Việc chiếm hữu phải là thực sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự của luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ (Trang 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực tiễn áp dụng áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự vào giải quyết tranh chấp

2.2.4. Việc chiếm hữu phải là thực sự

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, về tính chất thực sự của việc chiếm hữu, thì một số biểu hiện cụ thể mang tính thuyết phục về mặt pháp lý có thể rút ra từ các vụ tranh chấp chủ quyền nhƣ sau:

- Thứ nhất là việc đƣa lãnh thổ vào bản đồ quốc gia. Trong vụ tranh chấp chủ quyền đảo Sipadan và Ligitan Reef, để hỗ trợ cho sự giải thích của mình đối với Hiệp định 1891, Malaysia đã dựa vào bản đồ đính kèm Thoả thuận 1915 giữa Hà Lan và Vƣơng quốc Anh. Theo Malaysia, đây là bản đồ chính thức duy nhất đƣợc các bên tranh chấp thừa nhận. Phán quyết của Toà án đã nhấn mạnh “cân nhắc rằng bản đồ đính kèm Thoả thuận 1915 củng cố cho Toà sự giải thích đúng đắn Hiệp định 1891”. Toà nhận thấy rằng bản đồ này, cùng với bản đồ đính kèm Thoả thuận 1928, là bản đồ duy nhất đƣợc đồng ý bởi các bên tham gia Hiệp định 1891.

Trong vụ tranh chấp đảo Pedra Bracan/ Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge, Toà án đã dựa vào các bản đồ đƣợc xuất bản bởi Malaysia và các bản đồ xuất bản vào các năm 1962, 1965, 1970, 1974 và năm 1975, trong đó hòn đảo đã đƣợc chỉ định với các từ “(Singapore)” hoặc “(Singapura)” kèm theo nó. Đây là một bằng chứng khác khẳng định chủ quyền của Singapore.

- Thứ hai là thiết lập đƣợc cơ chế nhà nƣớc cần thiết nhằm mục đích kiểm soát, quản lý, bảo vệ vùng lãnh thổ đã chiếm hữu và thực hiện trên thực tế quyền tài phán ở đó. Đây là một điều kiện pháp lý quan trọng đã đƣợc Tòa án quốc tế vận dụng khi xét xử các vụ tranh chấp lãnh thổ, chẳng hạn nhƣ vụ tranh chấp quần đảo Minquiers và Ecréhous giữa Anh và Pháp năm 1950. Trong vụ tranh chấp này, Toà án cho rằng cần so sánh các danh nghĩa lịch sử mà các bên đƣa ra, bên nào có danh nghĩa cao hơn, có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn thì sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc công nhận chủ quyền trên các nhóm đảo đó [18].Trong vụ tranh chấp này phía Pháp lập luận là năm 1204, sau khi quan hệ giữa Anh và Pháp bị cắt đứt, vua Philip II Augustus đã nắm lấy quần đảo Minquiers và về địa lý hành chính, quần đảo này vốn phụ thuộc quần đảo Jersey của Pháp. Trong khi đó, phía Anh

60

chứng minh rằng họ có quyền sở hữu từ lâu, đƣợc xác nhận bằng sự chiếm hữu thực sự với những hành động thể hiện là họ đã thực hiện chủ quyền liên tục trên nhóm đảo Ecréhous. Lập luận của Anh dựa trên một loạt các hành động do nhà Vua Anh nhằm thực hiện quyền tài phán trên nhóm đảo này từ thế kỷ XIV. Phía Anh đã chứng minh rằng, trong đại bộ phận thời gian thế kỷ XIX và XX, các nhà chức trách Anh đã thực hiện các chức năng nhà nƣớc đối với hai nhóm đảo này. Cụ thể là:

- đã tiến hành một số thủ tục xét xử đối với các trƣờng hợp phạm pháp ở Ecréhous vào các năm 1816, 1881, 1913, 1921. Điều đó chứng tỏ rằng các Tòa án ở đảo Jersey thuộc Anh đã thực hiện quyền tài phán hình sự ở Ecréhous trong suốt hơn 100 năm.

- đã mở các cuộc điều tra về các xác chết phát hiện ở Ecréhous các năm 1859, 1917, 1948.

- đã lập một trạm thuế quan ở Ecréhous năm 1884. Theo một chỉ thị năm 1875, đã lập một cảng của các đảo trên biển Manche ở Jersey, chỉ thị đó đã coi đảo Ecréhous nằm trong phạm vi của cảng đó. Chính quyền ở đảo Jersey đã cho tiến hành điều tra dân số ở các đảo này. Từ năm 1884, đã có các cuộc viếng thăm chính thức thƣờng kỳ của các nhà chức trách Anh từ đảo Jersey đến Ecréhous và đã xây dựng một số công trình ở đó nhƣ: xây dựng một đà tàu năm 1895, một cột tín hiệu năm 1910 và một phao neo tàu năm 1939. Anh cũng đã chứng minh tƣơng tự với đảo Minquiers.

