ĐHQGHN trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và định hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý về tự chủ đại học ở việt nam qua thực tiễn ở đại học quốc gia hà nội (Trang 41 - 45)

hƣớng phát triển trong bối cảnh tự chủ đại học

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tƣ BCH Trung ƣơng Đảng (Khóa VII) ngày 14 tháng 1 năm 1993 về “Xây dựng một số trƣờng đại học trọng điểm quốc gia”, ĐHQGHN đƣợc thành lập và hoạt động trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại 03 Trƣờng: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sƣ phạm Hà Nội I và Đại học Sƣ phạm Ngoại ngữ theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, Quy chế về Tổ chức và hoạt động ban hành theo Quyết định số 477/TTg ngày 05/9/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ. Tính đến nay, ĐHQGHN là một thực thể gắn kết hữu cơ, với quy mô hợp lý, bao gồm 35 đầu mối: Cơ quan ĐHQGHN và 34 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, trong đó có 07 trƣờng đại học thành viên; 07 viện NCKH thành viên, trực thuộc; 05 Khoa trực thuộc và 02 trung tâm đào tạo và 13 đơn vị phục vụ, dịch vụ.

Từ tháng 02/2001 đến tháng 12/2013, ĐHQGHN đƣợc tổ chức lại và hoạt động theo Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ về ĐHQG; Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ Chính phủ và Quy chế về Tổ chức và hoạt động của ĐHQG ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó, ĐHQGHN là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng KH&CN đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao; có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu KH&CN, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy; có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản

riêng; là đầu mối đƣợc giao các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Giám đốc và Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Kể từ 01/01/2014 đến nay, nhằm tiếp tục khẳng định mô hình tổ chức và hoạt động của hai ĐHQG, đồng thời để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho hai ĐHQG, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ- CP ngày 17/11/2013 thay thế Nghị định số 07/2001/NĐ-CP; và ngày 26/3/2014, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của đại ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên thay thế Quy chế số 16/2001/QĐ-TTg.

Theo đó ĐHQGHN là cơ sở GDĐH công lập bao gồm tổ hợp các trƣờng đại học, viện NCKH thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của GDĐH; là trung tâm đào tạo, NCKH, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao, đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên đầu tƣ phát triển [7].

- ĐHQGHN có sứ mạng là đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài; NCKH, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống GDĐH ở Việt Nam.

- ĐHQGHN có tầm nhìn năm 2030 là trở thành đại học định hƣớng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trƣờng đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.

Thực hiện quyền tự chủ đƣợc Nhà nƣớc giao, ĐHQGHN đã thực hiện phân cấp quản lý theo hƣớng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao trong các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc, bằng việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn phù hợp với năng lực, điều kiện và hiệu quả hoạt động của từng đơn vị đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo, điều

phối, thống nhất và kiểm tra giám sát của ĐHQGHN và thúc đẩy liên thông, liên kết toàn diện giữa các đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung, tạo thêm giá trị gia tăng để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả mọi hoạt động.

Cơ chế quản lý điều hành hợp lý đƣợc hoàn thiện và phát huy hiệu quả: Các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN đƣợc tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao, mở và liên thông, liên kết, phát huy lợi thế chuyên môn hóa trong khuôn khổ quản lý và điều phối thống nhất của ĐHQGHN, kết hợp chặt chẽ đào tạo và NCKH, phối hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực, sử dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học và CSVC, kỹ thuật của ĐHQGHN. Cơ cấu tổ chức ĐHQG nhƣ vậy cho phép các đơn vị chủ động tập trung các nguồn lực cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, CSVC... liên quan đến chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình.

Quản trị trong ĐHQGHN đƣợc thực hiện theo cách tiếp cận quản lý sản phẩm đầu ra, thực hiện việc tăng quyền tự chủ gắn với việc nâng cao tự chịu trách nhiệm của các đơn vị; chất lƣợng kết quả, sản phẩm đƣợc giám sát chặt chẽ dựa vào các tiêu chí định lƣợng. Đặc biệt là chất lƣợng các đơn vị đào tạo và chƣơng trình giáo dục trong ĐHQGHN đƣợc giám sát chặt chẽ thông qua hoạt động kiểm định chất lƣợng với các bộ Tiêu chuẩn Kiểm định chất lƣợng trƣờng thành viên và khoa trực thuộc ĐHQGHN và Tiêu chuẩn Kiểm định chất lƣợng chƣơng trình giáo dục trong ĐHQGHN với Quy định về kiểm định chất lƣợng giáo dục trong ĐHQGHN đƣợc xây dựng khoa học, thực hiện đều đặn theo các chu kỳ nghiêm túc, đầy đủ. Hơn thế nữa, ĐHQGHN còn khuyến khích, động viên các trƣờng thành viên tham gia kiểm định của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa việc nâng cao chất lƣợng và quá trình hội nhập.

Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trao cho quyền tự chủ cao, ĐHQGHN đã nỗ lực khai thác những thế mạnh

của quyền tự chủ đó, với sự quản lý Nhà nƣớc, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các Bộ, Ban, ngành trung ƣơng và địa phƣơng, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với tình thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, của đội ngũ các các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ, học viên, sinh viên, ĐHQGHN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp cho việc đổi mới GDĐH Việt nam:

- Về cơ bản ĐHQGHN đã xây dựng thành công và phát huy thế mạnh mô hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực;

- Cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao, trình độ cao tiếp cận chuẩn quốc tế, bồi dƣỡng nhân tài cho phát triển kinh tế- xã hội đất nƣớc;

- Tiên phong đổi mới phƣơng pháp đào tạo, xây dựng và phát triển các ngành mới có tính liên ngành cao, tổ chức đào tạo theo chuẩn quốc tế, đào tạo bằng kép ngành kép giữa các đơn vị, đi đầu trong việc giảm quy mô đào tạo đại học không chính quy, tăng quy mô đào tạo sau đại học trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cho các bộ, ban, ngành, địa phƣơng;

- Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc nhờ nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động KHCN, đạt đƣợc một số kết quả tầm cỡ quốc tế: tăng số lƣợng đề tài, dự án KHCN nhờ đấu thầu và hợp tác với các địa phƣơng, doanh nghiệp; nâng cao chất lƣợng NCKH tiếp cận trình độ quốc tế; nghiên cứu KHCN có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc; gắn kết NCKH và đào tạo để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động NCKH góp phần quan trọng trong việc đào tạo chất lƣợng cao, dẫn đầu về NCKH sinh viên;

- Góp phần nâng cao uy tín quốc tế và vị thế của GDĐH Việt Nam trên trƣờng quốc tế;

- Hiện đại hoá trang thiết bị, tiên phong xây dựng thành công một số nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm đạt trình độ quốc tế;

- Chủ động thực hiện một cách sáng tạo chủ trƣơng, đƣờng lối, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục đào tạo.

Kết quả xếp hạng gần đây nhất vào tháng 1 năm 2012 của Webometrics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý về tự chủ đại học ở việt nam qua thực tiễn ở đại học quốc gia hà nội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)