Thực trạng pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Trang 40 - 43)

Chương 2 Thực trạng về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

2.1. Thực trạng pháp luật về giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH. NHÂN DÂN CẤP TỈNH.

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 giành một chương với 25 điều quy định về hoạt động giám sát của HĐND, trong đó có HĐND cấp tỉnh, tiếp sau đó là Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh. Hoạt động giám sát của HĐND được coi là hoạt động thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.

Chủ thể thực hiện quyền giám sát đối với cấp tỉnh là HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, quyền giám sát của đại biểu HĐND cấp tỉnh lại chưa được quy định cụ thể. Chương III, Luật tổ chức HĐND và UBND có tiêu đề Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND nhưng lại chỉ có 3 mục quy định về hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và Ban của HĐND mà không có quy định về hoạt động giám sát của đại biểu HĐND [44]. Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 cũng không có quy định cụ thể gì hơn về thực hiện quyền giám sát của đại biểu HĐND.

Về hình thức giám sát, HĐND giám sát thông qua hoạt động tại kỳ họp HĐND như xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu; HĐND giám sát giữa hai kỳ họp qua hoạt động thành lập Đoàn giám sát [44, Điều 57]. Nhìn chung, các hình thức giám sát của HĐND cấp tỉnh đã được quy định tương đối đầy đủ, nếu HĐND thực hiện tốt các hình thức giám sát này thì vị trí và vai trò của HĐND đã được nâng lên một bước mới, chất lượng và hiệu quả giám sát của HĐND. Tuy nhiên, để hoạt động giám sát của HĐND thực sự có chất lượng thì quy định về các hình thức giám sát của HĐND cấp tỉnh cần rõ ràng hơn, cụ thể hơn và có tính khả thì hơn, tránh hình thức trong giám sát.

Thường trực HĐND giám sát thông qua hoạt động thành lập Đoàn giám sát; xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND cấp tỉnh, tổng hợp kết quả giám sát trình HĐND; xem xét việc trả lời chất vấn trong trường hợp người bị chất vấn được HĐND cho phép trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực HĐND; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh để trình HĐND. So với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1993, thì hiện nay, quyền giám sát của Thường trực HĐND cấp tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước góp phần vào hoạt động giám sát chung của HĐND. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Thường trực HĐND được quy

định trong Luật vẫn còn hạn chế, chưa thể hiện được vai trò là cơ quan thường trực của HĐND, giúp HĐND giữa 2 kỳ họp.

Ban của HĐND có trách nhiệm giúp HĐND giám sát thông qua các hoạt động thẩm tra báo cáo, đề án do HĐND cấp tỉnh hoặc Thường trực HĐND phân công; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; trong trường hợp cần thiết, yêu cầu UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp báo cáo về những vấn đề thuộc Ban phụ trách (các lĩnh vực Ban của HĐND cấp tỉnh phụ trách được quy định tại các Điều 30, 31, 32 và 33 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005); tổ chức Đoàn giám sát; cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh vê vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Những quy định về chức năng giám sát của Ban đã được Quy chế hoạt động của HĐND cụ thể hóa hơn so với Luật tổ chức HĐND và UBND, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động giám sát được quy định còn đơn giản, chủ yếu tập trung vào hoạt động thẩm tra và thành lập Đoàn giám sát, còn các hoạt động khác hầu như chưa được quy định rõ về trình tự tiến hành.

Đại biểu HĐND giám sát thông qua hoạt động tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, đây là những hình thức hoạt động giám sát đặc thù, phương thức giám sát của đại biểu HĐND trực tiếp thông qua nhiều người (cử tri). Quy định về chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh là những quy định yếu nhất so với các quy định về hoạt động giám sát của các chủ thể khác. Hình thức giám sát

của đại biểu HĐND còn sơ sài, chưa định hình rõ nét và nằm rải rác ở các chế định khác nhau, như: kỳ họp HĐND, tiếp công dân ...

Quy trình giám sát của HĐND nhìn chung được quy định cụ thể cho từng hoạt động giúp HĐND, Thường trực HĐND và Ban của HĐND thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị, hậu quả pháp lý sau giám sát cũng được quy định tương đối rõ ràng. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định HĐND, Thường trực HĐND và Ban của HĐND phải xây dựng chương trình giám sát hàng tháng, hàng quý và hàng năm, đây là một yếu tố giúp hoạt động giám sát của HĐND được chủ động, có nề nếp và thường xuyên. Tuy nhiên, quyền của HĐND để các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm túc tiếp thu, thực hiện các ý kiến, kiến nghị của HĐND sau giám sát chưa rõ ràng, thiếu tính khả thi.

Vì vậy, để hoạt động giám sát của HĐND đạt kết quả tốt, có hiệu quả thì cần tiến hành 2 giải pháp:

- Nghiên cứu tổng thể, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn và đi đến sửa đổi hoặc ban hành luật mới về hoạt động giám sát của HĐND.

- Trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của HĐND, cần có những giải pháp có thể khắc phục trước mắt để giúp hoạt động này có hiệu lực và hiệu quả như ban hành hướng dẫn cụ thể với hoạt động giám sát của HĐND còn vướng mắc, đổi mới nhận thức về hoạt động giám sát của HĐND ...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)