6. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm một số nước về xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề hội nhập
1.3.2.1. Tại Trung Quốc
Pháp luật Trung Quốc quy định về chính sách hội nhập quốc tế trong lĩnh vực KH&CN:
Trung Quốc khẳng định việc coi trọng chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN, thông qua tuyên ngôn tại Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc: “Chính phủ Cộng hịa nhân dân Trung Quốc tích cực thúc đẩy hợp tác và trao đổi khoa học và cơng nghệ với Chính phủ nước ngồi và các tổ chức quốc tế, khuyến khích các tổ chức nghiên cứu và phát
41
triển, các hình thức tổ chức xã hội nghiên cứu chuyên sâu và các kỹ sư khoa học và kỹ thuật thiết lập mối quan hệ bằng nhiều hình thức với giới khoa học và cơng nghệ nước ngồi.” (Điều 9) [54]
Theo Điều 30 Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, Nhà nước có quan điểm đối xử bình đẳng đối với các nhà khoa học kể cả trong nước và nước ngoài: “Các phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tiếp nhận nghiên cứu viên trong nước và cả nước ngoài.” [54]
Đối với vấn đề thành lập tổ chức KH&CN có sự hợp tác giữa yếu tố trong nước và nước ngoài, Điều 36 Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc quy định: “Các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài có thể, theo quy
định của Luật này, thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong lãnh thổ Trung Quốc, và được phép hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và phát triển Trung Quốc hoặc các hình thức tổ chức khác thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển theo hình thức vốn hợp tác nhà nước-nước ngoài hoặc theo hợp đồng.” [54]
Về chính sách thu hút cá nhân hoạt động KH&CN ở nước ngoài về nước cống hiến, Điều 46 Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc quy định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích các kỹ sư khoa học và kỹ thuật ở nước ngoài trở về nước và tham gia công cuộc hiện đại hóa hoặc cống hiến cho quá trình xây dựng đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau.”
[54]
Còn Điều 54 Luật Phát triển KH&CN nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thể hiện quan điểm về chế độ đãi ngộ, khuyến khích đối với cá nhân, tổ chức KH&CN nước ngoài: “Giải thưởng Hợp tác Khoa học và Công nghệ Quốc tế được trao cho cơng dân hoặc tổ chức nước ngồi có đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp khoa học và cơng nghệ của Trung Quốc.” [54]
Trong vịng ba thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển từ chỗ gần như đóng cửa hồn tồn trở thành quốc gia giữ vai trị chính trên tồn cầu. Nền kinh tế lớn đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới này đã vượt Nhật Bản vào
cuối năm 2010 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP. Hơn nữa, quốc gia này cũng ít bị tổn thương bởi cuộc suy thối kinh tế tồn cầu được khơi mào bằng cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ vào năm 2008. Sau một đợt suy giảm đột ngột về việc làm do nhu cầu giảm đối với hàng xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trở lại vào năm 2009 với tốc độ 8,7%. Động lực then chốt của sự tăng trưởng này là đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trung Quốc thực hiện việc thúc đẩy nguồn nhân lực cho KH&CN thơng qua xây dựng các chính sách pháp luật cơ bản là: (i) giáo dục đại học và tuyên truyền phổ cập khoa học; (ii) áp dụng các chính sách và biện pháp giải quyết thiếu hụt các nhà khoa học và kỹ sư trong một số lĩnh vực cụ thể; (iii) thực hiện các chính sách về di cư quốc tế và nhân lực kỹ thuật [3, 210].
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt các nhà khoa học và kỹ sư, Trung Quốc có nhiều biện pháp hiệu quả. Một trong các biện pháp đó là ban hành nhiều văn bản khuyến khích và thu hút người Hoa được đào tạo ở nước ngoài trở về nước đóng góp cho sự nghiệp phát triển nước nhà. Bộ Nhân sự Trung Quốc đã ban hành văn bản hướng dẫn chính sách khuyến khích người Hoa tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở về phục vụ trong nước với nhiều hình thức khác nhau, đồng thời chú trọng cải thiện và thúc đẩy xây dựng các công viên công nghiệp cho người Hoa được đào tạo ở nước ngoài trở về làm việc. Bộ Nhân sự cũng phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương để ban hành hướng dẫn và hỗ trợ sự phát triển các cơng viên như vậy. Bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền của Trung Quốc cịn mở rộng các kênh liên lạc giữa cộng đồng khoa học trong nước với người Hoa ở nước ngoài trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác giữa các khu vực, các cơ quan của Chính phủ và các nhóm người Hoa có trình độ ở nước ngồi [3, 210].