Bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự từ thực tiễn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 57 - 63)

* Bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội

Những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn huyện Thường Tín nói riêng có chiều hướng gia tăng và có những diễn biến phức tạp, có thể thấy tình trạng người chưa thành niên phạm tội trong 03 năm 2016, 2017, 2018 qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.8: Thống kê người chưa thành niên phạm tội bị khởi tố từ năm 2016 - 2018

Năm 2016 2017 2018

Tội phạm

Cố ý gây thương tích 1

Trộm cắp tài sản 1 4 3

Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1

Gây rối trật tự công cộng 1

Mua bán trái phép chất ma túy 1

Tổng số 3 5 4

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín - thành phố Hà Nội)

Theo số liệu thống kê cho thấy, trong 03 năm trên địa bàn huyện Thường Tín xảy ra 12 vụ án do người chưa thành niên gây ra. Các tội phạm mà người chưa thành niên gây ra là tội trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, mua bán trái phép chất ma túy. Trong đó nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản (8 vụ), đặc biệt có tội phạm liên quan đến ma túy xảy ra trong năm 2018 (01 vụ mua bán trái phép chất ma túy), thể hiện sự liều lĩnh, thiếu hiểu biết pháp luật của người chưa thành niên, trong đó có 01 vụ do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi gây ra (tội cố ý gây thương tích) [41]. Nguyên

nhân một phần do các em bỏ học sớm, đi lang thang, cha mẹ bỏ nhau,... (tất cả các trường hợp phạm tội đều có trình độ văn hóa tiểu học hoặc trung học cơ sở), như vậy các em đã không được gia đình và xã hội quan tâm dẫn đến bước chân vào con đường phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội đều là nam thanh niên gây ra. Cụ thể:

- Vụ trộm cắp tài sản: Khoảng 09 giờ ngày 20/05/2017, Lê Đình Duy,

sinh ngày 11/10/2000 và Nguyễn Quốc Bảo, sinh ngày 02/03/2000 đều ở xóm 4, Văn Bình,Thường Tín đi đến nhà chị Dương Thanh Hường, sinh năm 1983 ở Đình Tổ, Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội lấy 02 vòng vàng đeo tay, 03 nhẫn vàng và 160.000.000 đồng. Tổng giá trị tài sản Lê Đình Duy và Nguyễn Quốc Bảo trộm cắp là 188.000.000 đồng [38].

Quá trình giải quyết vụ án, CQĐT ngay từ khi tiếp nhận người ra đầu thú, tiếp nhận người bị bắt quả tang đã tiến hành xác minh xác định rõ tuổi , mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi, từ đó thông báo về việc người phạm tội bị bắt, giữ cho người đại diện của người dưới 18 tuổi biết. Trước khi lấy lời khai của người dưới 18 tuổi hoặc hỏi cung bị can dưới 18 tuổi, CQĐT, Viện kiểm sát đều có thông báo cho người đại diện, người bào chữa của họ biết về thời gian và địa điểm lấy lời khai, hỏi cung. Quá trình lấy lời khai của người dưới 18 tuổi trong các vụ án trên luôn có mặt của người đại diện và người bào chữa của họ, bảo đảm tạo điều kiện tốt nhất để người chưa thành niên phạm tội thực hiện quyền bào chữa. CQĐT và Viện kiểm sát đã ra quyết định hủy bỏ tạm giữ đối với những người bị tạm giữ là người chưa thành niên. Sau khi khởi tố bị can đối với người chưa thành niên phạm tội, CQĐT đã tiến hành điều tra làm rõ có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục người chưa thành niên phạm tội, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội để giải thích, giáo dục người chưa thành niên nhận ra sai lầm của mình, thành khẩn

