6. Cấu trúc của luận văn
4.3. Đánh giá sự phù hợp giữa quan niệm và thực tiễn pháp luật tƣơng ứng
điều thiện dựa trên quy phạm xã hội của pháp luật trong hoạt động tƣ pháp. Pháp luật khơng có sẵn, mà sau khi một quy phạm xác định đƣợc hành vi là điều thiện một cách cơng bằng mà quy phạm đó trở thành pháp luật. Mặc dù sự thể hiện của quan niệm trong đặc điểm này không trực tiếp nhƣ các đặc điểm nêu trên, tuy nhiên đây là đặc điểm làm rõ vai trị các tiêu chí “lẽ phải”, “cơng bằng” trong việc biến một quy phạm sẵn có trở thành “pháp luật”.
4.3. Đánh giá sự phù hợp giữa quan niệm và thực tiễn pháp luật tƣơng ứng ứng
Đối với những nền tƣ pháp kém phát triển, nơi mà sự cƣỡng chế của nhà nƣớc hoàn toàn phải bắt nguồn từ ý chí của cơng quyền thì quả thực những quan niệm coi quy phạm pháp luật chỉ là điều thiện và lẽ cơng bằng khó có đƣợc chỗ đứng. Nhƣng với những quốc gia có nền tƣ pháp cũng nhƣ khoa học pháp lý phát triển thì quan niệm này là có cơ sở thực tiễn.
Do các quy phạm đƣợc trích dẫn từ các nguồn luật chỉ nhằm giải quyết cho tranh chấp, quả thực vai trị của nhà nƣớc khơng thực sự rõ nét trong Pháp luật giải quyết tranh chấp, dù Pháp luật Công quyền là nguồn luật rất mạnh. Điều này giải thích vì sao quan niệm “pháp luật” khơng đề cập đến nhà nƣớc đã tồn tại rất lâu mà không đƣợc bổ sung thêm yếu tố quyền lực công. Khơng hẳn là nhà nƣớc khơng có vai trị gì trong việc xét xử tại tịa án, nhƣng tác giả cho rằng sự tác động này khơng thực sự có hiệu quả. Khi nhà nƣớc đã ban hành một quy định cụ thể buộc tòa án phải xử theo ý của mình thì có lẽ tổ chức ra phiên tịa để áp dụng cũng là khơng cần thiết. Quy định đã rõ thì các thẩm phán và luật sƣ khơng cần phải nỗ lực tìm kiếm và chứng minh đúng sai, họ chỉ cần làm đúng những gì luật quy định nhƣ một công dân gƣơng mẫu là quá đủ. Còn với những trƣờng hợp Pháp luật Công quyền điều chỉnh hoạt động tƣ pháp một cách khơng rõ ràng, theo tác giả là đây có thể coi là một sự
thất bại vì Pháp luật Cơng quyền phải cụ thể về nội dung và chặt chẽ về hình thức mới đảm bảo khả năng “đi vào cuộc sống”.
Về đặc điểm điều thiện và lẽ công bằng đƣợc nêu ra bởi quan niệm theo tác giả là phù hợp với định hƣớng trong thực hiện nghề nghiệp của các luật gia. Với các thẩm phán, các phán quyết do họ đƣa ra buộc phải chứng minh đƣợc tính cơng bằng. Thẩm phán thƣờng nhân danh cơng lý, vì vậy nếu khơng phán quyết khơng cơng bằng thì phán quyết của thẩm phán là khơng chính danh. Theo tác giả, sự cơng bằng một phần khiến cho các thẩm phán khơng thích sử dụng Pháp luật Cơng quyền vì tính giai cấp khiến cho quy phạm Pháp luật Cơng quyền ln có phần nào đó sự bất cơng. Nhƣ vậy, có thể coi sự cơng bằng trong phán quyết chính là ngun nhân khách quan khiến tịa án phải độc lập, cuối cùng dẫn đến các quan niệm cũng theo đó mà không đề cập đến nhà nƣớc.Với các luật sƣ, họ là ngƣời bảo vệ cho một bên của tranh chấp, vì vậy luận điểm của họ chƣa bao giờ đƣợc coi là cơng bằng. Trong phiên tịa, luật sƣ cũng trích dẫn quy phạm từ nguồn luật, tuy nhiên các bên đối tụng thƣờng sẽ trích dẫn hai quy phạm khác nhau; kể cả trƣờng hợp cùng trích dẫn một điều luật thì chắc chắn cách giải thích cũng khác nhau. Nguyên nhân của việc trích dẫn khác nhau khơng phải vì các luật sự đƣợc đào tạo khác nhau mà đơn giản vì họ cần chứng minh thân chủ của mình là bên thiện. Vì vậy, khi một quy phạm thuyết phục đƣợc tòa án và đƣợc coi là “pháp luật” áp dụng cho tranh chấp thì đồng thời luật sƣ trích dẫn quy phạm đó cũng chứng minh thân chủ của mình là bên thiện. Đơi khi việc chứng minh đó là cả một nghệ thuật trong hành nghề luật sƣ.
