MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 102)

TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Mục tiêu

Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam là một nội dung, phương hướng cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hoàn thiện pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền là một vấn đề rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay cũng không nằm ngoài mục tiêu chung trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu và tiêu chí của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là một hệ thống pháp luật đảm bảo tính công khai, minh bạch, tính khả thi của các quy định pháp luật, tính đồng bộ và thống nhất của các văn bản, tính phù hợp giữa pháp luật với các hình thức điều chỉnh khác, giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật khu vực và thế giới.

Thực hiện đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới, mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch chính là việc hướng tới hoàn thiện cả về hình thức và nội dung của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch; sửa đổi bổ sung các quy định hạn chế, bất cập của Luật Du lịch sau 10 năm thực hiện không còn phù

hợp với các quan hệ kinh tế - xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch; bảo đảm sự thống nhất giữa Luật Du lịch với các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác; bảo đảm sự phù hợp giữa các quy định pháp luật với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nguyện vọng của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch nhằm tạo ra môi trường pháp lý ngày càng thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, người dân tiếp cận, tìm hiểu, áp dụng một cách thuận tiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực du lịch.

3.2.2. Phương hướng

Việc xác định phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải gắn liền với các quan điểm chỉ đạo, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch trong thời kỳ mới của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đó là:

Quan điểm:

-Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

-Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đảm bảo thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

-Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

-Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

-Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đai; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới.

-Các định hướng về: Phát triển sản phẩm du lịch; phát triển hệ thống hạ tầng

và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch; quản lý nhà nước về du lịch.

Như vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải dựa trên quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển, vừa giải quyết những nhu cầu bức xúc nảy sinh trong hoạt động du lịch vừa nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, hiệu quả, với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải đảm bảo các phương hướng sau:

+ Pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải thế chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch

Việc xây dựng và phát triển ngành dịch vụ du lịch đã được Đảng và Nhà nước tập trung chỉ đạo tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI như sau: “Tập trung phát triển một

số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hóa thị trường ngoài nước… Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [45]. Và hiện nay, để khai thác, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tài

phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Đây là quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch trong thời kỳ hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật về du lịch phải bám sát, thể chế hóa kịp thời và đầy đủ các quan điểm chỉ đạo trên.

+ Cụ thể hóa và phát triển các quy định trong Luật Du lịch hiện hành

Sau 10 năm thực hiện Luật Du lịch 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh việc bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại còn có nhiều vấn đề chỉ được quy định chung chung, mang tính khẩu hiệu do đó gặp phải nhiều vướng mắc khi áp dụng vào thực tế. Việc xây dựng, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về du lịch là nhân tố quan trọng nhất trong việc tạo ra nền tảng và sự hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp du lịch cũng như năng lực cạnh tranh của ngành, đảm bảo sự phát triển bền vững.

+ Pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành Việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành khác như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường, Luật Giao thông vận tải…đặc biệt là các Luật mới ban hành: Luật Ban hành văn bản 2015, … Công tác xây dựng luật, pháp lệnh nói chung đang chịu quá nhiều sức ép vì yêu cầu quá lớn trong việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật để quản lý, điều hành đất nước.

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch là giải pháp then chốt để đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động du lich

+ Pháp luật trong lĩnh vực du lịch đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động du lịch trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Du lịch Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Do đó, cần phải lồng ghép, cụ thể hóa những nội dung của cam kết quốc tế trong lĩnh vực du lịch vào nội dung của các văn bản pháp luật về du lịch. Các điều khoản của nội dung các hiệp định quốc tế liên quan đến du lịch đã tham gia ký kết cần phải

được công khai và cụ thể hóa đầy đủ. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, rà soát, đối chiếu hệ thống các văn bản có liên quan đến du lịch của Việt Nam với hệ thống luật lệ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia có ký kết hợp tác song phương. Đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh hệ thống pháp văn bản luật của Việt Nam cho phù hợp với các quy định quốc tế đồng thời đưa ra được những khuyến cáo cho doanh những doanh nghiệp, người dân để ứng phó với hệ thống pháp luật nước ngoài trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)