Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự của luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ (Trang 88 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Campuchia

3.4.1. Tình hình tranh chấp

Những căng thẳng biên giới trên giữa Campuchia và Việt Nam đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Campuchia. Từ quan điểm của Campuchia, đây là do sự xâm lấn của Việt Nam vào lãnh thổ Campuchia. Chính phủ Campuchia có lập trƣờng mạnh mẽ chống lại Việt Nam liên quan đến các tranh chấp biên giới giữa hai nƣớc. Nói cách khác, Campuchia đang chuyển quan hệ từ liên minh truyền thống bè bạn với Việt Nam sang với Trung Quốc. Đồng thời, trong một số tờ báo về đảo Koh Tral, mà ngƣời Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của ngƣời Khmer từ xa xƣa và Campuchia chƣa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral đƣợc trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đƣờng quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đƣờng Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia.

Quan điểm này cũng nhƣ quyết tâm của các chính trị gia Khmer nhằm giành lại Phú Quốc cho Campuchia có vẻ nhƣ dựa trên huyền thoại. Quan điểm trên phản ánh một sự hiểu lầm về lịch sử của hòn đảo và mối quan hệ của ngƣời Khmer với hòn đảo, một sự cƣờng điệu hóa những cam kết liên tục của lãnh đạo Khmer vì sự nghiệp đấu tranh cho Phú Quốc.

82

Tuy nhiên, cả tài liệu lịch sử lẫn phƣơng thức pháp lý cần theo đuổi để đòi lại Koh Tral cho Campuchia đều rất khác biệt với các quan điểm phổ biến nói trên. Trƣớc năm 1964, quan điểm cơ bản của phía Campuchia về biên giới lãnh thổ giữa hai nƣớc là đòi Việt Nam trả lại cho Campuchia 6 tỉnh Nam Kỳ và đảo Phú Quốc. Từ năm 1964 – 1967, Chính phủ Vƣơng quốc Campuchia do Quốc trƣởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đƣờng biên giới hỉện tại, cụ thể là đƣờng biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dƣ Đông Dƣơng thông dụng trƣớc năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100 km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đƣờng do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.

Ngày 27/12/1985, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ƣớc hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở thoả thuận năm 1967. Để thi hành Hiệp ƣớc, hai bên đã tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4/1986 đến tháng 12/1988 đƣợc 207 km/1137 km, tháng 1/1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm dừng việc phân giới cắm mốc.

Với Chính phủ Campuchia thành lập sau khi ký Hiệp ƣớc hoà bình về Campuchia năm 1993 . Năm 1995, Thủ tƣớng Chính phủ hai nƣớc đã thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới giữa hai nƣớc và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên giới nhằm xây dựng một đƣờng biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nƣớc. Hai bên thoả thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay.

Thực hiện thoả thuận giữa Thủ tƣớng Chính phủ hai nƣớc nhân dịp Thủ tƣớng Ung Huốt sang thăm Việt Nam đầu tháng 6/1998, nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới Việt Nam – Campuchia đã họp tại Phnom Pênh từ ngày 16 – 20/6/1998. Trong cuộc họp này hai bên đã trao đổi về việc tiếp tục thực hiện các Hiệp ƣớc và Hiệp định về biên giới giữa hai nƣớc đƣợc ký trong những năm 1982, năm 1983 và năm 1985. Hai bên đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề về quan điểm

83

của hai bên liên quan đến biên giới trên biển và biên giới trên bộ với mong muốn xây dựng đƣờng biên giới giữa hai nƣớc trở thành đƣờng biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài.

3.4.2. Luận cứ của Campuchia từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự

* Luận cứ đối với chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kỳ và Phú Quốc

Trong luận cứ của Campuchia về 6 tỉnh Nam Kỳ và Phú Quốc thì Campuchia cho rằng Phú Quốc là hòn đảo của ngƣời Khmer từ xa xƣa và Campuchia chƣa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, và Phú Quốc đƣợc trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia. Theo pháp luật quốc tế nói chung và dƣới góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự nói riêng, luận cứ này không có căn cứ bởi lẽ, theo nội dung của nguyên tắc thì việc chiếm cứ, tính vô chủ, nguyên tắc chiếm giữ hòa bình, công khai, thực sự thì lập luận của Campuchia đã không có căn cứ đối với Đảo Phú Quốc và 6 tỉnh Nam Kỳ Việt Nam.

* Luận cứ đối với biên giới trên biển

Đƣờng quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đƣờng Brevie “) đƣợc sử dụng để xác định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia. Campuchia cho rằng bởi lẽ đƣờng Brévié không phải là văn bản pháp quy mà chỉ là một bức thƣ (lettre) gửi cho Thống đốc Nam Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp Ở CPC nên văn bản đó chỉ có mục đích giải quyết vấn đề phân định quyền hành chính và cảnh sát đối với các đảo chứ không giải quyết vấn đề quy thuộc lãnh thổ;

Cả hai bên đều không có bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié vì vậy hiện nay ít nhất lƣu hành 4 cách thể hiện đƣờng Brévté khác nhau: Đƣờng của Pôn Pốt, đƣờng của Chính quyền miền Nam Việt Nam, đƣờng của ông Sarin Chak trong luận án tiến sỹ bảo vệ ở Paris sau đó đƣợc xuất bản với lời tựa của Quốc trƣởng Norodom Sihanouk và đƣờng của các học giả Hoa Kỳ.

