Quy định về đƣơng sự trong pháp luật một số nƣớc thuộc hệ thống pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 25 - 34)

4. Kết cấu luận văn

1.4. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG MỘT SỐ NƢỚC VỀ ĐƢƠNG

1.4.1. Quy định về đƣơng sự trong pháp luật một số nƣớc thuộc hệ thống pháp

pháp luật châu Âu lục địa (Civil law)

Các nước trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa phần lớn theo mô hình thẩm xét, vai trò của hoạt động tố tụng là TA, đương sự không chủ động điều khiển quá trình tố tụng mà do thẩm phán thực hiện. Các bên đương sự cung cấp chứng cứ và biện luận để thuyết phục thẩm phán ủng hộ yêu cầu của mình. Trong mô hình thẩm xét, đương sự giữ vai trò thụ động [37].

1.4.1.1. Về tư cách của đương sự

Theo BLTTDS của Cộng hoà Pháp [8] , đương sự cũng bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người thứ ba tham gia tố tụng với tính chất là can thiệp dự sự.

BLTTDS Liên bang Nga [9] cũng không có quy định về tư cách của đương sự mà chỉ xác định những người tham gia TTDS bao gồm các bên (nguyên đơn, bị đơn), người thứ ba (người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập), kiểm sát viên, những người yêu cầu TA bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc người tham gia tố tụng để phát biểu kết luận về những tình tiết được quy định tại Điều 4, 46 và Điều 47.

1.4.1.2. Về quyền, nghĩa vụ cơ bản của đương sự

Trong phần các nguyên tắc của tố tụng, BLTTDS Cộng hoà Pháp quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ như: quyền khởi kiện, rút đơn khởi kiện (Điều 1), quyền được biết chứng cứ do bên đương sự kia cung cấp (Điều 15), quyền được bào chữa (Điều 18, 19, 20), quyền tham gia tranh luận (Điều 30), quyền biện hộ về nội dung (Điều 71, 72), phản kháng tố tụng (Điều 73, 74)…; về nghĩa vụ chứng minh thì: “Mỗi bên đương sự có nghĩa vụ chứng minh theo luật định các tình tiết cần thiết làm căn cứ cho các yêu cầu của mình (Điều 9); nghĩa vụ tôn trọng TA (Điều

BLTTDS Liên bang Nga quy định, những người tham gia tố tụng có quyền tiếp xúc với hồ sơ VA, ghi chép hoặc sao chụp tài liệu, đưa ra đề nghị loại trừ việc tham gia tố tụng, xuất trình chứng cứ và tham gia nghiên cứu chứng cứ, đặt ra câu hỏi cho nhà chuyên môn, giám định viên, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác, đưa ra yêu cầu. Bên cạnh đó, BLTTDS của Liên bang Nga còn quy định: các bên có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nhau (Điều 38); Người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thể tham gia tố tụng trước khi TA cấp sơ thẩm ra phán quyết và có quyền và nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn.

Người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập có thể tham gia tố tụng ở bên nguyên đơn hoặc phía bị đơn trước khi TA cấp sơ thẩm ra phán quyết, nếu phán quyết của TA ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập trong mối quan hệ với một trong hai bên. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập có thể tham gia tố tụng theo yêu cầu TA hoặc của những người tham gia tố tụng khác. Ng- ười có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập có quyền và nghĩa vụ tố tụng như các bên, trừ quyền thay đổi căn cứ hoặc đối tượng khởi kiện, quyền tăng hay giảm mức yêu cầu, quyền rút đơn khởi kiện, quyền thừa nhận vụ kiện, quyền hoà giải, quyền khởi kiện ngược lại và quyền yêu cầu ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Trong trường hợp người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập tham gia tố tụng, việc giải quyết VA được bắt đầu lại từ đầu (Điều 43).