Trên thực tế cũng có trƣờng hợp luật sƣ cũng trích dẫn để chứng minh điều ác, tuy nhiên tác giả nhận thấy mục tiêu cuối cùng của việc trích dẫn vẫn là điều thiện. Những trƣờng hợp này luật sƣ đƣa ra luận điểm để chứng minh hành vi gây hại cho thân chủ của mình là điều xấu, và theo lơ-gíc thì nạn nhân
của điều xấu thƣờng đƣợc coi là ngƣời tốt bị hại. Luật sƣ có khi nào chứng minh hành vi của thân chủ của mình là hành vi bất thiện hay khơng? Tác giả không khẳng định, tuy nhiên đạo đức luật sƣ buộc họ phải bảo vệ thân chủ [85] vì vậy nếu có xảy ra hiện tƣợng luật sƣ hại thân chủ thì cũng sẽ rất hãn hữu.
Nhƣ vậy, quan niệm “pháp luật” là nghệ thuật của điều thiện và lẽ công bằng cũng rất phù hợp với Pháp luật Giải quyết tranh chấp dân sự. Các thành tố đƣợc quan niệm nêu ra không chỉ phù hợp với thực tiễn pháp luật mà còn thể hiện tƣơng đối bao quát hoạt động áp dụng pháp luật. Điểm hạn chế của quan niệm này là khơng đủ chi tiết, vì vậy ngƣời đọc khó có thể hình dung đƣợc thực tiễn pháp luật cũng nhƣ hoạt động sử dụng pháp luật tƣơng ứng. Tuy nhiên, tác giả cho rằng để chi tiết hơn thì một quan niệm là khơng đủ mà cần có sự phân tích và đối chiếu cụ thể mới có thể hiểu rõ đƣợc quan niệm này. Hơn nữa, hiện tƣợng Pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự luôn phát triển do các nguồn luật nhƣ tập quán, án lệ, học thuyết pháp lý luôn phát triển thêm, vì vậy cũng khó để xác định chính xác thực tiễn và đƣa ra một quan niệm chi tiết hơn.
Chƣơng 5: BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM TRONG THỰC TIỄN PHÁP LUẬT XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN 5.1. Nội hàm của các quan niệm và khái quát về cách thức biểu hiện của quan niệm trong thực tiễn.
5.1.1. Nội hàm của các quan niệm trong nhóm Luật Tự nhiên
Nếu nhƣ quan niệm của luật gia Celsus khơng hình thành nên một trƣờng phái luật học, thì ngƣợc lại nhóm quan niệm Luật tự nhiên lại hình thành nên cả một tƣ tƣởng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền vơ cùng đồ sộ. Các nghiên cứu thƣờng khơng nói về tƣ tƣởng pháp luật là điều thiện và lẽ cơng bằng, khơng nói về tƣ tƣởng pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị, nhƣng lại rất hay đề cập đến tƣ tƣởng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và tƣ tƣởng pháp luật tự nhiên. Nhƣ đã nêu tại mục 2.4.3, do sự bất đồng ngơn ngữ mà nhóm quan niệm này rất khó phân tích chính xác khi sử dụng tiếng Anh và gần nhƣ khơng thể phân tích chính xác trong tiếng Việt. Trƣờng phái này nếu dịch từ tiếng La-tinh phải là pháp luật tự nhiên/lẽ phải tự nhiên/điều đúng tự nhiên (Ius Naturale hoặc Lex Naturalis) nhƣng trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh chỉ đơn thuần là Luật tự nhiên (Nature Law) [21, tr.182].Ý tƣởng của trƣờng phái Luật tƣ nên đƣợc hiểu là pháp luật do nhà nƣớc ban hành (statut) phải phù hợp với “pháp luật” của điều phải, điều thiện, lẽ công bằng (Ius) đƣợc sử dụng trong hoạt động tƣ pháp. Từ đó, tác giả cho rằng việc địi hỏi Pháp luật Cơng quyền phải đáp ứng các tiêu chí của pháp luật trong hoạt động tƣ pháp chỉ là ý tƣởng của một số luật gia quan tâm đến chính trị.