Dựa trên những lập luận cụ thể và có tính thuyết phục hơn, Toà án Công lý quốc tế đã tuyên bố chủ quyền của nƣớc Anh đối với quần đảo. Nhƣ vậy, qua phán quyết này đã có đóng góp trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở chiếm hữu thực sự thông qua việc xác định và so sánh các danh nghĩa chiếm hữu của các bên

- Thứ ba, hành vi chủ quyền phải đƣợc thực hiện một cách thực chất và hiệu quả. Những hành vi chủ quyền này có thể là những hành vi pháp lý khác nhau liên quan đến lãnh thổ: thực hiện quyền tài phán xét xử, ban hành ra các văn bản pháp

61

luật để điều chỉnh các hoạt động trên những vùng lãnh thổ này nhƣ cho phép hoặc không cho phép khai thác tài nguyên, thu thuế…. Trong vụ tranh chấp Đông Greenland [18], Tòa đã phán quyết thắng cuộc cho Đan Mạch trƣớc Na Uy khi mà nƣớc này đã đƣa ra đƣợc nhiều bằng chứng khác nhau để chứng minh cho việc chiếm hữu thực sự của quốc gia mình đối với Đông Greenland. Các bằng chứng mà Toà dựa vào thông qua nhiều hình thức nhƣ văn bản quy phạm pháp luật, một loạt các điều ƣớc về thƣơng mại, các văn bản hành pháp liên quan đến hoạt động thƣơng mại, săn bắn và khai thác mỏ, các công hàm quốc tế công nhận chủ quyền của Đan Mạch trên toàn khu vực Greenland. Cũng trong vụ việc này, Pháp viện thƣờng trực của Hội Quốc liên đặc biệt chú ý đến những bằng chứng mà phía Đan Mạch đã đƣa ra vào giai đoạn cuối cùng (1921-1931) cho thấy hành động thực thi chủ quyền thực sự. Các văn bản quy phạm pháp luật là bằng chứng chủ yếu của Đan Mạch đƣa ra nhƣ: sắc lệnh ngày 10 tháng 5 năm 1921 sáp nhập các thuộc địa bờ biển phía đông Greenland, đặt dƣới sự điều hành của cơ quan hành chính Đan Mạch tại Greenland; sắc lệnh ngày 16 tháng 6 năm 1921 về hàng hải quanh biển Greenland và đóng các hoạt động đánh cá của tàu Đan Mạch và tàu nƣớc ngoài; luật 1925 điều chỉnh săn bắt và đánh cá; một đạo luật khác cùng năm cho Greenland trở thành một tỉnh và tuyên bố mọi hoạt động thƣơng mại tại đây thuộc về nhà nƣớc Đan Mạch quản lý. Một điểm đáng chú ý nữa là chính quyền Đan Mạch tuyên bố chế độ đối xử tối huệ quốc với Anh và Pháp tại Đông Greenland và có sự trao đổi công hàm giữa các bên với nhau.

Còn trong trƣờng hợp vụ tranh chấp chủ quyền đảo Sipadan và Ligitan Reef[18]. Những bằng chứng về sự chiếm hữu và thực thi chủ quyền thực sự của phía Malaysia đƣợc chấp nhận bao gồm các biện pháp đƣợc thực thi nhằm kiểm soát việc thu gom trứng rùa biển và việc thiết lập các khu dự trữ về chim cần đƣợc xem là một hình thức thực thi chủ quyền kiểm soát thƣờng xuyên và có tính hành chính đối với các phần lãnh thổ tranh chấp. Ngoài ra, Malaysia có bằng chứng cho việc chiếm hữu thực sự hai hòn đảo của mình đó là việc chính quyền thuộc địa Bắc Borneo xây dựng một ngọn hải đăng trên Sipadan vào năm 1962 và một trên

62

Ligitan trong năm 1963, những ngọn hải đăng này vẫn còn tồn tại và đƣợc duy trì hoạt động cho đến ngày nay bởi nhà chức trách Malaysia. Toà án cho rằng, các hoạt động này còn “khiêm tốn về số lƣợng nhƣng về bản chất là các hành vi có tính hành pháp, hành chính và tài phán. Các hoạt động này diễn ra trong một khoảng thời gian tƣơng đối dài và cho thấy chủ đích thực hiện quyền tài phán quốc gia đối với các đảo”. Vụ án này cho thấy một một điểm đáng đƣợc lƣu ý đó là số lƣợng thực hiện việc chiếm hữu thực sự tuy không nhiều nhƣng các hoạt động này đƣợc thực hiện một cách đa dạng với các hành vi liên quan về hành pháp, hành chính và tài phán trong một khoảng thời gian khá dài cũng sẽ là một minh chứng quan trọng mà các quốc gia về sau có thể dùng nó để viện dẫn trong những vụ tranh chấp trong tƣơng lai.