khai báo để được giảm nhẹ hình phạt khi xét xử. Quá trình điều tra, truy tố đối với các vụ án có người phạm tội là người chưa thành niên, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn bảo đảm xử lý nhanh chóng, kết thúc điều tra, truy tố sớm để chuyển hồ sơ sang Tòa án, bảo đảm việc xử lý các vụ án trên trong thời gian ngắn nhất, bảo đảm quyền được xét xử nhanh chóng, không bị trì hoãn của người bị buộc tội. Khi xét xử, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, căn cứ vào các đặc điểm về nhân thân, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, Viện kiểm sát đã đề nghị mức án và Hội đồng xét xử đã xử phạt các bị cáo chưa thành niên với mức án phù hợp, nhẹ hơn người từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với người chưa thành niên dưới 16 tuổi đã bị xét xử, sau đó lại tiếp tục phạm tội thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng đã làm rõ tuy nhiên không tính để xác định tái phạm, phù hợp với nguyên tắc: “Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không

tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”. Như vậy, các cơ quan

tiến hành tố tụng khi xử lý người chưa thành niên phạm tội đã thực hiện theo đúng nguyên tắc của BLTTHS, luôn bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Hiện TAND huyện Thường Tín chưa có Tòa gia đình và người chưa thành niên, tuy nhiên khi xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, phòng xử án cũng được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại điều 6, Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của TAND tối cao quy định về phòng xử án, cụ thể:

- Vụ mua bán trái phép chất ma túy: Khoảng 13 giờ 00 phút ngày

17/01/2018, tại cổng Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây thuộc thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Trần Dũng Việt (SN: 23/9/2000; HKTT: Đội 4, xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) đã có

hành vi bán trái phép 01 gói ma túy đá (Methamphetamine), khối lượng 0,025g cho Lương Văn Thiện (SN: 1992; HKTT: thôn Đông Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) với giá 200.000 đồng [38].

Bị cáo Trần Dũng Việt sinh ngày 23/9/2000, thời điểm bị cáo phạm tội cũng như tại thời điểm mở phiên tòa xét xử, bị cáo chưa đủ 18 tuổi. Do vậy, TAND huyện Thường Tín đã bố trí phiên tòa xét xử bị cáo Việt theo mô hình cho người chưa thành niên như: Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp theo hình thức bàn tròn; bị can được ngồi cạnh người đại diện, người bào chữa; bàn, ghế trong phòng xử án được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng. Căn cứ hành vi phạm tội, diễn biến tại phiên tòa, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo Trần Dũng Việt, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị xử phạt bị cáo Trần Dũng Việt mức án từ 24 đến 28 tháng tù. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trần Dũng Việt 24 tháng tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 1, Điều 251 BLHS 2015.

So sánh với huyện Phú Xuyên: Trong 03 năm, trên địa bàn huyện Phú

Xuyên xảy ra 10 VAHS do người chưa thành niên gây ra (năm 2016: 03 vụ, năm 2017: 04 vụ, năm 2018: 03 vụ). Các tội phạm chủ yếu là tội trộm cắp tài sản (07 vụ), tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (01 vụ), tội cố ý gây thương tích (02 vụ) [37]. Như vậy, tại địa bàn 02 huyện có lượng án do người chưa thành niên gây ra là tương đương nhau. Các tội phạm chủ yếu cũng giống nhau và đa số là các vụ trộm cắp tài sản, trình độ văn hóa của người chưa thành niên phạm tội thường là tiểu học, trung học cơ sở, độ tuổi của các em là từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Có thể thấy các em đều bỏ học từ rất sớm và thiếu sự quan tâm từ gia đình, xã hội.

* Bảo đảm quyền của người chưa thành niên là người bị hại trong VAHS

Đến nay, trên địa bàn huyện Thường Tín đã xảy ra một số vụ án xâm hại đến người chưa thành niên, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người chưa thành niên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của các em. Trong 03 năm qua, trên địa bàn huyện Thường Tín thường xảy ra các vụ án xâm hại tình dục đối với người chưa thành niên như: Hiếp dâm trẻ em, Giao cấu với trẻ em,...

