Tự chủ đại họ cở Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý về tự chủ đại học ở việt nam qua thực tiễn ở đại học quốc gia hà nội (Trang 61 - 78)

2.3. Khung phápluật và thực trạng thực hiện tự chủ đại họ cở ĐHQGHN

2.3.2. Tự chủ đại họ cở Đại học Quốc gia Hà Nội

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện quyền tự chủ đại học ở ĐHQ HN a) Về hoạt động khoa học và công nghệ

Năm 2014, ĐHQGHN ban hành Quyết định số 3839/QĐ-ĐHQGHN, Quy định về Quản lý nhiệm vụ KHCN cấp ĐHQGHN theo hƣớng tăng cƣờng tự chủ và trách nhiệm cho các đơn vị thành viên bao gồm các nội dung: quản lý nhiệm vụ KHCN; quản lý và tổ chức hoạt động NCKH của sinh viên; quản lý đầu tƣ về KH&CN; quản lý và tổ chức khai thác hệ thống trang thiết bị KHCN; quản lý và tổ chức Hội nghị, Hội thảo khoa học; quản lý, sử dụng kết quả hoạt động KHCN và thông tin KHCN; khen thƣởng và xử lý vi phạm trong hoạt động KHCN.

Đối với ĐHQGHN tự chủ trong các nhiệm vụ:

- Ban hành Quy định về quản lý hoạt động KHCN trong ĐHQGHN; tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động KH&CN của ĐHQGHN và của các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN của ĐHQGHN và chịu trách nhiệm trƣớc Bộ KH&CN về các chƣơng trình, đề tài NCKH và công nghệ đƣợc giao. Xác định các hoạt động KH&CN cấp ĐHQGHN; các nhiệm vụ KH&CN liên ngành, liên lĩnh vực; các chƣơng trình, nhiệm vụ KH&CN trọng điểm quốc gia.

- ĐHQGHN đƣợc tổ chức thí điểm mô hình, cơ chế quản lý các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ mới, báo cáo Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát.

- Nghiên cứu và cung cấp các giải pháp về công nghệ, thiết bị, tri thức, sản phẩm mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng các vƣờn ƣơm công nghệ, gắn phát triển công nghệ với tạo sản phẩm mới có khả năng thƣơng mại cao; tham gia tuyển chọn, tƣ vấn, phản biện, thực hiện các nhiệm vụ, hợp đồng KH&CN theo đơn đặt hàng.

- Phát triển và triển khai các hoạt động KH&CN theo các hƣớng trọng điểm của Nhà nƣớc; triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả NCKH, tổ chức sản xuất kinh doanh và tƣ vấn dịch vụ; đẩy mạnh những nghiên cứu mang tính liên ngành, liên lĩnh vực phục vụ đào tạo nguồn nhân lực KHCN chất lƣợng cao và bồi dƣỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu để cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lƣợc, chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

- Hợp tác nghiên cứu và triển khai KHCN với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, địa phƣơng và các tổ chức khác ở trong và ngoài nƣớc.

- Tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn khác nhau cho hoạt động KH&CN; xây dựng và triển khai hoạt động của các quỹ KH&CN, hỗ trợ khả năng sáng tạo, phát triển sản phẩm KH&CN hoàn chỉnh.

Các hoạt động KH&CN cấp ĐHQGHN, cấp cơ sở có sử dụng NSNN hoặc do Quỹ phát triển KH&CN tài trợ đƣợc tổ chức dƣới hình thức chƣơng trình, đề tài, dự án và các hình thức khác đƣợc thực hiện theo phƣơng thức tuyển chọn, giao trực tiếp theo quy định của Luật KH&CN và quy định của ĐHQGHN phù hợp với các quy định của Nhà nƣớc.

Các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu KH&CN cấp ĐHQGHN đƣợc tính tƣơng đƣơng nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu KH&CN cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và đƣợc tổ chức thực hiện, quản lý theo quy định do Giám đốc ĐHQGHN ban hành, phù hợp với quy định đối với đề tài cấp Bộ.