Do đó, nếu đƣờng Brévié đƣợc chuyển thành đƣờng biên giới trên biển thì không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam

84

và nên lƣu ý là vào năm 1939 theo luật pháp quốc tế thì lãnh hải chỉ là 3 hải lý, và chƣa có quy định về vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thì đƣờng Brévié không thể giải quyết vấn đề phân định lãnh hải theo quan điểm hiện nay cũng nhƣ phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

3.4.3. Chủ quyền của Việt Nam từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự

* Luận cứ đối với chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kỳ và Phú Quốc

Đối với luận cứ của phía Campuchia về chủ quyền 6 tỉnh Nam Kỳ và Phú Quốc, dựa và nguyên tắc kề cận địa lý và chiếm hữu thực sự, Việt Nam cho rằng việc một tuyên bố chủ quyền chỉ dựa vào sự phát hiện và tiếp giáp ngay cả với các bản đồ bổ chứng vẫn có thể thất bại trƣớc một yêu sách của đối phƣơng dựa trên việc thực thi dài hạn chủ quyền và sự chiếm hữu hiệu quả. Việt Nam có tài liệu ghi lại cả hai yếu tố này.

Đồng thời, thông qua các chứng cứ lịch sử để lại thì việc các cơ quan chính quyền của Campuchia về cơ bản đã chấp nhận vấn đề này. Có thể kể đến sự kiện vào ngày 25-5-1874, Chuẩn đô đốc, quyền Thống đốc và Tổng tƣ lệnh Jules François Émile Krantz đã công bố Nghị định số 124 tách đảo Phú Quốc và các đảo lân cận khác ra khỏi hạt Hà Tiên để lập thành một quận riêng biệt. Điều 1 của Nghị định này và bản đồ mô tả nội dung của Điều 1 Hiệp định 15-3-1874, nhƣ sau:

“Đảo Phú Quốc và tất cả các đảo nằm giữa kinh tuyến 100° Đông và 102° Đông và giữa vĩ tuyến 9° Bắc và 11°30’ Bắc (kể cả quần đảo Nam Du) đƣợc tách ra khỏi hạt Hà Tiên và tạo thành một quận riêng biệt, đƣợc cai trị nhƣ mọi hạt tham biện khác của Nam Kỳ.” [27]

Đây là lần đầu tiên Nghị định trên nói rõ tính chất của các đảo trƣớc đây đã đƣợc An Nam nhƣợng cho nƣớc Pháp theo Hiệp ƣớc Hòa bình ký kết giữa hai nƣớc ngày 15-3-1874. Thực vậy, điều này cho thấy một sự liên tục trong việc cai trị các đảo tiếp nối nhau giữa Pháp và Vƣơng triều An Nam. Sau đó, một Nghị định thứ hai ban hành ngày 16-6-1875 về việc tái sáp nhập vào quận Hà Tiên của hạt tham biện Phú Quốc, do Charles-Marie Duperré, Chuẩn đô đốc, Thống đốc và

85

Tổng Tƣ lệnh ký tên. Nhƣ vậy, kể từ thời điểm nói trên, các ranh giới của lãnh thổ Phú Quốc đã đƣợc xác định rõ. Do đó, danh mục các đảo đã bị Pháp thôn tính khi họ đóng vùng Hạ Nam Kỳ để thi hành Hiệp ƣớc 1874 có thể đƣợc xác định dễ dàng và với tất cả sự chính xác cần thiết. Trong khi đó, phía Campuchia đã không có yêu cầu nào đối với bất kỳ đảo nào và chủ quyền của các đảo đã không đƣợc nêu ra khi ký Hiệp ƣớc1907 giữa Pháp và Xiêm (Thái Lan), theo đó đại diện nƣớc Pháp với tƣ cách là Toàn quyền Đông Dƣơng chứ không phải là với danh nghĩa bảo hộ Campuchia, nhƣờng cho Xiêm (Thái Lan) tất cả các đảo ở phía Bắc mũi Lemline, kể cả đảo Koh Kut. Về sau, năm 1910, Uỷ ban đƣợc giao trách nhiệm tiến hành phân định các biên giới Nam Kỳ và Campuchia cũng không nhận đƣợc kiến nghị nào của phía Campuchia có liên quan đến việc xác định chủ quyền các đảo.

* Luận cứ đối với ranh giới trên biển

Nhƣ đã đề cập thì đƣờng Brévié vạch ra tháng 1/1939 đƣợc sử dụng làm đƣờng biên giới trên biển giữa hai nƣớc. Trong quá trình tranh chấp, phía Campuchi yêu cầu Việt Nam sử dụng lại văn bản này nhƣng Việt Nam đã có những lập luận bác bỏ những luận điệu của Campuchia. Trƣớc những yêu cầu vô lý trên, Việt Nam đã đề nghị hai bên thoả thuận áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nƣớc để đi đến một giải pháp công bằng trong việc phân định vùng nƣớc lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nƣớc.

Năm 1982, Việt Nam và Campuchia ký Hiệp định về Vùng nƣớc lịch sử giữa hai nƣớc, trong đó thoả thuận “lấy đƣờng Brévié đƣợc vạch ra năm 1939 làm đƣờng phân chia các đảo trong khu vực này” và “sẽ thƣơng lƣợng vào thời gian thích hợp… để hoạch định đƣờng biên giới biển giữa hai nƣớc”. Đây là lần đầu tiên hai nƣớc thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nƣớc. Hiệp định này đã đáp ứng đủ các điều kiện cần và đủ của một Điều ƣớc quốc tế vì: đây là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai Nhà nƣớc của hai quốc gia có chủ quyền, đáp ứng đầy đủ nguyên tắc thỏa thuận, thể hiện đầy đủ ý chí của đôi bên, không có sự

86

áp đặt, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và phù hợp với những quy định hiện hành của luật pháp quốc tế [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự của luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)