Về việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, BLTTDS Liên bang Nga quy định: trong trường hợp một bên không thể tham gia tố tụng (công dân bị chết, thay đổi pháp nhân do giải thể, chấm dứt..., chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, và những trường hợp thay thế khác), TA cho phép bên đó được thay thế bằng người kế thừa quyền, nghĩa vụ TTDS. Việc thay thế có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào của TTDS. Những hành vi tố tụng được thực hiện trước khi có người thay thế nếu có hiệu lực bắt buộc đối với người được thay thế thì cũng có hiệu lực bắt buộc đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng (Điều 44). Về năng lực pháp luật tố tụng của mọi công dân và tổ chức là như nhau trong việc yêu cầu TA bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 36). Về năng lực hành

vi, Điều 37 BLTTDS Liên bang Nga quy định: Mọi tổ chức và công dân đến 18 tuổi có năng lực hành vi TTDS như nhau. Người chưa thành niên có thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS ở TA nếu đã kết hôn hoặc được công nhận có năng lực hành vi đầy đủ. Việc bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên từ mười bốn đến mười tám tuổi, của người bị hạn chế năng lực hành vi do đại diện hợp pháp của những người đó thực hiện. Những người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, người giám hộ, người đỡ đầu hoặc người khác do luật Liên bang quy định.

Pháp luật TTDS của Trung Quốc quy định về đương sự trong TTDS thể hiện như sau:

- Về khái niệm, thành phần của đương sự trong TTDS: BLTTDS Trung Quốc quy định: “công dân, pháp nhân và các tổ chức khác có thể là đương sự của

TTDS. Pháp nhân do người đại diện theo quy định của pháp luật tiến hành tố tụng. Những tổ chức khác do người phụ trách chính của tổ chức đó tiến hành tố tụng”.

Quy định này đã thừa nhận tư cách đương sự của cá nhân, pháp nhân và các tổ chức khác. Tuy nhiên, BLTTDS Trung Quốc không có quy định đương sự tham gia trong TTDS có tư cách tố tụng gì mà chỉ đề cập đến hai bên đương sự và người thứ ba.

Điều 56 quy định, trường hợp người thứ ba với một nội dung tố tụng của hai bên đương sự cho rằng mình có quyền yêu cầu riêng cũng có quyền khởi tố. Trường hợp người thứ ba đối với cùng một nội dung tố tụng của hai bên đương sự, tuy không có quyền yêu cầu riêng nhưng kết quả xử lý VA lại có liên quan đến lợi ích của họ về mặt luật pháp thì có thể xin tham gia tố tụng. Người thứ ba được TA quyết định có trách nhiệm dân sự thì được quyền lợi, nghĩa vụ tố tụng của đương sự.

- Về quyền và nghĩa vụ của đương sự: Điều 8 BLTTDS Trung Quốc ghi nhận: “Các đương sự có quyền tố tụng bình đẳng. TAND xét xử các VADS thực hiện quyền tố tụng đối xử với các đương sự phải hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật”. Để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, “Khi TAND xét xử các VADS, đương sự có quyền biện luận” (Điều 12). Tương tự như pháp luật TTDS Việt Nam quy định cho đương sự có quyền tự định đoạt thì trong BLTTDS Trung Quốc, Điều 13 cũng đã nêu: “Đương sự có quyền xử lý quyền dân sự và quyền tố

tụng của mình trong phạm vi quy định của pháp luật”. “Đương sự có quyền uỷ nhiệm người đại diện, nêu yêu cầu hồi tị, thu thập, cung cấp chứng cứ, tiến hành đối đáp, yêu cầu hoà giải, khiếu nại, xin được thi hành án” (Điều 50); Quyền tự hoà

giải “Đương sự hai bên có thể tự mình tiến hành hoà giải” (Điều 51); “Nguyên cáo

có thể từ bỏ, hoặc thay đổi thỉnh cầu tố tụng, bị cáo có thể chấp nhận hoặc bác bỏ lời thỉnh cầu tố tụng, có quyền đưa ra phản tố” (Điều 52).

Những quyền tố tụng trên đây có phần giống với quy định của pháp luật TTDS Việt Nam. Tuy nhiên, khi quy định về quyền uỷ nhiệm thay mặt mình tham gia tố tụng của đương sự, Điều 58 nêu rõ: “Những đương sự, người đại diện theo

luật định có thể uỷ nhiệm một đến hai người làm đại diện tố tụng”. Ngoài ra,

BLTTDS Trung Quốc còn đề cập rất chi tiết đến quyền được yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản, BPKCTT.

