2.1.2.1. Về đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý của Trung tâm
Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, các địa phương đã quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, bổ sung thêm biên chế cho các Trung tâm và Chi nhánh, vì thế, số lượng cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý đã tăng lên đáng kể.
Đến nay, trong toàn quốc tổng số biên chế của Trung tâm và Chi nhánh là 885 người (trung bình mỗi Trung tâm có 15 - 16 biên chế), 80% - 90% có trình độ cử nhân Luật, trong đó có 304 Trợ giúp viên pháp lý, 89 người dân tộc thiểu số, nữ giới là 519 người. Một số Trung tâm được bố trí trên 30 biên chế (Hà Nội có 80 biên chế; Cần Thơ có 39 biên chế; Quảng Nam có 38 biên chế). Hầu hết các Trung tâm có trên 03 Trợ giúp viên pháp lý, một số địa phương có số Trợ giúp viên khá đông đảo (Hà Nội: 19; Đồng Nai: 14; Hải Phịng: 11; Lào Cai, Bình Định, Đồng Tháp: 10) [9, tr. 6].
Tuy vậy, cũng còn một số Trung tâm mặc dù Đề án kiện toàn Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm đã được phê duyệt nhưng còn thiếu nguồn tuyển dụng nên vẫn chỉ có từ 05 - 07 biên chế (Lai Châu, Sơn La, Hà Nam), cá biệt có địa phương mới bố trí được 03 biên chế (Kon Tum) hoặc chỉ có từ 01 - 02 Trợ giúp viên pháp lý do khơng có nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn (Bắc Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình, Đăk Lăk, Đắk Nơng, Hậu Giang, Bạc Liêu). Đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý của một số Trung tâm còn thiếu so với nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng của người dân vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý.
2.1.2.2. Về đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Để thực hiện xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý, thu hút đội ngũ chuyên gia pháp lý, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật, những người có kiến thức, hiểu biết pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý khắc phục tình trạng thiếu biên chế hiện nay, các Trung tâm trợ giúp pháp lý đã chú trọng việc xây dựng và phát triển mạng lưới cộng tác viên từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, trong đó đặc biệt chú trọng các cộng tác viên cấp xã trên hầu hết các lĩnh vực trợ giúp pháp lý. "Đến nay, trong tồn quốc đã có 8.535 Cộng tác viên (trong đó có 2.173 ở cấp tỉnh; 3.043 ở cấp huyện và 3.319 ở cấp xã); 1.045 người là luật sư (trung bình mỗi Trung tâm có 135 cộng tác viên)" [9, tr. 7]. Đội ngũ cộng tác viên của Trung tâm là những người có kiến thức hiểu biết pháp luật nhưng lại kiêm nhiệm (cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc làm việc trong các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân: cơ quan địa chính, cơ quan Lao động, Thương binh, Xã hội, cơ quan Tài chính, Sở Tư pháp, Phịng Tư pháp, Ban Tư pháp...), luật sư, tư vấn viên pháp luật. Do đó, thời gian dành cho cơng tác trợ giúp pháp lý không nhiều, không chủ động được mà bị phụ thuộc nhiều vào công việc của cơ quan nơi họ đang cơng tác, có trường hợp các vụ việc kéo dài phải trả lại, thay người vì khơng thể tiếp tục tham gia.
Có thể nói, số lượng luật sư và Trợ giúp viên pháp lý ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu so với dân số (khoảng 7.000 luật sư và 304 Trợ giúp viên pháp lý/87 triệu dân). Trong khi đó, đến nay do Liên đồn luật sư toàn quốc mới thành lập nên chưa xây dựng quy chế về nghĩa vụ xã hội của luật sư trong thực hiện một số vụ việc trợ giúp pháp lý nhất định mỗi năm.
Mặc dù số lượng cộng tác viên hiện nay cũng khá lớn, 8.535 người nhưng phần lớn trong số họ không thể dành nhiều thời gian để tham gia giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý. Số lượng Tư vấn viên pháp luật của các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức xã hội trong toàn quốc nhưng đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chưa nhiều (mới có khoảng 150 người).
Vì các sinh viên tốt nghiệp luật đều mong muốn làm việc ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, do đó các Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng người có đủ trình độ. Gần đây đang có xu hướng một số cán bộ trợ giúp pháp lý đã có kinh nghiệm chuyển ra làm trong khu vực luật sư tư nhân để có mức lương cao hơn. Ngoài ra, ở nhiều tỉnh, cán bộ của Trung tâm thường bị luân chuyển xuyên sang các đơn vị khác thuộc Sở Tư pháp vì vậy đội ngũ cán bộ làm cơng tác trợ giúp pháp lý ở một số Trung tâm thường xuyên bị biến động, một số cán bộ không yên tâm công tác dẫn đến thiếu nguồn nhân lực vì vậy đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý.
2.1.2.3. Về công tác tăng cường năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực thực hiện trợ giúp pháp lý đã được chú trọng, khơng chỉ đào tạo nghề, mà cịn kết hợp với bồi dưỡng thường xuyên và đột xuất. Trên cơ sở Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015; Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý đã từng bước chun mơn hố,
bao gồm bồi dưỡng nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, đột xuất để kịp thời cập nhật các quy định của pháp luật mới ban hành; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc thù và bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện, bảo đảm việc trợ giúp pháp lý đạt chất lượng, tránh phải bồi thường thiệt hại do việc trợ giúp pháp lý sai gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý.
