2.2. Đặc trƣng của giáo dục pháp luật cho ngƣời dân tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Mục tiêu giáo dục pháp luật cho người dân tỉnh Đắk Lắk
2.2.1.1. Các mục tiêu chung:
Một là, về mục tiêu giáo dục: chuẩn bị cho ngƣời dân Đắk Lắk một lƣợng kiến
thức, tri thức đời sống nhất định để tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, đƣợc thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ, lĩnh hội những kiến thức và những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc sống. Giáo dục là một quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển. Giáo dục có tính lịch sử, cụ thể; tính chất, mục đích, nội dung của giáo dục, phƣơng pháp giáo dục thay đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo các chế độ chính trị, kinh tế của xã hội. Giáo dục là một quá trình có mục đích chung và tổng quát là nhằm chuẩn bị, tạo nền tảng hiểu biết và nhận thức cho con ngƣời để sống, để hoạt động – quá trình truyền thụ các tri thức và rèn luyện các kỹ năng, kĩ xảo tƣơng ứng. Trong giáo dục thì yếu tố “học”, tức là sự tiếp nhận kiến thức và hiểu biết, là yếu tố quyết định; học để làm gì, tức là mục đích của giáo dục là gì? Năm 1996, Chủ tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI (UNESCO Commission on Education for the Twelty-First Century) Jacques Delors đã công bố bản báo cáo có tiêu đề: Learning: The Treasure Within, dịch sang tiếng Việt là “Học tập: Một tài sản tiềm ẩn”, trong đó xác định “Bốn trụ cột”: “Học để
biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống” (Learning to know, Learning to do, Learning to be and Learning to live together) mà theo Vũ Cao Đàm, đây là một tuyên ngôn triết lý về giáo dục thế kỷ XXI, nó chứa đựng triết lý về mục đích của sự học, về bản thân sự học, triết lý về bản chất hệ thống giáo dục, từ tiểu học đến đại học và hệ thống giáo dục trong môi trƣờng xã hội [204]. Theo đó, mục đích của giáo dục là nhằm hình thành nhân cách; hình thành lối sống và hành vi ứng xử; xây dựng nhận thức, tình cảm, thái độ, hiểu biết để tham gia vào các hoạt động xã hội, lao động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành…Mục đích cao nhất của giáo dục là để hình thành, tạo nên những nhân cách con ngƣời sống chuẩn mực trong cộng đồng và xã hội, hƣớng tới những giá trị tiến bộ và tích cực qua việc truyền thụ những kiến thức, biến kiến thức thành nhận thức, tình cảm, thái độ, niềm tin, quyết định để từ đó các cá nhân có đƣợc những hành vi phù hợp, chủ động tham gia các hoạt động thực tiễn. Luật Giáo dục của Việt Nam xác định mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 2).
Hai là, về mục tiêu giáo dục pháp luật: Đây là cái đích cần hƣớng tới của hoạt
động giáo dục pháp luật cho ngƣời dân Đắk Lắk, bắt đầu từ hoạt động truyền tải, tiếp nhận kiến thức pháp luật đến hình thành nhận thức, thái độ và tình cảm pháp luật, tiến tới hình thành nhân cách hành vi con ngƣời và cao hơn là hình thành lối sống văn hoá pháp luật bền vững. Mức độ rõ ràng, cụ thể của mục tiêu giáo dục pháp luật đƣợc xác định thông qua những thông số cụ thể nhƣ dung lƣợng và mức độ của kiến thức pháp luật cần đƣợc truyền thụ cho đối tƣợng sau khi hoàn thành chƣơng trình giáo dục; tiến độ thời gian của chƣơng trình. Trong trƣờng hợp giáo dục pháp luật đƣợc thực hiện thông qua chƣơng trình đào tạo thì tính cụ thể đó càng đƣợc biểu thị rõ ràng hơn nhƣ loại hình đào tạo; khối lƣợng kiến thức, kỹ năng; trình độ chuyên môn cần đạt đƣợc; tính chất của văn bằng tốt nghiệp v…v…Thiếu những thông số đó hoặc nếu những thông số đó thiếu sát thực, thiếu cụ thể hoặc
không phù hợp thì sẽ không thể thực hiện đƣợc chƣơng trình đào tạo, giáo dục pháp luật. Trong khi đó, mặc dù mục tiêu truyền thụ kiến thức, hiểu biết pháp luật cũng đƣợc đặt ra, nhƣng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật thƣờng đặt ra những chỉ tiêu về số lƣợng nhƣ số các văn bản đƣợc phổ biến, số ngƣời đƣợc phổ biến, mà không quan tâm nhiều đến nội dung văn bản; tính chất đại trà thƣờng chiếm ƣu thế trong các hoạt động này.