Trong vụ tranh chấp đảo Pedra Bracan/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge [14], Toà án ban đầu đã cho rằng quyền nguyên thuỷ đối với Pedra Branca/Pulau Batu Putech phải thuộc về Malaysia là nhà nƣớc kế thừa của Quốc vƣơng Johor139. Tuy nhiên, phía Singapore lại có nhiều bằng chứng khá thuyết phục chứng minh sự chiếm hữu thực sự của mình tại đây. Cụ thể, chính quyền Singapore đã có một số hoạt động chứng tỏ hiệu lực của mình nhƣ thám hiểm các xác tàu đắm trong khu vực lãnh hải của đảo, thăm dò các vùng nƣớc xung quanh đảo vào năm 1978, và có kế hoạch khai hoang các khu vực xung quanh Pedra Bracan/ Pulau Batu Puteh.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy đƣợc rằng những hành vi xác lập chủ quyền của các quốc gia nêu trên đều dựa vào những hành vi chiếm hữu thực sự. Việc chiếm hữu mang tính thực sự khi có sự biểu hiện của chính quyền nhà nƣớc trong việc thiết lập, kiểm soát, quản lý, bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia trên vùng lãnh thổ mà quốc gia đã chiếm hữu và xác lập chủ quyền. Ngoài ra thì biểu hiện nữa của sự chiếm hữu thực sự đó là đƣa công dân của nƣớc mình tới định cƣ trên lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy quản lý hành chính, chính thức đƣa vào bản đồ quốc gia vùng lãnh thổ mới đó... Tuy nhiên có thể có những trƣờng hợp không nhất thiết phải sử dụng phƣơng tiện này. Đó chính là trƣờng hợp một vùng đất, đảo

63

hoàn toàn không có ngƣời cƣ trú. Trong vụ Clipperton, Trọng tài đã tuyên bố: “Nếu một vùng lãnh thổ không có dân cƣ từ thời điểm chiếm hữu đầu tiên của một quốc gia mà thuộc chủ quyền hoàn toàn và không thể tranh cãi đƣợc của quốc gia đó, thì việc chiếm hữu có thể coi là đầy đủ”.

2.2.5. Việc chiếm hữu phải là liên tục và hòa bình

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1 về nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thực sự, tính hòa bình và liên tục là hai thuộc tính quan trọng của nguyên tắc chiếm hữu thực sự. Và tính chất này cũng đƣợc áp dụng từ các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế đối với các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

* Tính liên tục

Luật pháp quốc tế đòi hỏi việc thực hiện các chức năng nhà nƣớc trên vùng lãnh thổ chiếm hữu phải mang tính liên tục, bởi vì việc đình chỉ một hoạt động nhƣ vậy trong một khoảng thời gian tƣơng đối dài mà không khôi phục lại nó có thể đƣợc hiểu là sự từ bỏ vùng lãnh thổ này và không có ý định tiếp tục thực hiện chủ quyền ở đó. Điều này đã đƣợc minh chứng qua nhiều án lệ trong luật quốc tế. Chẳng hạn, trong vụ Palmas (4/4/1928), trọng tài Max Huber [23] nhận xét: “cả trên phƣơng diện thực tế lẫn học thuyết đều thừa nhận rằng việc thực hiện một cách liên tục và hoà bình trên chủ quyền lãnh thổ là một danh nghĩa tốt”.

Trong vụ tranh chấp của Indonesia và Malaysia về đảo Sipadan và Ligitan Reef ngày 17/12/2002, Tòa cũng nêu bật một nguyên tắc xuyên suốt là: hành động chiếm hữu thực tế liên tục và công khai trƣớc khi có tranh chấp đối với đảo là căn cứ rất quan trọng để khẳng định chủ quyền.