Các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý được tổ chức bảo đảm các yêu cầu vì vậy, đã bồi dưỡng tạo nguồn Trợ giúp viên pháp lý làm nòng cốt cho hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương, kịp thời đưa các quy định của Luật trợ giúp pháp lý đi vào cuộc sống, tạo bước khởi sắc mới trong hoạt động tham gia tố tụng (đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) cho người được trợ giúp pháp lý.
Hàng năm, Cục trợ giúp pháp lý tổ chức tập huấn nghiệp vụ toàn quốc và theo khu vực cho Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên, cộng tác viên của Trung tâm về các kỹ năng trợ giúp pháp lý như kỹ năng tư vấn, kỹ năng tham gia tố tố tụng, kiến nghị, hòa giải, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng đặc thù, tập huấn về nội dung các văn bản pháp luật mới, quản lý nhà nước trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý... "Từ năm 2007 đến nay, trong toàn quốc đã có 984 đợt tập huấn nghiệp vụ cho 91.796 lượt Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật và mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở" [8, tr. 11]. Thực hiện Thông tư liên tịch số 10, hầu hết các địa phương đã tổ chức tập huấn các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý cho Điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán, cán bộ Trại tạm giam, Nhà tạm giữ. Một số địa phương cịn tổ chức tập huấn cho Trưởng, Phó phịng tư pháp cấp huyện, Trưởng Ban Tư pháp cấp xã, hồ giải viên, bộ đội biên phịng, cán bộ kiểm lâm, trưởng thôn, bản... Các địa phương đã chú trọng tập huấn cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, xã nghèo, đặc biệt khó khăn.
Tuy vậy, cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý vẫn còn một số tồn tại, hạn chế dẫn đến việc tập huấn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn như: Thời gian tập huấn ngắn chưa đủ để học viên trao đổi, thảo luận, giải quyết các tình huống, vụ việc cụ thể; thiếu giáo trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý còn chung chung, chưa cụ thể; nội dung và tài liệu chưa thật chi tiết và phong phú, chưa có nhiều vụ việc, tình huống mẫu; đội ngũ giảng viên chưa có kinh nghiệm làm trợ giúp pháp lý và thiếu chuyên sâu; vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống nên việc lĩnh hội, tiếp thu các kiến thức của học viên còn thụ động. Đặc biệt, ở một số địa phương việc luân chuyển Trợ giúp viên pháp lý thường xuyên cũng gây khó khăn cho Trung tâm thường xuyên phải tập huấn, bồi dưỡng.
Hơn nữa, do hầu hết các Trợ giúp viên pháp lý mới đang làm quen với công việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý. Họ mới chỉ được trợ giúp pháp lý theo hình thức này sau khi Luật trợ giúp pháp lý có hiệu lực (01/01/2007). Trong những năm trước, các khóa tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý chỉ dành một vài giờ để giới thiệu kỹ năng tham gia tố tụng và học viên cũng chưa có cơ hội để thực hành. Các khóa tập huấn cũng chưa thực sự thường xuyên và có đủ thời gian để cập nhật cho người thực hiện trợ giúp pháp lý các kiến thức và kỹ năng tham gia tố tụng cần thiết. Ngoài ra, nhiều người thực hiện trợ giúp pháp lý chưa được tập huấn về các kỹ năng để làm việc với các đối tượng đặc thù như người chưa thành niên, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc bị bn bán, người dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV, người mới ra tù tái hòa nhập với xã hội, người khuyết tật, người già cô đơn khơng nơi nương tựa… Vì vậy, họ chưa thể thực hiện trợ giúp pháp lý với kỹ năng nghề nghiệp, tâm lý ở mức độ nhạy cảm cần thiết phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý ngoài 1.045 luật sư được cấp thẻ cộng tác viên, các Trung tâm đang có 7.490 cộng tác viên khác là những người có bằng đại học luật hoặc chuyên ngành khác, có bằng
Trung cấp luật ở những vùng đặc biệt khó khăn hoặc có kiến thức pháp luật tình nguyện và được cấp thẻ cộng tác viên đang tham gia sinh hoạt và tư vấn pháp luật cho các đối tượng trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, việc phân loại cộng tác viên để xác định rõ các nội dung, chương trình cần bồi dưỡng kỹ năng trợ giúp pháp lý và các yêu cầu về chất lượng vụ việc ở các địa phương còn chưa kịp thời và đồng đều. Trong khi đó, cộng tác viên là những người đang làm các công việc khác, tham gia trợ giúp pháp lý chỉ là kiêm nhiệm nên các yêu cầu về chất lượng vụ việc đang là một thách thức lớn, vì chẳng ai muốn làm trợ giúp pháp lý với thù lao rất nhỏ lại phải gánh một trách nhiệm lớn và nếu sai phải bồi thường.
Có thể nói, so với mục tiêu đề ra, việc tăng cường năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là mục tiêu bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ trợ giúp pháp lý tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý do thiếu nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở các địa phương cịn có nhiều khó khăn khơng được tiến hành thường xun do khơng có đủ nguồn lực kinh phí để bảo đảm thực hiện.