Khi nghiên cứu về vấn đề này, có ý kiến cho rằng mục tiêu của giáo dục pháp luật bao gồm: i) Mục đích nhận thức (hình thành, làm sâu sắc và mở rộng hệ thống trí thức pháp luật của công dân); ii) Mục đích cảm xúc (hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật); iii) Mục đích hành vi (hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực; iv) Mục đích xây dựng lối sống văn hoá pháp luật bền vững (mục đích lối sống) bốn mục đích này có mối quan hệ qua lại, thống nhất với nhau từ nhận thức đến tự giác, từ tự giác đến tích cực và từ tích cực đến thói quen xử sự hợp pháp và cao hơn là lối sống văn hoá pháp luật[132, tr.431].
2.2.1.2. Các mục tiêu cụ thể
Một là, trang bị, cung cấp, bồi dƣỡng và nâng cao tri thức pháp luật cho ngƣời
dân tỉnh Đắk Lắk với phƣơng châm học để biết nhằm từng bƣớc mở rộng và làm sâu sắc tri thức hiểu biết pháp luật; am hiểu thấu đáo pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý. Các yếu tố này xuất phát từ đòi hỏi của các đối tƣợng giáo dục khác nhau phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nhằm hình thành lòng tin vào sự cần thiết đối với pháp luật nói chung và lợi ích xã hội của các quy phạm pháp luật nói riêng từ đó mỗi chủ thể đạt đƣợc sự đồng cảm đối với pháp luật. Đây là mục tiêu đầu tiên của giáo dục pháp luật vì sự am hiểu pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển ý thức pháp luật, tƣ duy pháp lý, nhân cách hành vi và văn hoá pháp luật ở con ngƣời. Sự am hiểu xã hội nói chung, pháp luật nói riêng là điều kiện cần thiết, mà thiếu nó không nên nói về chính trị. Ngƣời mù chữ thì đứng ngoài chính trị, ngƣời không hiểu biết pháp luật thì càng mù về chính trị, vì vậy, trƣớc khi mở rộng và nâng cao tri thức pháp lý thì phải nói về việc thông qua giáo dục pháp luật mà trang bị cho con ngƣời những tri thức cơ bản
về pháp luật nhƣ giá trị xã hội của pháp luật và vai trò điều chỉnh của nó. Kiến thức pháp luật cần đƣợc chuyển tải, truyền thụ này là hết sức đa dạng, bắt đầu từ những quy định pháp luật, những văn bản pháp luật cụ thể cho đến các nguyên tắc, nguyên lý, tri thức pháp luật nói chung cũng nhƣ của các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, từ kiến thức pháp luật phổ cập, đại cƣơng cho đến các kiến thức giáo dục pháp luật chuyên nghiệp (đối với Thẩm phán, Luật sƣ, Điều tra viên, Kiểm sát viên v..v.). Đây là quá trình chuyển hóa thông tin pháp luật - hạt nhân quan trọng nhất của giáo dục pháp luật - những thông tin có định hƣớng, có tính phân hóa cụ thể cho từng đối tƣợng, từ đó, hình thành nhận thức về pháp luật với tƣ cách là những nhận thức pháp lý, thái độ, tình cảm và niềm tin pháp lý phù hợp của cá nhân. Mục đích của giáo dục pháp luật là làm cho những kiến thức pháp luật từ yếu tố ngoại lai đối với cá nhân trở thành yếu tố nội sinh, để đối tƣợng giáo dục cảm nhận đƣợc rằng những kiến thức đó đã trở thành nhận thức của mình, là “cái của mình” - Đây là mức cao hơn của mục tiêu “học để biết”. Quá trình này đƣợc hỗ trợ bởi các yếu tố đƣợc tích hợp trong quá trình xã hội hóa cá nhân, hình thành nhân cách để rồi, cùng với những hiểu biết pháp luật, một nhân cách pháp lý đƣợc hình thành, củng cố. Vì vậy, một nhân cách có thể hình thành, phát triển mà không nhất thiết phải hiểu biết pháp luật, nhƣng bản thân pháp luật khi đã trở thành yếu tố nội sinh của cá nhân thì nó có vai trò hỗ trợ cho nhân cách đó phát triển đúng hƣớng, bền vững. Biểu hiện của