Bảng 2.9: Thống kê các tội phạm xâm hại trẻ em từ năm 2016 - 2018

Tội phạm Điều luật

Số vụ/Năm

2016 2017 2018

Hiếp dâm Khoản 4, Điều 111 (BLHS 1999) 1 Hiếp dâm trẻ em Khoản 4, Điều 112 (BLHS 1999) 1 Cưỡng dâm Khoản 4, Điều 113 (BLHS 1999) 1 Giao cấu với trẻ em Khoản 1, ĐIều 115 (BLHS 1999) 1

Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Điều 145 (BLHS 2015) 1

Tổng số 1 3 1

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân huyện Thường Tín - Thành phố Hà Nội)

Theo số liệu trong bảng thống kê cho thấy, trong 03 năm từ 2016 đến 2018 xảy ra 04 vụ xâm hại đến người dưới 18 tuổi và đều xâm hại trẻ em gái. Trong đó, năm 2017 xảy ra nhiều nhất với 03 vụ, nổi bật là vụ hiếp dâm trẻ em, cụ thể:

- Vụ hiếp dâm trẻ em: Khoảng 21 giờ ngày 20/10/2016, Bùi Văn Vị,

sinh năm 1988 ở Xóm Cuôi, Bình Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình đi xe taxi BKS: 28A – 039.72 chở cháu Bùi Hồng Ly, sinh ngày 22/5/2004 ở xóm Thung Dao, xã Tú Sơn, Kim Bôi, Hòa Bình đi đến khu vực cây xăng Trường Sơn thuộc

khu vực xã Duyên Thái, Thường Tín, Bùi Văn Vị có hành vi giao cấu với cháu Bùi Hồng Ly trên xe taxi, Biển kiểm soát 28A - 039.72. Hành vi của Bùi Văn Vị giao cấu với cháu Bùi Hồng Ly, sinh ngày 22/5/2004 đã phạm tội Hiếp dâm trẻ em, theo quy định tại khoản 4, điều 112 của BLHS 1999 [38].

Đối với các vụ án trên, sau khi nhận được tin báo, CQĐT đã nhanh chóng xác định rõ tuổi của người bị hại và người phạm tội để làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm. Trong quá trình lấy lời khai của người bị hại, ĐTV, KSV luôn hết sức thận trọng, lựa chọn các câu hỏi với ngôn ngữ, thái độ hỏi phù hợp, vừa làm rõ những tình tiết của vụ án, vừa tránh gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của các em. Quá trình lấy lời khai của người bị hại chưa thành niên luôn có sự tham gia của người đại diện và trợ giúp viên pháp lý do các em lựa chọn. Do các em còn đang trong độ tuổi đến trường nên khi lựa chọn thời gian, địa điểm lấy lời khai, ĐTV, KSV đã lựa chọn thời gian và địa điểm hợp lý theo quy định của BLTTHS để các em có thể bảo đảm việc học tập, sinh hoạt hàng ngày. Đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng vượt quá thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, CQĐT huyện Thường Tín đã đề nghị Viện kiểm sát Thường Tín ra Quyết định chuyển vụ án đến Công an thành phố Hà Nội để tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền.

So sánh với huyện Phú Xuyên:Trên địa bàn huyện Phú Xuyên trong 03

năm qua xảy ra 04 vụ xâm hại trẻ em. Trong đó, năm 2016 xảy ra 01 vụ giết người (đối tượng là trẻ em), năm 2017 xảy ra 01 vụ hiếp dâm trẻ em, năm 2018 xảy ra 01 vụ hiếp dâm trẻ em và 01 vụ dâm ô đối với người dưới 16 tuổi [34].

Về tính chất và mức độ nghiêm trọng, các vụ án xâm hại trẻ em xảy ra trên địa bàn đều là tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, các đối tượng gây án đều nhằm mục đích xâm hại tình dục, đối tượng là trẻ em.

Đối với các vụ án xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người chưa thành niên, đặc biệt đối với các trẻ em gái là đối tượng dễ bị

tổn thương hơn so với những người chưa thành niên khác, các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Thường Tín, Phú Xuyên và thành phố Hà Nội đã nhanh chóng tiến hành điều tra giải quyết vụ án theo thủ tục quy định tại BLTTHS, bảo đảm các quyền con người của người bị hại được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, được bình đẳng trước pháp luật, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác trong quá trình điều tra, truy tố, đòi lại công lý cho người bị hại trong thời gian nhanh nhất, tránh ảnh hưởng lâu dài tới tâm lý, cuộc sống bình thường của người bị hại cũng như thân nhân gia đình bị hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự từ thực tiễn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)