Có rất nhiều nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau về tƣ tƣởng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền trên nền tảng phát triển từ các quan niệm của trƣờng phái Luật tự nhiên, từ quan điểm về thiết kế bộ máy nhà nƣớc, vai trò của pháp luật, quyền con ngƣời, cơ chế kiểm soát quyền lực, quyền tự do dân chủ,... Việc phân tích tồn bộ các quan điểm về tƣ tƣởng pháp luật nằm ngoài
phạm vi của luận văn là các quan niệm về pháp luật, vì vậy tác giả chỉ phân tích vấn đề liên quan trực tiếp đến pháp luật trong thực tiễn Pháp luật Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền là sự ảnh hƣởng của pháp luật trong hoạt động tƣ pháp lên hoạt động công quyền. Theo tác giả, đây chính là biểu hiện của việc “pháp luật” phải là điều tốt, lẽ phải và sự công bằng theo ý tƣởng của nhóm quan niệm Luật tự nhiên.
5.1.2. Các thức biểu hiện của nhóm quan niệm trong thực tiễn.
Kể từ khi Hiến pháp dân chủ và tƣ tƣởng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xuất hiện, đến nay có những lĩnh vực pháp luật đã xuất hiện mới hoặc có những thay đổi đáng kể. Các lĩnh vực pháp luật mới này phần nào thể hiện ƣu thế của hoạt động tƣ pháp so với hoạt động công quyền. Trong những lĩnh vực pháp luật này, hoạt động tƣ pháp thƣờng xuất hiện để giải quyết tranh chấp mà có ít nhất một bên là cơ quan nhà nƣớc. Hành vi của chủ thể công quyền trong những lĩnh vực này tất nhiên vẫn để thực hiện nhiệm vụ của nhà nƣớc nhƣ đặc điểm của pháp luật công quyền, nhƣng hành vi đó đồng thời phải phù hợp với pháp luật trong hoạt động tƣ pháp để đảm bảo nhiệm vụ khơng bị cản trở bởi tịa án. Vì vậy, những lĩnh vực này có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của nhà nƣớc nhƣng nội dung quy phạm lại mang đặc điểm của Pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự.
5.1.2.1 Nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện với vị thế một bên của
tranh chấp
Nhà nƣớc có vai trị là một chủ thể buộc phải có trong việc xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền, tuy nhiên để thực trong các lĩnh vực khác nhau thì nhà nƣớc sẽ ở những địa vị pháp lý khác nhau.Trong một số lĩnh vực nhƣ hình sự, nhà nƣớc đóng vai trò là đại diện cho xã hội để tham gia phiên tòa bằng một sự ủy quyền lại; nhà nƣớc trong những chế định này thƣờng ở thế chủ động, là bên nguyên tại cơ quan tài phán. Trong một số lĩnh vực khác nhƣ Cơ chế
bảo hiến, nhà nƣớc lại đóng vai trị là một chủ thể độc lập với xã hội và đối tụng với một chủ thể đại diện cho xã hội; nhà nƣớc trong những chế định này thƣờng ở thế bị động, là bên bị tại cơ quan tài phán. Ở những lĩnh vực cịn lại, nhà nƣớc vừa có thể là bên nguyên vừa có thể là bên bị của tranh chấp một cách trực tiếp nhƣ Công pháp quốc tế hoặc thông qua một chủ thể dân sự thể hiện ý chí nhà nƣớc nhƣ Dịch vụ sự nghiệp cơng.
Tuy vậy, mục đích của những lĩnh vực này về cơ bản đều ảnh hƣớng đến việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nƣớc nên ln có vai trị quan trọng của nhà nƣớc và có sự xuất hiện của chính sách ở một số lĩnh vực.
5.1.2.2. Quy phạm pháp luật mang đặc điểm của Pháp luật Giải quyết tranh chấp dân sự
Quan điểm xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền xuất hiện khi một nhà nƣớc có tính xã hội chiếm ƣu thế trƣớc tính giai cấp, vì vậy hình thức và nội dung của quy phạm trong những lĩnh vƣc này có thể hồn tồn mang đặc điểm của Pháp luật Giải quyết tranh chấp dân sự. Một số lĩnh vực trực tiếp sinh ra từ một nhánh pháp luật giải quyết tranh chấp nhƣ pháp luật hình sự hiện đại, hình thức và nội dung của Bộ luật cũng nhƣ các quy phạm cụ thể khơng có nhiều khác biệt so với Pháp luật Giải quyết tranh chấp dân sự. Một số lĩnh vực khác về hình thức quy phạm dƣờng nhƣ không liên quan nhiều đến Pháp luật giải quyết tranh chấp, nhƣng khi quy phạm đó đi vào vận hành thì việc thực hiện lại rất gần với việc tìm giải pháp giải quyết tranh chấp; ví dụ: quy
định của Hiến pháp giao quyền bảo hiến cho một cơ quan đƣợc thành lập ra nhƣ một phần của nhà nƣớc (Điều 155g Luật Cơ bản Đức), nhƣng vì Cơ chế bảo hiến là việc giải quyết tranh chấp giữa công dân và nhà nƣớc vì vậy tồn bộ việc thực hiện việc bảo hiến là sự mô phỏng việc giải quyết tranh chấp dân sự chứ không phải việc thi hành mênh lệnh nhƣ pháp luật cơng quyền.Vì sự
mơ phỏng đó mà dù tồn tại bởi nguồn ngân sách nhƣng yêu cầu bắt buộc của cơ chế bảo hiến lại là độc lập với phần còn lại của Nhà nƣớc.