một nhân cách pháp lý là sự độc lập của cá nhân trong việc đánh giá đƣợc đầy đủ các giá trị của pháp luật, đồng tình hay không đồng tình với nội dung quy định của pháp luật; nhận thức đƣợc nhu cầu phải hành động phù hợp với pháp luật hay “bỏ qua” nó, tức là coi thƣờng hoặc thậm chí vi phạm. Tuy nhiên, để đạt tới mục đích cảm xúc về pháp luật còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tri thức pháp luật, về quy phạm, về nguyên tắc pháp lý, về sự am hiểu trong việc đánh giá các sự kiện pháp lý. Tri thức pháp luật càng đầy đủ thì tình cảm pháp luật càng mạnh mẽ; nó tạo nên cơ sở của sự định hƣớng lòng tin ổn định vào các giá trị của pháp luật, đồng thời giúp cho con ngƣời tổ chức một cách có ý thức hành vi của mình và tự kiểm tra hành vi từ các quan điểm, chuẩn mực pháp lý. Tri thức pháp luật phải là sự am hiểu có hệ
thống với những nhận thức thấu đáo về nội dung, ý nghĩa của pháp luật, biết đánh giá một cách tin tƣởng các sự kiện pháp lý với hành vi này hay hành vi kia là hợp pháp hay không hợp pháp, hợp lý hay không hợp lý [47, tr.28-29].
Hai là, hình thành lòng tin vào pháp luật – Mục đích cảm xúc: Sự hình thành
lòng tin vững chắc của công dân vào pháp luật, vào sự cần thiết phải tuân theo những quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Tri thức pháp luật mà thiếu tình cảm tôn trọng đối với pháp luật thì không dự đoán và đảm bảo hành vi hợp pháp, không giữ vững đƣợc những nhiệm vụ đặt ra. Con ngƣời nếu thiếu lòng tin đối với pháp luật thì hành vi của họ thƣờng lệch khỏi các chuẩn mực pháp luật. Lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của hành vi hợp pháp, nó bao gồm giáo dục tình cảm công bằng (biết đánh giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định các tiêu chuẩn đánh giá về tính công bằng của pháp luật, biết quan hệ với ngƣời khác và với chính mình bằng các quy phạm pháp luật); tình cảm trách nhiệm (ý thức về nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mình, thực hiện những mệnh lệnh pháp luật, hoàn thành không điều kiện những nghĩa vụ pháp lý trong các mối quan hệ pháp luật với các chủ thể khác), tình cảm không khoan nhƣợng (đối với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm) và tình cảm pháp chế (hình thành ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật) [47, tr.30].
Ba là, xây dựng thói quen vững chắc xử sự theo những đòi hỏi của pháp luật,
từ đó hình thành động cơ và hành vi tích cực và văn hóa pháp luật phù hợp. Cung cấp tri thức, giáo dục lòng tin sâu sắc vào sự cần thiết phải tuân theo một cách tự nguyện những mệnh lệnh của pháp luật là những yếu tố rất quan trọng nhằm hình thành động cơ và hành vi hợp pháp. Những tình cảm công bằng, bình đẳng, ý thức trách nhiệm và không khoan dung đối với các vi phạm pháp luật là những yếu tố tâm lý, tƣ tƣởng không tách rời với việc hình thành hành vi hợp pháp, tự giác và tích cực. Nhờ vào những thôi thúc nội tâm, những tình cảm và lòng tin vững chắc vào pháp luật ở con ngƣời mới hình thành đƣợc động cơ và hành vi hợp pháp, tự nguyện và tích cực. Con đƣờng đúng đắn để đạt đƣợc mục đích hình thành động cơ và hành vi hợp pháp, tích cực của pháp luật chỉ có thể nhờ vào quá trình giáo dục
một cách kiên trì bằng nhiều hình thức và phƣơng tiện để mọi ngƣời hiểu biết một cách sâu sắc về sự cần thiết, hợp lý và lợi ích của các mệnh lệnh pháp luật đối với xã hội nói chung cũng nhƣ đối với tất cả các thành viên trong xã hội.