Trong vụ tranh chấp Đông Greenland, tính liên tục của việc thực hiện chủ quyền của phía Đan Mạch đƣợc thể hiện khá rõ. Để có thể đánh giá rõ hơn về sự chiếm hữu của Đan Mạch, Toà đã phân tích các thời kì lịch sử bao gồm: thế kỷ thứ 10 đến 1261148, 1261 đến 1500, 1500 đến 1721, 1721 đến 1814, 1814 đến 1915 1915 đến 1921 và 1921 đến 1931. Các mốc thời gian đã đƣợc chia ra thành từng giai đoạn và đã chứng minh cho sự chiếm hữu của Đan Mạch là liên tục từ thế kỷ thứ 10 cho đến năm 1931 mà không bị ngắt quãng. Trong vụ tranh chấp đảo Pedra

64

Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge, Tòa đã ủng hộ cho yêu sách của Singapore vì trong một thời gian dài, hơn 130 năm kể từ năm 1847, Singapore đã thực hiện các hành vi quản lý liên quan đến hòn đảo này một cách liên tục, điều này trái ngƣợc với sự vắng mặt hoàn toàn các hoạt động của Malaysia đối với Pedra Branca hay trong lãnh hải của nó.

Mặt khác, yêu cầu thực hiện các chức năng nhà nƣớc một cách thƣờng xuyên, liên tục cũng không có nghĩa là phải có tính định kỳ thật đều đặn và về số lƣợng, các hành vi thể hiện chủ quyền không nhất thiết phải đƣợc thể hiện một cách thƣờng xuyên. Theo tác giả Nguyễn Bá Diến [14]: “Khoảng cách giữa những hành động thực hiện chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đã chiếm hữu có thể khác nhau, phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể, kể cả vị trí của vùng lãnh thổ và tình hình dân cƣ ở đó”. Trong vụ Palmas, thẩm phán Max Huber [23] đã cho rằng: “Mặc dù liên tục về nguyên tắc, chủ quyền không thể thực hiện trên thực tế vào tất cả mọi lúc, ở mọi điểm trên lãnh thổ. Tính lẻ tẻ và không liên tục phù hợp với việc duy trì các quyền đã có, không giống nhau tùy theo đó là vùng có ngƣời ở hay không có ngƣời ở, hoặc vùng bao quanh bởi một lãnh thổ khác trên đó có chủ quyền của một nhà nƣớc khác, hay là những vùng xung quanh là biển”151. Hay “không thể đòi hỏi phải có những biểu hiện của chủ quyền thƣờng xuyên trên một hòn đảo nhỏ bé, hẻo lánh, chỉ có ngƣời bản xứ sinh sống (…)”.

* Tính hoà bình

Tính hoà bình của sự chiếm hữu có nghĩa là không đƣợc dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực để tƣớc đoạt, xâm lấn, chiếm giữ lãnh thổ của nƣớc khác. Nhƣ vậy, bất kỳ một hành động sử dụng vũ lực nào để xâm chiếm lãnh thổ đều phi pháp. Việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng. Lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chƣơng LHQ. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe doạ dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe doạ dùng vũ lực nào đƣợc công nhận là hợp pháp. Mặt khác, thể hiện

65

tính hoà bình của sự chiếm hữu là việc chiếm hữu phải công khai và đƣợc dƣ luận đƣơng thời chấp nhận, có nghĩa là việc chiếm hữu không có sự phản đối của nƣớc khác. Điều này đƣợc thể hiện trong vụ tranh chấp lãnh thổ Đông Greenland giữa Đan Mạch và Na Uy, Toà án quốc tế ghi nhận sự không phản đối của Na Uy đã củng cố cho danh nghĩa đạt đƣợc của Đan Mạch đối với vùng Đông Greenland. Theo đó, “Chủ quyền của Đan Mạch đã thể hiện từ lâu trong một chuỗi hành vi có tính quốc tế và trong các điều khoản pháp luật mà nội dung đã đƣợc nhiều nƣớc liên quan biết, và chƣa bao giờ bị phản đối”. Trong vụ Palmas thì trọng tài Max Huber [23] lại cho rằng: việc trong suốt 200 năm không có sự xung đột và tranh chấp nào về chủ quyền đối với đảo Palmas là một chứng cứ gián tiếp về việc thực hiện quyền lực riêng biệt của Hà Lan.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: “Một đòi hỏi chủ quyền đƣợc dựa trên không phải là một hành vi hoặc một danh nghĩa riêng biệt nào, nhƣ Hiệp ƣớc nhƣợng địa chẳng hạn, mà đơn giản chỉ là trên một sự thực thi liên tục quyền lực, hàm ý hai thành tố của việc thực thi đó, cần phải đƣợc tỏ rõ đối với mỗi bên: nguyện vọng và ý chí hành động với tƣ cách nƣớc có chủ quyền và việc thể hiện công khai hoặc thực thi hữu hiệu quyền lực đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự của luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)