2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs
2.1.1. Tổng quan các vụ tranh chấp
Kể từ khi được thành lập cho tới tháng 11/2016, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đã tiếp nhận 42 yêu cầu tham vấn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs trong tổng số 514 vụ việc của WTO, tương ứng với tỷ lệ 8,2%, có thể thấy đây là con số khá khiêm tốn so với tổng số 514 vụ việc. Tuy nhiên, ngoại trừ Hiệp định GATT với 418 vụ việc chiếm 81,3%, các tranh chấp liên quan tới TRIMs so với các hiệp định khác cũng khá tương đương nhau như: Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) 24 vụ việc; Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) 52 vụ việc; Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) 34 vụ việc (6,7%); Hiệp định thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP) 46 vụ việc (8,9%); Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG) 46 vụ việc (9%); Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) 113 vụ việc (22%); Hiệp định về Nông nghiệp (AOA) 80 vụ việc (15,6%).
Có thể thấy rằng vấn đề về đầu tư và thương mại trong WTO không chỉ được quy định tại TRIMs mà nó còn được quy định tại rất nhiều các hiệp định song phương, cũng như khu vực. Trong đó, giải quyết tranh chấp liên quan tới đầu tư thường có những quy định riêng biệt nhằm bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài, cùng với đó là việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện chính phủ một nước thành viên ra cơ quan tài phán quốc tế. Như tranh chấp giữa nhà đầu tư với Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (tham gia công ước) được giải quyết thông qua Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (International Centre for Settlement of Investment Disputes - ICSID) được thành lập theo Công ước về việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa các quốc gia thành viên và các công dân của các quốc gia thành viên được ký kết tại Washington vào ngày 18/3/1965. Điều này cũng có thể lý giải về số
Các quốc gia là nguyên đơn
Trong số 42 vụ tranh chấp chỉ có 15 quốc gia thành viên là nguyên đơn như: Hoa Kỳ (15 vụ việc chiếm 37%); Ecuador; Guatemala; Honduras; Mexico (05 thành viên cùng một vụ kiện DS27); Liên minh Châu Âu (09 vụ việc chiếm 22%); Nhật Bản (08 vụ việc chiếm 20%); Panama; Brazil; Canada; Mexico (02 vụ việc); Argentina (02 vụ việc); Trung Quốc; Liên bang Nga; Ấn Độ.
Có thể thấy rằng, phần lớn các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường là nguyên đơn trong các vụ tranh chấp trong đó phải kể tới Hoa Kỳ (37%); Liên minh Châu Âu (22%); Nhật Bản (20%); các quốc gia đang phát triển thường chỉ tham gia hạn chế với tư cách là nguyên đơn trong 01 vụ việc liên quan tới TRIMs duy chỉ có Mexico và Argentina là nguyên đơn của 02 vụ việc. Có thể lý giải cho việc các thành viên phát triển (chỉ tính riêng Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản) chiếm tỉ lệ áp đảo 79% trong các vụ việc với tư cách là nguyên đơn là: những thành viên này có nền kinh tế phát triển, sản phẩm của họ vươn tới tất cả thị trường trên thế giới đặc biệt là khu vực các quốc gia đang phát triển, chính vì vậy các quốc gia đang phát triển buộc phải sử dụng TRIMs như là một trong những biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước, hướng các nguồn đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển của mình.
Các quốc gia là bị đơn
Tỉ lệ nghịch với phần trăm (%) vụ việc với tư cách là nguyên đơn, các quốc gia phát triển lại chiếm tỉ lệ rất ít trong số các vụ việc với tư cách là bị đơn. Cho tới thời điểm hiện tại đã có 13 quốc gia thành viên là bị đơn trong các vụ việc liên quan đến các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, trong đó phải kể tới các thành viên có nền kinh tế lớn, hệ thống thương mại phát triển như Liên minh châu Âu (06 vụ việc); Hoa Kỳ (02 vụ việc); Liên bang Nga (02 vụ việc) hầu hết các yêu cầu này đến từ các thành viên là quốc gia đang phát triển. Tuy vậy các thành viên đang phát triển lại thường sử dụng TRIMs và là bị đơn trong các vụ kiện như: Brazil (06 vụ việc); Trung Quốc (05 vụ việc); Canada (04 vụ việc); Indonesia (04 vụ việc); Argentina (04 vụ việc); Philippines (03 vụ việc); Ấn Độ (03 vụ việc); Venezuela;
quốc gia đang phát triển sử dụng nhiều hơn so với các quốc gia phát triển, điều này cũng được giải thích thông qua quá trình đàm phán Hiệp định với sự bất đồng về lợi ích giữa các thành viên phát triển và thành viên đang phát triển.
Tình hình giải quyết tranh chấp
Tính tới tháng 11/2016, DSB đã thông qua báo cáo của Ban hội thẩm cũng như báo cáo của cơ quan phúc thẩm trong 20 vụ việc (chiếm 49%) trên tổng số 41 vụ việc liên quan tới TRIMs. Trong số 22 vụ việc còn lại thì 05 vụ việc (chiếm 12%) đang trong quá trình xét xử; 11 vụ việc (chiếm 24%) dừng lại ở quá trình tham vấn và không có thông tin gì thêm (có thể vì một lý do nào đó trong quá trình tham vấn bên nguyên đơn đã từ bỏ, không theo đuổi vụ kiện) và 06 vụ việc (chiếm 15%) các bên đã đưa ra một giải pháp chung thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp. Có thể nhận thấy rằng, hầu hết các phán quyết đưa ra của DSB liên quan tới TRIMs đều được các thành viên tuân thủ một cách tự nguyện, trong đó có 16 vụ việc bên thua kiện thông báo với DSB rằng họ đã thực hiện đầy đủ phán quyết của DSB, còn lại 04 vụ việc đang trong giai đoạn thực hiện.
Bảng 2.1. Tình hình giải quyết các tranh chấp liên quan tới TRIMs
Tình hình vụ việc Số vụ việc Vụ việc mang ký hiệu số
Dừng lại ở quá trình tham vấn; hoặc ban hội thẩm đã được thành lập và không có thông tin gì thêm
11
DS51; DS65; DS81; DS195; DS224; DS275; DS443; DS446; DS452; DS459; DS510
Đang trong quá trình xét xử 05 DS462; DS463; DS472; DS476;
DS497 Báo cáo đã được thông qua của Ban
hội thẩm và cơ quan phúc thẩm (chưa thi hành)
04 DS438; DS444; DS445; DS456
Các bên đã đưa ra một giải pháp
chung thống nhất 06
DS27; DS74; DS102; DS105; DS358; DS359
Đã thi hành báo cáo theo thông báo
của bên thua kiện 16
DS52; DS54; DS55; DS59; DS64; DS139; DS142; DS146; DS175; DS276; DS340; DS334; DS339; DS342; DS412; DS426 Tổng số 42 (Nguồn: https://www.wto.org)