Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 30)

1.2 PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

1.2.3. Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực du lịch

Trong điều kiện đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò hàng đầu của pháp luật trong việc quản lý xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế thị trường nói riêng. Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật” [34]. Tiếp đó, Điều 26 Hiến pháp 1992 cũng quy định “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật” [34]. Và hiện nay, Điều 8 Hiến

pháp 2013 tiếp tục khẳng định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [36]. Điều đó cho thấy, pháp luật luôn có vị trí quan trọng, là công cụ

hàng đầu, công cụ không thể thay thế để nhà nước ta quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực tế cho thấy, sau nhiều năm chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, diện mạo ngành du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực. Du lịch từ chỗ là một bộ phận nhỏ, không đáng kể trong khu vực thương mại dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, đang dần khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Do lượng khách quốc tế đến

Việt Nam ngày càng tăng, làm phát sinh nhiều quan hệ kinh tế mới trong lĩnh vực du lịch, dẫn đến hoạt động du lịch ngày càng đa dạng, phong phú, phức tạp. Do vậy, cần thiết chú trọng đến việc điều chỉnh, định hướng cho hoạt động du lịch phát triển, ngăn ngừa rối loạn và gian lận nhằm xây dựng một ngành du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung được đặt trong khuôn khổ pháp luật.

Với vai trò là phương tiện hàng đầu để nhà nước tổ chức và quản lý nền kinh tế, pháp luật xác định địa vị pháp lý bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức tham gia sản xuất, kinh doanh, tạo lập khung pháp lý cho các chủ thể kinh doanh hoạt động. Trong lĩnh vực du lịch, pháp luật mang lại sự tự chủ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch. Bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển. Pháp luật về du lịch củng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn có của hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường như: tính lợi ích của người kinh doanh dịch vụ du lịch và người sử dụng dịch vụ du lịch; tính trách nhiệm của người hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; tính cạnh tranh, tính công bằng giữa các lợi ích.

Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước tác động tới ngành du lịch và toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua pháp luật, kế hoạch, chính sách…trong đó, pháp luật nổi lên như là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng nhất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về du lịch điều chỉnh những vấn đề quan trọng nảy sinh trong hoạt động du lịch như: bảo vệ trật tự trị an, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch cũng như người kinh doanh các dịch vụ du lịch…

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hướng tới xây dựng một ngành du lịch hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc, một ngành kinh tế mũi nhọn tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển du lịch thực sự trở thành

thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, phấn đấu sớm trở đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu

du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết các nước” [23]. Để đạt được mục

tiêu đó, nhất thiết phải có pháp luật – công cụ điều tiết vĩ mô với những vai trò quan trọng sau:

Thứ nhất: Pháp luật về du lịch thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng,

phản ánh và xác lập cơ sở pháp lý an toàn cho hoạt động du lịch luôn được điều chỉnh trong một trật tự nhất định. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ “Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng”. [20]

Các hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, phong phú, phức tạp. Nhu cầu về tự do đi lại, tự do kinh doanh là nhu cầu tự nhiên của con người. Tuy nhiên, tự do phải nằm trong giới hạn nhất định, giới hạn đó là pháp luật. Pháp luật là phương tiện chứa đựng sự kết hợp giữa tự do và kỷ cương, giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ.

Thứ hai: Pháp luật về du lịch vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du

lịch, vừa bảo đảm cho hoạt động du lịch phát triển. Pháp luật về du lịch tạo ra sự ổn định để phát triển du lịch, kiểm soát hoạt động du lịch đồng thời ngăn chặn tác hại từ mặt trái của nền kinh tế thị trường làm ảnh hướng đến hoạt động du lịch, đến định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Về mặt lý luận, pháp luật không chỉ thuần túy phản ánh các quan hệ kinh tế - xã hội đương đại mà còn có tính dự báo các quan hệ kinh tế - xã hội tương lai. Nếu pháp luật chỉ phản ánh cái thực tại thì sẽ nhanh chóng lạc hậu vì các quan hệ kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng.

Thứ ba: Pháp luật về du lịch bảo đảm cho sự mở cửa của hoạt động du lịch,

hướng hội nhập này càng sâu và rộng, sự cạnh tranh và hội nhập đã trở thành vấn đề toàn cầu thì một hệ thống pháp luật phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ pháp luật khu vực và quốc tế sẽ tạo ra những tiền đề pháp lý quan trọng cho sự mở cửa hợp tác trong lĩnh vực du lịch, làm cho sự hội nhập quốc tế hiệu quả mà an toàn. Muốn vậy, pháp luật không thể đóng kín trong phạm vi một quốc gia nữa mà phải chứa đựng sự thông thoáng để tăng cường mối liên kết giữa các hệ thống pháp luật với nhau nhằm nâng cao tính hiệu quả của tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch.

Thứ tư: Pháp luật về du lịch vừa là công cụ bảo vệ các hoạt động du lịch vừa

là công cụ xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Trong quá trình tham gia hoạt động du lịch, các tổ chức và cá nhân không thể giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng của mình như vấn đề thủ tục hành chính, môi trường, an ninh trật tự, an toàn cho du khách cũng như các vấn đề hợp tác quốc tế… cần đến sự quản lý bằng pháp luật của nhà nước. Có thể nói, ngoài ý nghĩa là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý, còn là phương tiện để các chủ thể tham gia hoạt động du lịch bảo vệ sự tồn tại, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động du lịch.

Như vậy, pháp luật về du lịch vừa đóng vai trò mở lối, dẫn dắt cho hoạt động du lịch vừa là lá chắn bảo vệ cho hoạt động du lịch khỏi sự xâm hại từ mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như những biến động, khủng hoảng mang tính toàn cầu về kinh tế, chính trị trong thời kỳ Việt Nam hội nhập sâu với khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)