Chương 2 Thực trạng về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
2.2.5. Thực trạng công tác đôn đốc, theo dõi giải quyết kiến nghị sau
công tác giám sát.
Qua các hình thức giám sát khác nhau, từ hoạt động chất vấn, thành lập Đoàn giám sát, xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, xem xét văn bản quy phạm pháp luật ... thì sau mỗi hoạt động giám sát, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND đều có kiến nghị để các chủ thể tiếp thu, giải quyết. Những kiến nghị này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như: đối với hoạt động xem xét chất vấn là nghị quyết của HĐND về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn hay lời hứa, tiếp thu, ghi nhận của người bị chất vấn; đối với hoạt động xem xét văn bản quy phạm pháp luật là yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi văn bản và áp dụng các biện pháp cần thiết khác; đối với hoạt động giám sát của các Đoàn giám sát là các kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm ... Luật tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND đều quy định các chủ thể tiến hành giám sát có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Số lượng ý kiến, kiến nghị của các Ban sau hoạt động giám sát nhìn chung là nhiều, ví dụ 6 tháng đầu năm 2006, Ban Kinh tế – ngân sách và Ban Văn hóa – xã hội của HĐND tỉnh Bình Thuận qua giám sát đã có 70 ý kiến kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ngành, trong đó có 33 ý kiến được UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành giải quyết, nhiều kiến nghị được sở, ngành trực tiếp trả lời;
Thường trực HĐND có 7 công văn đề nghị 7/10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh báo cáo kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo [74].
Tuy nhiên, việc đôn đốc, theo dõi giải quyết kiến nghị sau công tác