(điểm d, khoản 2)
Có thể nói đây là dấu hiệu định khung phổ biến nhất trong các dấu hiệu định khung của tội cướp tài sản được áp dụng vào thực tiễn điều tra, truy
tố, xét xử. Trong các vụ án cướp tài sản, người phạm tội có thể chỉ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản mà khơng cần sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác đối với nạn nhân. Việc người phạm tội sử dụng vũ khí, phương tiện và thủ đoạn nguy hiểm khác đối với người bị hại được coi như là một trường hợp phạm tội cướp tài sản có tính chất và mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp phạm tội cướp tài sản thông thường (trường hợp khơng sử dụng vũ khí, phương tiện, sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác). Khi người phạm tội sử dụng vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác thể hiện thái độ quyết tâm phạm tội người đó, khả năng gây thương tích cho người bị hại là rất cao, ảnh hưởng xấu tới cả tình hình an ninh trật tự trong khu vực...địi hỏi phải có hình phạt cao hơn so với phạm tội cướp tài sản trong trường hợp hành vi không sử dụng các biện pháp trên.
- "Vũ khí" được quy định tại Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ ngày 30/06/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm:
Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thơ sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
- Vũ khí quân dụng gồm:
+ Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
+ Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phịng khơng dưới 23 mi-li- mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phịng khơng vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
+ Vũ khí khơng thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
- Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
- Vũ khí thơ sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
- Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thơ sơ dùng để
luyện tập, thi đấu thể thao [54].
Như vậy, người phạm tội nếu dùng một trong các dạng vật chất được coi là vũ khí nêu trên thì bị truy cứu theo khung hình phạt áp dụng đối với hành vi cướp có dùng vũ khí. Tuy nhiên khi áp dụng dấu hiệu này, cần chú ý một số điểm như sau:
+ Nếu người phạm tội có mang vũ khí nhưng khơng sử dụng vũ khí trong khi thực hiện hành vi cướp tài sản thì khơng coi là sử dụng vũ khí để cướp tài sản.
+ Nếu người phạm tội sử dụng loại vũ khí đã mất tính năng tác dụng như súng hỏng, lựu đạn đã tháo kíp nổ...nhưng người bị hại không biết thì người phạm tội vẫn bị coi là phạm tội có sử dụng vũ khí, kể cả trường hợp người phạm tội biết vũ khí đó mất tác dụng nhưng vẫn có ý thức sử dụng để đe dọa người bị hại.
+ Nếu người phạm tội sử dụng vũ khí giả như súng nhựa, súng gỗ để đe dọa người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản và người bị hại cũng tưởng là súng thật nên đã quá sợ hãi mà giao tài sản cho người phạm tội thì khơng thuộc trường hợp cướp có sử dụng vũ khí, vì súng giả khơng được coi là vũ khí.
Người phạm tội sử dụng vũ khí để cướp tài sản, ngoài việc bị áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS, nếu vũ khí đó là vũ khí qn dụng thì cịn bị truy cứu TNHS về tội Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo Điều 230 BLHS năm 1999.
Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm
phục vụ cho cuộc sống con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng cơng cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn cơng người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công:
- Về cơng cụ, dụng cụ: ví dụ như búa, đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn, ête, các loại thuốc mê...
- Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: ví dụ như thanh sắt mài nhọn, cơn gỗ...
- Về vật có sẵn trong tự nhiên: ví dụ như gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt [46];
Một số công cụ phạm tội khác thường thấy như:
- Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.
- Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục
đích quốc phịng, an ninh.
- Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục
đích sản xuất cơng nghiệp, kinh tế, dân sinh. - Công cụ hỗ trợ gồm:
+ Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
+ Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
+ Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
+ Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, bàn chơng, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
+ Động vật nghiệp vụ [54].
Hành vi sử dụng gạch để đập vào đầu và tay của cháu Đức ở trên đã phạm vào điểm d, khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 với tình tiết sử dụng phương tiện nguy hiểm, tang vật ở đây là viên gạch cứng, có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe của nạn nhân, chiểu theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì đã đủ điều kiện để khẳng định bị cáo đã sử dụng phương tiện nguy hiểm khi thực hiện hành vi phạm tội.
Sử dụng phương tiện nguy hiểm là hành vi của người phạm tội thông qua những vật chứa đựng sự nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người. Việc đánh giá phương tiện nguy hiểm được thông qua tính năng, tác dụng của các vật mà người phạm tội sử dụng có chứa đựng khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại. Trên thực tế hầu hết phương tiện nguy hiểm được người phạm tội sử dụng lại thường là những vũ khí thơ sơ, vì vậy khi áp dụng tình tiết này cần chú ý:
+ Nếu các vật đã được quy định tại Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 30/06/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội là vũ khí thơ sơ thì cần xác định là người phạm tội sử dụng vũ khí với dấu hiệu định khung tương ứng tại Điều 133 BLHS năm 1999. Chỉ coi là sử dụng phương tiện nguy hiểm nếu những vật đó chưa được Pháp lệnh nêu trên quy định là vũ khí thơ sơ.
+ Mặc dù điều luật quy định phương tiện nguy hiểm, nhưng khơng vì thế mà cho rằng chỉ những vật dùng vào việc vận chuyển mới là phương tiện nguy hiểm, mà phương tiện còn bao gồm cả những vật mà người phạm tội thơng qua đó mà tác động vào người bị hại. Ở đây, nếu dùng thuật ngữ " sử dụng cơng cụ có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác" thì sẽ khó bị nhầm lẫn hơn so với dùng thuật ngữ "sử dụng phương tiện nguy hiểm".
Thủ đoạn nguy hiểm là:
Việc người phạm tội sử dụng phương pháp gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại và những người khác. Ngồi các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác [49].
Ví dụ: sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản. Tính nguy hiểm của những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng không phụ thuộc vào phương tiện mà phụ thuộc vào phương thức sử dụng, có thể bản thân vật đó khơng chứa đựng khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân và người khác nhưng do cách thức sử dụng của người phạm tội mà vật đó trở nên nguy hiểm. Ví dụ: bản thân sợi dây thép khơng chứa đựng khả năng gây nguy hiểm tuy nhiên nếu ngươi phạm tội dùng sợi dây đó để chắn ngang xe người bị hại đang đi với tốc độ cao nhằm gây sát thương với mục đích chiếm đoạt tài sản thì lúc này sợi dây lại rất nguy hại đối với nạn nhân. Hành vi đó của người phạm tội phải bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS năm 1999 với dấu hiệu định khung hình phạt "sử dụng thủ đoạn nguy hiểm".