Theo BLTTDS Trung Quốc [10], bên cạnh các quyền trên, đương sự còn có những nghĩa vụ pháp lý nhất định. Điều 64 đã nêu rõ: “Đương sự có trách nhiệm đưa ra chứng cứ về những chủ trương của mình nêu ra”. Đồng thời, đương sự có

nghĩa vụ: có mặt theo giấy triệu tập, tuân thủ kỷ luật phiên toà, thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật…

Tóm lại, theo quy định của pháp luật tố tụng của một số nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa có thể nhận thấy, pháp luật tố tụng của các nước này đều có quy định xác định đương sự trong TTDS bao gồm nguyên đơn, bị đơn trong VADS, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được quy định trực tiếp là đương sự nhưng thông qua các quy định khác thì người này cũng được xác định có tư cách như là đương sự trong VA. Ngoài ra, pháp luật tố tụng của các nước này đều quy định khá đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của đương sự bên cạnh vai trò điều khiển và quyết định của TA. Tuy vậy, hệ thống pháp luật này vẫn thể hiện một nhược điểm là do quá đề cao vai trò của thẩm phán nên vai trò chủ động của đương sự trở lên mờ nhạt.

1.4.2. Quy định về đƣơng sự trong pháp luật một số nƣớc thuộc hệ thống pháp luật án lệ (Common Law) pháp luật án lệ (Common Law)

Đối với các nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ theo mô hình tranh tụng thì đương sự đóng vai trò quyết định toàn bộ hoạt động tố tụng, họ chủ động quyết định diễn

biến, trình tự tố tụng cũng như quyết định sự tham gia tố tụng của các chủ thể khác, TA đóng vai trò thụ động như “trọng tài” để đưa ra phán quyết cuối cùng [37].

1.4.2.1. Về tư cách của đương sự

Hệ thống xét xử của nước Anh với vai trò thụ động của Thẩm phán, việc tiến hành các thủ tục về nguyên tắc là trách nhiệm của chính các bên thông qua luật sư của họ gọi là “nguyên tắc phản kiện”. Vai trò chính của các Thẩm phán trong khi xét xử là đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục tố tụng, mặc dù đôi khi Thẩm phán có thể có vai trò tích cực hơn và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách và khí chất của từng Thẩm phán. Thẩm phán chỉ can thiệp để cuộc tranh luận của các bên được rõ ràng và trung thực. Đặc biệt, Thẩm phán không đặt ra bất cứ câu hỏi nào cho những người làm chứng nhưng có thể yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ bổ sung. Về thành phần và tư cách của đương sự, pháp luật tố tụng của Anh xác định đương sự bao gồm nguyên đơn và bị đơn trong VA [36].

Pháp luật tố tụng của Mỹ trên cơ sở thừa nhận lý thuyết đối nghịch giữa nguyên đơn và bị đơn và các bên này đều có luật sư của họ đại diện [36]. Vì vậy, pháp luật tố tụng của Mỹ xác định đương sự trong tố tụng bao gồm nguyên đơn và bị đơn. Người có quyền đã khởi kiện hoặc được người đại diện khởi kiện đều được xác định là nguyên đơn còn người có nghĩa vụ bị kiện là bị đơn. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt pháp luật thừa nhận VA có nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn [29].

1.4.2.2. Về quyền và nghĩa vụ cơ bản của đương sự

Theo pháp luật TTDS của Anh thì đương sự thường thực hiện các quyền, nghĩa vụ thông qua luật sư của mình. Luật sư (luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng) của các bên đương sự sẽ thực hiện hầu hết các thủ tục tố tụng thay cho các bên đương sự (vì thủ tục tố tụng tranh tụng do các bên đương sự thực hiện). Luật sư tư vấn thực hiện những công việc như: soạn thảo các văn bản pháp lý, bào chữa và biện hộ trước các toà cấp dưới và lập các văn bản tố tụng trước các toà cấp trên trong giai đoạn trước khi xét xử. Luật sư bào chữa hoạt động theo chuyên ngành thực hiện việc soạn bản bảo vệ cho các bên và bản bào chữa trước TA cao cấp [36]. Ngoài ra, luật pháp còn cho phép phạt tiền những đương [36].

