trong thời kỳ hội nhập mở cửa.
3.2.4. Nâng cao hiệu lực của thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế kinh tế
Trước hết, cần nâng cao vai trò của trọng tài và chất lượng giải quyết của trọng tài đối với các tranh chấp kinh tế. Hoạt động trọng tài được tiến hành trên cơ sở sự thoả thuận, lựa chọn của các bên tranh chấp nên cần phát huy tính ưu việt của việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như: thủ tục giải quyết tranh chấp nhanh gọn, chi phí thấp, đặc biệt giữ được bí mật có liên quan tới hoạt động kinh doanh của cả hai bên để khuyến khích các doanh nhân lựa chọn. Do đó, cùng với việc Luật trọng tài thương mại mới được Quốc Hội thơng qua (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011), khắc phục cơ bản những hạn chế của Pháp lệnh trọng tài thương mại thì vấn đề hết sức quan trọng là cần nâng cao trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ trọng tài. Trọng tài viên phải là những chuyên gia thực sự và có uy tín trong lĩnh vực mà họ giải quyết, nhất là đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngồi liên quan đến kiến thức pháp luật quốc tế bao gồm luật các nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã hoặc sắp là thành viên, có như vậy mới có thể có những phán quyết thấu tình, đạt lý, thuyết phục được các bên tranh chấp để họ có thể tự nguyện thực hiện đầy đủ theo phán quyết và quan trọng nhất là qua đó tạo niềm tin vào trọng tài cho giới doanh nhân.
Bên cạnh đó nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại (sau đây gọi chung là các vụ án dân sự). Việc các vụ án dân sự chậm được thụ lý, bị huỷ và cải sửa như hiện nay đang làm sói mịn niềm tin của các bên tranh chấp khi có việc cần nhờ đến quan tồ phân xử.
Trước hết phải thay đổi về việc thụ lý các vụ việc dân sự, kinh tế trên cơ sở việc thụ lý vụ án phải được xác định như những “đơn đặt hàng” của “doanh nghiệp” đang muốn có khách hàng. Phải tạo mọi điều kiện cho các bên tranh chấp được đưa đơn khởi kiện và hướng dẫn họ những thủ tục pháp lý cần thiết. Đồng thời cũng cần có “một cửa” đối với vấn đề này tránh người dân, doanh nghiệp phải đi lại mất nhiều lần nhưng cuối cùng vẫn bị trả lại đơn khởi kiện vì những lý do khơng rõ ràng.
Cũng cần phải đổi mới cách thức bố trí phiên tồ. Phiên tồ xét xử các vụ án dân sự hiện nay việc bố trí chẳng khác gì phiên tồ hình sự chỉ trừ việc là khơng có vành móng ngựa nên có điều gì đó khơng ổn, tạo khoảng cách khá lớn giữa thẩm phán với các doanh nhân nên dường như các doanh nhân thường ngại đến phiên toà. Nên chăng, cần bố trí theo cách thức bình đẳng hơn như việc có thể bố trí việc ngồi cùng một bàn hình bầu dục, thẩm phán ngồi chủ toạ, các bên tranh chấp và luật sư ngồi hai bên như một cuộc họp bình thường khơng có sự phân cách giữa quan tồ với những doanh nhân tạo sự bình đẳng và sự tin cậy nhất định của các bên tranh chấp đối với quan tồ.
Hình thức tuy cũng quan trọng nhưng điều cốt yếu vẫn là ở sự phán xét của thẩm phán. Thông qua những vụ án bị huỷ và sửa cho thấy một phần do trình độ của khơng ít thẩm phán hiện nay chưa đáp ứng được với đời sống kinh tế đang thay đổi từng ngày. Chưa kể việc thiếu thẩm phán có chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư xây dựng, thương mại quốc tế… và ở khơng ít nơi một thẩm phán có thể xét xử cả hình sự, dân sự và kinh doanh thương mại thậm chí cả sơ thẩm và phúc thẩm như đã nêu ở trên nên cần sớm phải có đội ngũ các thẩm phán chuyên nghiệp trong từng
sự chuyên môn sâu trong những lĩnh vực như môi giới, bảo hiểm, hàng hải, chứng khoán…thẩm phán phải thực sự là những chuyên gia giải quyết tranh chấp trong từng lĩnh vực có như vậy mới có thể được các doanh nhân trông mong nhờ cậy và có những phán xét hợp lý, hợp tình được các bên tự giác chấp hành. Bên cạnh đó cũng cịn khơng ít trường hợp khơng phải do năng lực trình độ mà là do từ vấn đề đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những phán xét thiếu khách quan cùng với việc lợi dụng kẽ hở của luật pháp về dân sự, kinh tế nên khi đã có tâm khơng trong sáng dễ dẫn đến việc “xử thế nào cũng được” như một vị lãnh đạo ngành tồ án đã cơng khai trước các đại biểu Quốc Hội.
Cùng với việc nâng cao năng lực của các thể chế trong giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại thì việc nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác thi hành án dân sự là vấn đề hết sức cấp thiết đang đặt ra. Với số tiền thu được 3.568 tỷ trên tổng số tiền phải thi hành án là 22.235 tỷ chiếm 16% của năm 2008 cho thấy còn một số lượng tồn đọng rất lớn (18.667 tỷ) về thi hành án dân sự, chưa kể trong số tồn đọng này có tới 14.419 tỷ chiếm 77% số tồn đọng chưa có điều kiện thi hành [5]. Cần đẩy mạnh việc xã hội hố cơng tác thi hành án dân sự thông qua chế định về thừa phát lại. Việc thi hành án có hiệu quả cùng với những thiết chế giải quyết tranh chấp có năng lực, khách quan, nhanh chóng là những vấn đề hết sức quan trọng làm giảm thiểu việc các bên tranh chấp phải “nhờ” cơng an địi nợ hộ dẫn đến vụ việc bị “hình sự hố”.