Đối với các đơn vị thành viên tự chủ trong các nhiệm vụ:

- Tuân thủ các quy định của ĐHQGHN về hoạt động KH&CN và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật.

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hằng năm về hoạt động KH&CN của đơn vị, báo cáo Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt’

- Chủ động phát triển các nguồn lực phục vụ hoạt động KH&CN; báo cáo ĐHQGHN khi tham gia đấu thầu các đề tài và chƣơng trình NCKH trọng điểm cấp Nhà nƣớc để đƣợc hỗ trợ và bảo đảm theo quy định của pháp luật, không có sự trùng lặp giữa các đơn vị trong ĐHQGHN.

b) Về tổ chức bộ máy, nhân sự

* Về tổ chức bộ máy:

ĐHQGHN giao quyền tự chủ cao cho các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc trong công tác tổ chức bộ máy của đơn vị, cụ thể:

ĐHQGHN ban hành Quyết định số 3568 ngày 08/10/2014 Quy định về Tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, theo đó các trƣờng đại học thành viên xây dựng kế hoạch phát triển cơ cấu tổ chức, báo cáo Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch đƣợc phê

duyệt, Hiệu trƣởng xây dựng Đề án thành lập, thông qua cấp ủy và Hội đồng khoa học và đào tạo của Trƣờng, ra quyết định (hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định) thành lập, ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động hoặc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trƣờng và báo cáo [38].

- Ngoài các đơn vị, tổ chức đào tạo và NCKH nhƣ hiện nay theo Nghị định số 186/2013/NĐ-CP và Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg, ĐHQG không có các viện NCKH trực thuộc do Giám đốc ĐHQG quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể nhƣ trƣớc đây [20].

Các đơn vị đƣợc quyết định thành lập, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phƣơng án sắp xếp lại, kiện toàn các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

* Về nhân sự:

ĐHQGHN giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các đơn vị thành viên và quyền tự chủ một phần với các đơn vị trực thuộc trong việc tuyển dụng và sử dụng viên chức của đơn vị, các quy định cụ thể đƣợc nêu rõ trong các Quyết định số 3768; QĐ số 3668; QĐ số 3568 của Giám đốc ĐHQGHN.

Nhƣ vậy, để phát huy tối đa quyền tự chủ của mình, ĐHQGHN cần phải xây dựng đƣợc hệ thống tổ chức, bộ máy phù hợp từ cấp ĐHQGHN xuống đến các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, đảm bảo thực hiện quản lý xuyên suốt và triệt để.

ĐHQGHN đã đƣợc tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình cao, mở và liên thông, liên kết, phát huy lợi thế chuyên môn hóa trong khuôn khổ quản lý và điều phối thống nhất của ĐHQGHN, sử dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học, CSVC và kỹ thuật. Với cơ cấu tổ chức, bộ máy và nhân sự của ĐHQG nhƣ vậy cho phép các trƣờng đại học thành viên chủ

động tập trung các nguồn lực cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, CSVC... liên quan đến chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình.