Dƣới đây là giới thiệu sơ bộ về một số lĩnh vực pháp luật xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền cụ thể.
5.2. Pháp luật Hình sự hiện đại
Với pháp luật hình sự phƣơng Tây hiện đại và phần lớn các quốc gia dân chủ, các quy phạm đƣợc phân định rõ rệt thành hai nhóm là mang đặc điểm của Pháp luật Công quyền và mang đặc điểm của Pháp luật Giải quyết tranh chấp. Điểm chung khiến cho các quy phạm mang các đặc điểm đối lập lại ở cùng một ngành luật là việc áp dụng hình phạt, một sự xâm phạm những quyền cơ bản và quan trọng nhất của cơng dân nói riêng và con ngƣời nói chung.
5.2.1. Những quy phạm có đặc điểm của Pháp luật Cơng quyền
Ngành luật này đƣa vào những chế tài đảm bảo thi hành Pháp luật Công quyền, diễn đạt theo ngôn ngữ của triết học Mác-Lênin là các quy phạm pháp luật hình sự mang tính quyền lực nhà nƣớc là cơng cụ để buộc Công dân phải tuân thủ sự điều chỉnh của nhà nƣớc. Các quy phạm pháp luật hình sự mang tính cơng quyền thực chất là việc áp dụng hình phạt vào việc cƣỡng chế một công dân đang vi phạm nghĩa vụ Công dân đối với nhà nƣớc, một sự tăng mức độ nghiêm khắc của việc xử phạt vi phạm. Trong lịch sử, việc áp dụng hình phạt để đảm bảo thi hành những quy định do nhà nƣớc ban hành từng phổ biến nhƣ một chế tài hành chính hiện nay. Ở những giai đoạn trong lịch sử mà mâu thuẫn giữa nhà nƣớc và xã hội gay gắt, đơi khi các hình phạt đƣợc nhà nƣớc sử dụng một cách hết sức bừa bãi.
Những quy phạm hình sự này ln có phần giả định là việc khơng thực hiện một quy phạm Pháp luật Công quyền, tiêu biểu là những quy phạm: Tội trốn thuế (Điều 161 Bộ luật Hình sự 1999 – vi phạm nghĩa vụ đóng thuế quy định tại luật thuế), tội chống ngƣời thi hành công vụ (Điều 257 BLHS 1999 –
vi phạm nghĩa vụ tuân thủ quyền hành pháp), tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155 – vi phạm nghĩa vụ tuần thủ lệnh cấm một số loại hàng hóa), tội bn lậu (Điều 152 BLHS 1999 – vi phạm nghĩa vụ tuân thủ quy định về xuất, nhập khẩu), …Những quy phạm này đều có liên hệ chặt chẽ với ít nhất một quy phạm Pháp luật Công quyền. Với lực lƣợng vũ trang dƣới quyền của mình, việc đƣa những hành vi vi phạm nghĩa vụ cơng dân vào luật hình sự khơng phải để hỗ trợ nhà nƣớc sử dụng vũ lực mà có thể coi là một biện pháp để cơng khai hóa, minh bạch hóa việc sử dụng vũ lực của nhà nƣớc với cơng dân. Theo đó, nhà nƣớc buộc phải thực hiện chính xác các quy trình thủ tục mới có thể khiến một ngƣời chịu trách nhiệm hình sự do ngun tắc “suy đốn vơ tội”. Điều này có thể bỏ lọt tội phạm nhƣng đổi lại thông qua việc xét xử – đặc biệt là khi xét xử bằng cơ chế bồi thẩm đồn – thì các cơ quan nhà nƣớc khó có thể lạm quyền để áp dụng hình phạt theo ý chí chủ quan của mình; nhất là sự lạm dụng quyền lập pháp để tạo ra những tội danh vô lý và đàn áp ngƣời dân một cách bừa bãi.
Đối với nhà nƣớc dân chủ, các chế định hình sự có nguồn gốc từ Pháp luật Công quyền thực chất cũng đã bao hàm việc giải quyết tranh chấp giữa các công dân. Việc chống lại hoạt động của nhà nƣớc „của dân, do dân và vì dân‟ cũng tƣơng đồng nhƣ việc tranh chấp với xã hội, vì vậy việc sử dụng hình phạt vừa là chế tài thể hiện quyền lực nhà nƣớc vừa là giải pháp cho