn mực định hƣớng cho tƣ tƣởng, hành vi, xử sự của các thành viên trong một cộng đồng ngƣời, nhằm đạt các mục tiêu mà cộng đồng ngƣời đó mong muốn. Nhƣ vậy, pháp luật có thể đƣợc hiểu là hệ thống các quy tắc, các quy định, chính sách pháp luật đƣợc thực thi nhằm điều chỉnh hành vi của con ngƣời, đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo và duy trì trật tự xã hội. Việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của các thành viên xã hội cũng đa dạng, theo từng mức độ khác khau. Pháp luật và Nhà nƣớc là hai công cụ giúp thực thi những cam kết có lợi cho cộng đồng, cho thành viên và bảo vệ cộng đồng. Pháp luật là "cái khung" hay “bộ chuẩn mực” do Nhà nƣớc tạo ra mà nhà nƣớc do ngƣời dân tạo ra. Dựa vào cái khung đó mà ngƣời dân và nhà nƣớc có tiêu chuẩn để đo lƣờng hoặc biết đƣợc mình đƣợc làm gì, đƣợc làm đến đâu (giới hạn đƣợc làm) và không đƣợc làm gì (giới hạn không đƣợc làm); hay làm đến đâu là đúng, đến đâu là sai.

Theo từ điển Tiếng Việt (1997) khung là “phạm vi đƣợc giới hạn, đóng khung” [45].

Vậy khung pháp luật là gì? Khung pháp luật hiện nay chƣa có định nghĩa rõ ràng. Mặc dù vậy trên thực tế thuật ngữ khung pháp luật đƣợc sử dụng khá nhiều, đặc biệt trong nghiên cứu. Ví dụ: Dự án VIE/94/003 về “Tăng cƣờng năng lực pháp luật tại Việt Nam” cho rằng: “Khung pháp luật kinh tế là một

yếu tố không tách rời cơ chế thị trƣờng. Vì thế, có thể xem khung pháp luật kinh tế là một bộ phận cấu thành cơ chế kinh tế thị trƣờng” [70].

Từ góc nhìn thực chứng, theo quan điểm của tôi, khung pháp luật là tập hợp những quy phạm pháp luật cơ bản nhất, qua đó khái quát hóa đƣợc toàn bộ nội dung điều chỉnh trong một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định. Để có thể định hình một khung pháp luật, cần có một lĩnh vực quan hệ xã hội xác định đƣợc điều chỉnh bởi Nhà nƣớc. Từ ý tƣởng này, ngƣời ta thƣờng nói: khung pháp luật kinh tế; khung pháp luật lao động…. Khung pháp luật đến lƣợt mình tạo lập ra một khuôn khổ để điều chỉnh hành vi của tất cả các chủ thể tham gia vào lĩnh vực quan hệ xã hội đó. Khung pháp luật cũng góp phần giới hạn phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực tƣơng ứng, góp phần phân định ranh giới giữa các lĩnh vực pháp luật khác nhau.

Ở khía cạnh khác, trong nghiên cứu của mình về khung pháp luật vê dịch vụ công, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh có định nghĩa “Khung pháp luật về dịch vụ công có thể đƣợc hiểu là những quy phạm pháp luật cơ bản định hình nên toàn bộ pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động dịch vụ công” [70].

Nhƣ vậy, khái niệm khung pháp luật về TCĐH ở Việt Nam có thể hiểu là hệ thống các nguyên tắc, chính sách pháp luật, các chế định, các quy định của pháp luật hiện hành tạo thành một lĩnh vực pháp lý chuyên biệt về điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến TCĐH ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý về tự chủ đại học ở việt nam qua thực tiễn ở đại học quốc gia hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)