c) Về hoạt động tài chính

Từ năm 2002 đến năm 2006, ĐHQGHN thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP, Thông tƣ 25/2002/TT-BTC, Thông tƣ 121/2003/TTLT/BTC- BGD&ĐT–BNV. Từ năm 2007 đến năm 2015 ĐHQGHN thực hiện theo qui định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 43. Nghị định 43 phân loại các đơn vị tự chủ thành tự đảm bảo 100% kinh phí chi thƣờng xuyên và tự đảm bảo một phần kinh phí chi thƣờng xuyên nhƣng quy định thu là nhƣ nhau nên thiếu cơ chế khuyến khích các đơn vị thí điểm tự chủ trong việc tăng nguồn thu. Mặt khác nguồn thu hiện nay của các trƣờng đại học chủ yếu vẫn là nguồn thu học phí. Nguồn thu này đƣợc quyết định bởi hai yếu tố: Chỉ tiêu đào tạo và mức thu. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn bị khống chế chỉ tiêu đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT và mức thu học phí, lệ phí bị giới hạn theo NĐ 49/CP của CP về khung học phí. Vì vậy, các cơ sở đào tạo vẫn phải thực hiện mức thu học phí trong trần quy định thấp nên không bù đắp đủ chi phí hoạt động thƣờng xuyên. Điều này khiến cho chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng đại học không có nhiều đột phá, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc nhiều so với nhu cầu xã hội và hội nhập với thế giới.

Để khắc phục các bất cập trên ngày 14/2/2015 CP đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP theo hƣớng quy định các vấn đề chung, làm căn cứ cho các bộ, cơ quan liên quan xây dựng các Nghị định riêng quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể. Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự

nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Đây chính là bƣớc đột phá trong tự chủ tài chính. Theo đó, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp theo 4 mức độ: (i) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; (ii) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thƣờng xuyên; (iii) Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên; (iv) Tự chủ tài chính đối với đơn vị đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên.

Theo Quyết định 26/2014/QĐ-TTg, ĐHQGHN là đơn vị đƣợc quyền tự chủ cao trong các hoạt động về tài chính và cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tƣớng CP qui định. Trong phạm vi nguồn kinh phí thƣờng xuyên đã đƣợc cấp ĐHQGHN đƣợc qui định nội dung, mức thu chi trên cơ sở cân đối các nguồn thu chi phù hợp khả năng của ĐHQGHN và qui định của Nhà nƣớc. ĐHQGHN là chủ đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ sử dụng chung cho nhiều đơn vị trong ĐHQGHN; đƣợc qui định mức học phí phù hợp với chất lƣợng đào tạo đối với các CTĐT chất lƣợng cao.

ĐHQGHN là đơn vị dự toán cấp I nhận dự toán ngân sách hằng năm do Thủ tƣớng CP giao và thực hiện quản lý thống nhất việc phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc theo qui định hiện hành; chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách của ĐHQGHN và công tác kế toán, quyết toán ngân sách của các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc theo qui định hiện hành. Các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc bao gồm các trƣờng đại học thành viên, các khoa trực thuộc, các viện nghiên cứu, các trung tâm… là đơn vị dự toán cấp II. Là nơi xây dựng các kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thuộc phạm vi chức năng của đơn vị mình, là đơn vị có con dấu và tài

khoản riêng. Cấp III là các đơn vị trực thuộc cấp II gồm các khoa đào tạo, viện, bộ môn, trung tâm nghiên cứu trực thuộc trƣờng…

ĐHQGHN có nhiệm vụ:

Triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ thu chi ngân sách; Quản lý, hƣớng dẫn, kiểm tra, điều hành ngân sách, thực hiện chế độ báo cáo về kế hoạch tài chính; quản lý đầu tƣ xây dựng theo qui định của pháp luật; quyết định đầu tƣ các dự án theo qui định của Nhà nƣớc.

Quyết định phân bổ chi phí quản lý đào tạo, quản lý KHCN, quản lý học sinh, sinh viên, giữa các đơn vị trong ĐHQGHN; quyết định tỉ lệ trích nộp đối với các khoản thu sự nghiệp của đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc về ĐHQGHN để phục vụ các nhiệm vụ chung của ĐHQGHN và thực hiện công khai tài chính của ĐHQGHN theo qui định của Nhà nƣớc.

Quản lý, hƣớng dẫn, kiểm tra các đơn vị dự toán trực thuộc để sử dụng nguồn tài chính theo qui định của pháp luật; chủ động huy động các nguồn tài chính, hỗ trợ các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc phát triển các nguồn thu sự nghiệp theo qui định của pháp luật; quản lý các nguồn lực cua đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc; quản trị dữ liệu kế hoạch tài chính thống nhất trong toàn ĐHQGHN.