Pháp luật tố tụng của Mỹ bị ảnh hưởng bởi yếu tố có tính chất “đối tụng” hay “tranh tụng tại toà” khiến cho diễn tiến của vụ kiện trở thành một cuộc tranh luận của các luật sư hai bên nguyên đơn và bị đơn, từ đó TA giống như một trọng tài chứ không tiến hành một cuộc điều tra riêng biệt nào. Vì vậy, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS tại Mỹ có vai trò rất quan trọng quyết định các hoạt động tố tụng tại TA, các bên đương sự hoạt động trong suốt quá trình tố tụng tại toà. Phần nhiều, các bên đương sự tại Mỹ trao quyền cho đại diện là các luật sư để thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng. Theo pháp luật TTDS của Mỹ, các đương sự đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt địa vị xã hội, cơ quan nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp chính quyền là bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn thì chính quyền sẽ cử một nhóm luật sư đặc biệt đại diện cho chính quyền tham gia tố tụng.

- Đương sự có thể hành xử tố quyền đại diện (class action - quyền đại diện để ra trước toà bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho nhiều cá nhân có liên quan đến vụ tranh tụng) khi mà vụ kiện có nhiều đương sự (nhiều nguyên đơn, nhiều bị đơn) thì mỗi nhóm nguyên đơn, nhóm bị đơn cử ra người đại diện, thay mặt cho cả nhóm để hành xử quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong phiên toà. Trong những trường hợp đặc biệt, chỉ cần một nguyên đơn đại diện ra trước toà để bảo vệ quyền lợi cho cả một tầng lớp, tuy vậy cần thẩm xét những người đại diện đó có thật lòng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhóm những người có cùng vấn đề đó hay không. Thông thường, hành xử tố quyền đại diện do các luật sư tham gia tố tụng thực hiện.

- Đương sự có quyền tiến hành các hoạt động điều tra ở giai đoạn tiền xét xử để có thể chuẩn bị tốt cho việc tranh tụng tại phiên xử nhằm chứng minh cho các yêu cầu của mình. Thường thì các bên có thể đưa ra tờ trình thẩm vấn, nhận bản khai và yêu cầu thu thập vật chứng mà không có sự cho phép của TA. Tuy nhiên, để hạn chế, TA sẽ đặt ra hạn định và kiểm tra thủ tục. Việc thực hiện một vài phương cách điều tra sẽ bị giới hạn bởi các quy tắc của TA. Chẳng hạn, đòi hỏi cung cấp xét nghiệm y khoa của nạn nhân có thể bị lạm dụng như một hành vi xâm phạm đời tư nên chỉ có thể cung cấp khi mà yếu tố này là cốt lõi của vụ tranh tụng. Một số TA theo sự hướng dẫn của TA Liên bang đưa ra cũng góp phần tham dự các thủ tục

điều tra. Luật TTDS Liên bang hiện nay đòi hỏi các bên đương sự phải tự động khai báo mọi thông tin xác đáng liên quan đến vụ kiện, kể cả phần khai báo về tên tuổi của nhân chứng, yêu cầu nhân chứng cung cấp thông tin bằng văn bản…Thực tế, thông thường việc điều tra do luật sư đại diện cho các bên đương sự thực hiện nhưng Thẩm phán xét xử có quyền giám sát các thủ tục đó và có một số phương cách điều tra khi muốn thực hiện phải có sự cho phép của Thẩm phán.

Ngoài ra, đương sự có quyền yêu cầu thay đổi bồi thẩm viên; yêu cầu TA triệu tập người làm chứng ra hầu toà; có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của mình; chất vấn các đương sự và người làm chứng về chứng cứ; đương sự thua kiện sẽ có nghĩa vụ phải chịu án phí; đương sự có quyền kháng cáo, khi kháng cáo họ phải nộp một khoản tiền dự phí kháng cáo. Một trong những thủ tục tố tụng bắt buộc đối với đương sự là các đương sư phải tuyên thệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam hiện hành 03 (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)