Nhóm các quy định phápluật về tự chủ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý về tự chủ đại học ở việt nam qua thực tiễn ở đại học quốc gia hà nội (Trang 55 - 58)

2.2. Thực trạng khung phápluật hiện hành về tự chủ đại họ cở Việt Nam

2.2.4. Nhóm các quy định phápluật về tự chủ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

ghi nhận quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu ở các mặt tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, về nhân sự, về xác định giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, về tài chính và giao dịch tài chính.

Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự chủ theo các Nghị định nói trên vẫn ở mức độ thấp, chung chung cho tất cả các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu và chủ yếu tập trung vào tự chủ tài chính.

2.2.4. Nhóm các quy định pháp luật về tự chủ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo dục, đào tạo

Luật GDĐH năm 2012; Luật KH&CN năm 2013 đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc trong tƣ duy pháp lý về tự chủ thông qua việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH công lập trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự; tài chính và tài sản; đào tạo, KH&CN, HTQT, đảm bảo chất lƣợng GDĐH. Nhƣ vậy, các yếu tố cốt lõi hình thành nên cơ chế TCĐH đã đƣợc quy định tƣơng đối đầy đủ trong Luật GDĐH năm 2012. Ngày 24/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017, cho phép các cơ sở GDĐH công lập khi cam kết tự bảo

đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ đƣợc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện; đã giao quyền tự chủ cao hơn trong tất cả các lĩnh vực hoạt động so với những quy định của Luật GDĐH và các nghị định khác của Chính phủ.

Nghị quyết số 77/NQ-CP đã liệt kê tƣơng đối đầy đủ các quyền tự chủ đối với một cơ sở GDĐH công lập, bao gồm các nhóm:

(i) Tự chủ về hoạt động (đào tạo, NCKH và HTQT...)

- Cơ sở GDĐH đƣợc quyền mở các ngành đào tạo các trình độ phù hợp với năng lực đào tạo của trƣờng và đáp ứng nhu cầu xã hội với điều kiện tuân thủ các điều kiện luật;

- Cơ sở GDĐH đƣợc quyền chủ động xác định quy mô tuyển sinh và xây dựng phƣơng án tuyển sinh riêng;

- Tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện CTĐT và kiểm định chất lƣợng giáo dục theo quy định.

- Tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ NCKHhọc cấp Bộ, cấp trƣờng; Chủ động hợp tác, liên kết với các cơ sở GDĐH nƣớc ngoài để đào tạo, và hợp tác NCKH;

(ii) Tự chủ trong tổ chức bộ máy và nhân sự

- Cơ sở GDĐH đƣợc quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quyết định thành lập, tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc;

- Cơ sở GDĐH đƣợc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch, sắp xếp, bố trí, phân công công tác, điều động, biệt phái, tiếp nhận, luân chuyển, nghỉ hƣu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với cán bộ, CCVC thuộc thẩm quyền quản lý;

- Cơ sở GDĐH có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý thu, chi tài chính, tài sản, đầu tƣ xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị, trích lập và sử dụng các quỹ của trƣờng.

(iv) Điều kiện để tự chủ và trách nhiệm giải trình của Cơ sở DĐH

- Việc giao quyền tự chủ phải đi cùng trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH. Trách nhiệm này bao gồm: việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông tin minh bạch và trách nhiệm báo cáo giải trình công khai với công chúng, đem lại sự hài lòng cho sinh viên và các bên có liên quan.

- Việc trao quyền tự chủ cho trƣờng đại học hoàn toàn không đồng nhất với cơ chế phân quyền trách nhiệm giám sát trƣờng đại học từ Trung ƣơng cho các tỉnh, thành phố, địa phƣơng.

- Việc giao quyền tự chủ phải có sự giám sát, kiểm soát từ phía Nhà nƣớc, xã hội, ngƣời học và ngƣời sử dụng lao động. Để thực hiện giám sát, kiểm soát cần dựa trên hệ thống các chuẩn mực tối thiểu đối với GDĐH và hệ thống các văn bản quy định của các cơ sở GDĐH do Nhà nƣớc quy định.

- Mục tiêu TCĐH chỉ thành hiện thực khi mỗi trƣờng đại học đủ năng lực tiếp nhận và quản trị thành công cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm do luật định. Nhƣ vậy, thành công của Luật GDĐH 2012, Nghị quyết số 77/NQ-CP ở chỗ làm thay đổi một cách cơ bản tƣ duy pháp lý về TCĐH, tiệm cận với khái niệm “tự trị đại học” ở các nƣớc trên thế giới. Nghị quyết số 77/NQ-CP đã thực sự đóng vai trò là cơ sở pháp lý để các Cơ sở GDĐH xây dựng và thực hiện các đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo mô hình TCĐH.

Luật GDÐH năm 2018 tại khoản 4, Ðiều 12 quy định đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH gắn liền với trách nhiệm giải trình, tăng cƣờng kiểm định chất lƣợng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, thanh tra của Nhà nƣớc và giám sát xã hội, theo quy định của pháp luật. Luật GDÐH năm 2018 cũng quy định cơ sở GDĐH có quyền tự chủ và trách

nhiệm giải trình trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lƣợng, mở ngành, hoạt động KH&CN, hợp tác trong nƣớc và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật; Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và ngƣời lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở GDĐH phù hợp với quy định của pháp luật; Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tƣ phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật [7]. Nhƣ vậy, với một số sửa đổi, bổ sung, nội dung tự chủ đại học trong Luật GDÐH 2018 đã đƣợc quy định rõ ràng, toàn diện hơn. Ðồng thời Luật cũng quy định chặt chẽ hơn về kiểm định, mở ngành, hợp tác đào tạo cũng nhƣ trách nhiệm giải trình khi thực hiện tự chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý về tự chủ đại học ở việt nam qua thực tiễn ở đại học quốc gia hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)