Bốn là, mục đích cao nhất và lâu dài, ổn định nhất của giáo dục pháp luật là
nhằm góp phần thúc đẩy quá trình hình thành hành vi ứng xử theo pháp luật và xây dựng lối sống văn hoá pháp luật bền vững. Hành vi pháp luật là sự lựa chọn, sự quyết định cuối cùng của cá nhân trong quá trình xã hội hóa với tƣ cách là một thực thể pháp lý. Đó còn là biểu hiện khách quan của nhận thức, tình cảm chủ quan, vì thế, đó cũng còn là sự kết hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan đƣợc biểu hiện bằng một quyết định của cá nhân trong những tình huống cụ thể. Hành vi đƣợc thể hiện bằng việc tuân theo pháp luật (hành vi hợp pháp), hay không tuân theo pháp luật (hành vi không hợp pháp) hoặc chống đối, thờ ơ, bàng quan, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, hành vi nói chung và hành vi pháp luật nói riêng là tổ hợp của các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, để giáo dục pháp luật đạt đƣợc mục tiêu tác động đến quá trình xây dựng và củng cố hành vi pháp luật thì nội dung, phƣơng pháp giáo dục đó phải đƣợc đặt ra sao cho phù hợp với các yếu tố khách quan và chủ quan đó. Đó chính là lý do vì sao việc giáo dục pháp luật cho ngƣời dân Đắk Lắk phải vừa đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, lại vừa phải cụ thể, đƣợc cá thể hóa cao về đối tƣợng, về nhu cầu, về điều kiện địa lý kinh tế, xã hội, trình độ dân trí, khả năng của ngƣời học v.v…Mục tiêu giáo dục pháp luật nhằm góp phần hình thành hành vi pháp luật đúng đắn và phù hợp chính là biểu hiện của mục tiêu “học để làm” và “học để cùng chung sống”. Tổng hợp kết quả của quá trình hình thành nhân cách pháp luật và hành vi pháp luật đúng đắn là văn hóa pháp luật, khi những hiểu biết, những hành vi đã trở thành thói quen, thành quy phạm nội tại có khả năng điều tiết thái độ và hành vi con ngƣời trong những mối quan hệ, những môi trƣờng và hoàn cảnh nhất định. Đó cũng chính là biểu hiện của phƣơng châm “học để biết chung sống với mọi ngƣời”, biết chấp nhận sự tƣơng đồng và khác biệt.
Lô-gíc các mục tiêu giáo dục pháp luật cho ngƣời dân tỉnh Đắk Lăk đƣợc diễn đạt theo sơ đồ sau:
Lô-gíc các mục tiêu của giáo dục pháp luật cho thấy rằng, các mục tiêu đó đƣợc đặt ra theo đúng quy luật của giáo dục, theo đó, việc đạt đƣợc mục tiêu chuyển tải và tiếp nhận các kiến thức pháp luật là tiền đề để hƣớng đến mục tiêu hình thành nhận thức, thái độ và tình cảm pháp luật. Đến lƣợt nó, những mức độ đạt đƣợc của quá trình “học để biết” này lại làm tiền đề cho việc hình thành tính tích cực về pháp lý của cá nhân, cho dù cá nhân đó là ngƣời dân thƣờng hay cán bộ quản lý, lãnh đạo hoặc thậm chí là các chức danh nghề nghiệp nhƣ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Luật sƣ, cán bộ cơ quan thi hành án, Trợ giúp viên pháp lý. Cuối cùng, không thể có đƣợc văn hóa pháp luật, tức là thói quen, tâm thức hành xử phù hợp với pháp luật nếu không tạo ra đƣợc ở mỗi con ngƣời và trong toàn xã hội ý thức tôn trọng pháp luật, sự am hiểu và nhận thức đúng đắn về pháp luật và các giá trị của nó, nếu không có điều kiện cho sự thể hiện những hành vi pháp luật phù hợp và