PHÁP THỰC HÀNH THUÊ KHAI THÁC TÀU BAY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Cơ sở xác định các định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam hiện nay thuê khai thác tàu bay ở Việt Nam hiện nay
Cơ sở kinh tế
Kể từ khi nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện chính sách ”Đổi mới” cả Đảng trong 20 năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vững chắc, tạo tiền đề cho việc phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Cùng với các ngành kinh tế mũi nhọn khác, ngành hàng không và các hãng hàng không ở nước ta cần góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế và quảng bá hình ảnh của đất nước ta trên thế giới.
Các hãng hàng không Việt Nam sau chặng đường 20 năm phát triển và cạnh tranh với thế giới đã có những tích luỹ nhất định về vốn, kinh nghiệm kinh doanh và khai thác vận tải hàng không, trong đó có việc thuê và mua tàu bay. Trong thời gian tới hoạt động thuê khai thác tàu bay sẽ rất phát triển song song với các hoạt động thuê tài chính và mua tàu bay để phát triển đội bay của các hãng hàng không Việt Nam nhằm mục tiên đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ mới.
Cơ sở lý luận
Trải qua chặng đường 20 năm phát triển, các hãng hàng không Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, lớn mạnh cả về tiềm lực kinh tế lẫn kinh nhgiệm hoạt động, kinh doanh trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt. Hoạt động thuê khai thác tàu bay do các hãng hàng không của Việt Nam thực hiện cũng phát triển tương ứng với sự phát triển của các hãng hàng không của Việt Nam. Các hãng hàng không của Việt Nam đã thực hiện nhiều hợp đồng thuê khai thác tàu bay có chất lượng và hiệu quả kinh tế
cao, góp phần vào sự phát triển của các hãng hàng không. Qua đó, các hãng hàng không và đội ngũ cán bộ làm công tác thuê khai tàu bay của các hãng hàng không đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn thuê khai thác tàu bay.
Với một thực trạng các văn bản pháp lý về thuê tài sản nói chung và thuê khai thác tàu bay nói riêng như hiện nay thì nhiệm vụ cấp bách và cần thiết là phải hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng. Các qui định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực thuê tài sản và thuê khai thác tàu bay còn chưa đủ, chưa đồng bộ và còn bất cập, không đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật. Hoạt động thuê khai thác tàu bay của các hãng hàng không đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Do vậy, việc tạo ra một hành lang pháp lý để hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động thuê khai thác tàu bay là một yêu cầu cấp bách đối với các nhà lập pháp nước ta.
Việt Nam là một nước có ngành hàng không dân dụng mới phát triển và là một thị trường tiềm năng. Các nhà tài chính và cho thuê máy bay nước ngoài luôn quan tâm đến những thị trường đang phát triển như nước ta và họ sẽ không ngần ngại đầu tư khi thấy Việt Nam có một môi trường pháp lý ổn định, bảo vệ những quyền và lợi ích của họ bằng các qui định cụ thể của pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật cũng tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng không của nước ta có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước trong hoạt động thuê tài chính máy bay.