Cải cách bộ máy Nhà nước nói chung, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp nói riêng đã được tiến hành liên tục trong 20 năm
thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Mục tiêu xây dựng một bộ máy trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hố để quản lý có hiệu lực và hiệu quả cơng việc của Nhà nước, của địa phương, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội được Đảng và Nhà nước ta xác định là
những bước đi quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Theo chủ trương này, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện bộ máy Nhà nước Trung ương, bộ máy chính quyền địa phương các cấp cả về mơ hình tổ chức, cơ cấu bộ máy lẫn hoạt động đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện.
Ở cấp độ địa phương, việc cải cách nền hành chính Nhà nước nói chung và đổi mới, tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp nói riêng, trong đó có chính quyền phường đang được tiếp tục triển khai theo tinh thần mạnh và rõ hơn. Nhiều vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở xã, phường, thị trấn được Đảng và Nhà nước định hướng tập trung giải quyết.
Theo đó, sau 57 năm xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lần đầu tiên Trung ương Đảng có một nghị quyết chuyên đề về chính quyền xã, phường, thị trấn đó là Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn. Nghị quyết đã chỉ rõ: ‘’Cần đổi mới nhận thức từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị đến việc yêu cầu thực hành dân chủ trong nội bộ các tổ chức, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơng tâm, thạo việc, tận tuỵ
với dân; trẻ hố đội ngũ cán bộ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở’’ {2}.
Mặc dù, nghị quyết đề ra các định hướng đổi mới và nâng cao chất lượng của tồn bộ hệ thống chính trị cơ sở, song nội dung cơ bản và cốt lõi là đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động và chế độ chính sách đối với chính quyền xã, phường, thị trấn. Nghị quyết ra đời đã thể hiện những phương hướng đổi mới cơ bản đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở nói chung và chính quyền phường nói riêng.
Tiếp tục xu hướng đó, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định ‘’Đẩy nhanh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên các mặt: hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; cán bộ công chức; phương thức hoạt động. Khắc phục tình trạng bng lỏng hoặc làm thay, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan Nhà nước; hiện đại hố nền hành chính Nhà nước’’ {28}.
Đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, Văn kiện đã chỉ rõ: ‘’ Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nơng thơn, đô thị, hải đảo’’ {28}.
Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường khơng chỉ phù hợp với những biến đổi trong đời sống kinh tế – xã hội cơ sở ở khu vực đơ thị mà cịn là một trong những tiền đề quan trọng cho các q trình biến đổi đó. Bởi lẽ, chính quyền phường là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện mọi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi mọi người dân
bày tỏ nguyện vọng và thực hiện nghĩa vụ cơng dân của mình. Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, chính quyền phường phải được đổi mới cả về tổ chức lẫn hoạt động để đáp ứng tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được Hiến pháp và pháp luật quy định.