KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 93 - 97)

Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự cần gắn liền với những giải pháp cụ thể tác động đến hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay. Trƣớc thực trạng tham gia tố tụng ngày càng gia tăng của ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự, bảo đảm quyền con ngƣời của

đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đây là hoạt động đƣợc tiến hành bởi những cơ quan tiến hành tố tụng, dựa trên hệ thống quy phạm pháp luật tố tụng dân sự hoàn chỉnh bảo đảm quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên nói riêng. Với những kiến nghị đã nêu trong luận văn, tác giả hi vọng sẽ đóng góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay về bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên.

Bên cạnh đó, việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự cũng cần đƣợc thực hiện thông qua những biện pháp gián tiếp nhƣ thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, nâng cao mức sống của ngƣời dân. Việc thực hiện đồng thời các biện pháp bảo đảm quyền con ngƣời trên mọi mặt của đời sống xã hội mới bảo đảm toàn diện quyền con ngƣời nói chung và quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự nói riêng.

KẾT LUẬN

Bảo đảm và phát huy quyền con ngƣời là mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc ta, đã đƣợc ghi nhận trong Chỉ thị 12 của Ban bí thƣ trung ƣơng Đảng về “Vấn đề quyền con ngƣời và quan điểm, chủ trƣơng của Đảng ta”. Theo đó, bảo đảm quyền con ngƣời không chỉ là mục đích, chức năng của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn là cách thức để chúng ta chống lại các thế lực thù địch, lợi dụng vấn đề nhân quyền nhằm chống phá cách mạng nƣớc ta. Cùng với đó, đây cũng là trách nhiệm quốc tế mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện khi tham gia ký kết các Điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời.

Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự không nằm ngoài vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời ở Việt Nam. Hoạt động này còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần vào công cuộc bảo vệ, chăm sóc và phát triển thế hệ trẻ em ở nƣớc ta. Bên cạnh đó, bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu khách quan trong xã hội. Nhu cầu đó xuất phát từ thực trạng ngày càng gia tăng các vụ án có sự tham gia của đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên. Bảo đảm quyền con ngƣời của NCTN trong TTDS cũng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động bảo đảm quyền con ngƣời của đƣơng sự nói chung và ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự nói riêng, pháp luật nƣớc ta đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…cùng với các văn bản pháp luật khác đã góp phần tạo ra những cơ sở pháp lý cho bảo đảm quyền con ngƣời của đƣơng sự. Qua đó, từng bƣớc hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, vẫn còn những hạn chế, bất cập trong những quy định của pháp luật dẫn đến quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự chƣa đƣợc bảo đảm một cách toàn diện. Bên cạnh đó là những khó khăn, hạn chế từ những điều kiện khách quan trong nền kinh tế - xã hội nƣớc ta hiện nay, dẫn đến điều kiện bảo đảm quyền con

ngƣời chƣa thực sự đầy đủ. Để khắc phục những hạn chế này, tác giả hi vọng thông qua luận văn, đóng góp một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao điều kiện để bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong tố tụng dân sự. Qua đó, góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát huy các giá trị quyền con ngƣời ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)