Các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN có nhiệm vụ:

Xây dựng dự toán thu chi ngân sách hằng năm của đơn vị trình Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt để tổ chức thực hiện.

Các đơn vị thành viên đƣợc tự chủ theo qui định hiện hành trong phạm vi nguồn kinh phí thƣờng xuyên đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo dự toán hằng năm của ĐHQGHN và tự chủ quyết định mức thu chi đối với các hoạt động do đơn vị thực hiện; có nhiệm vụ đầu tƣ xây dựng, quản lý và điều hành CSVC kỹ thuật của đơn vị đƣợc giao quản lý theo qui định của ĐHQGHN.

Về công tác tài chính: Các đơn vị phải phát triển các nguồn thu bổ sung để phát triển nhà trƣờng và ĐHQGHN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức. Sử dụng hiệu quả và đúng qui định của nhà nƣớc và của ĐHQGHN các nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, NCKH, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ CBVC, hiện đại hóa CSVC… thúc đẩy công tác liên thông, liên kết, hợp tác giữa các đơn vị. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà trƣờng, các nguồn lực đƣợc nhà nƣớc và ĐHQGHN giao cho.

Theo cơ chế tự chủ tài chính ĐHQGHN chia ra 3 cấp: i) Cấp đƣợc NSNN đảm bảo chi toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên; ii) Cấp đƣợc NSNN đảm bảo chi 50-60% hoạt động thƣờng xuyên gồm các trƣờng thành viên, các khoa và trung tâm trực thuộc; iii) Cấp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.

Việc phân cấp quản lí đã dần xóa bỏ cơ chế xin cho đối với các đơn vị trong ĐHQGHN, tạo điều kiện cho các đơn vị đƣợc tự chủ cao nhằm phát huy sức mạnh của đơn vị và nâng cao tính cạnh tranh của đơn vị trong xã hội, giúp phân bổ nguồn tài chính NSNN cấp cho các đơn vị một cách có hiệu quả hơn. Các đơn vị cũng chủ động đƣợc kế hoạch chi tiêu của mình từ đó sử dụng kinh phí có hiệu quả hơn và nâng cao chất lƣợng đào tạo, NCKH của đơn vị.

Mặc dù vậy bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì công tác quản lý tài chính của ĐHQGHN vẫn còn một số bất cập cần phải khắc phục nhƣ nguồn thu vẫn còn hạn chế. Việc phân bổ kinh phí vẫn chƣa thật sự tạo đƣợc động lực cho đơn vị để nâng cao chất lƣợng đào tạo, cơ cấu chi vẫn chƣa hợp lí.

ĐHQGHN cũng đã xây dựng các giải pháp để gia tăng nguồn lực tài chính và đã đƣợc cụ thể hóa trong bản Kế hoạch chiến lƣợc. Theo đó cần kiến nghị nhà nƣớc ban hành cơ chế tài chính đặc thù, ƣu tiên đầu tƣ phát triển ĐHQGHN phù hợp với vị thế pháp lý và chiến lƣợc phát triển; Cấp kinh phí

kịp thời để đảm bảo đúng tiến độ hoạt động của đơn vị. Mặt khác cần phát triển các CTĐT tiên tiến, chất lƣợng cáo, đạt chuẩn quốc tế để thu học phí. Đẩy mạnh liên kết đào tạo quốc tế để tăng nguồn thu; Phát triển các dự án đầu tƣ chiều sâu trong lĩnh vực KHCN, kêu gọi vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài nhằm đem lại hiệu quả đầu tƣ.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, yêu cầu về tự chủ tài chính đƣợc xem là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp lý về tự chủ đại học ở việt nam qua thực tiễn ở đại học quốc gia hà nội (Trang 61 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)