Giang về bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về nhà nước chỉ ra rằng : “Pháp
luật luôn có tính giai cấp thì pháp luật hình sự và tố tụng hình sự thể hiê ̣n đậm đặc nhất tính giai cấp”. Tuy nhiên, ngoài tính giai cấp luật hình sự còn có tính
xã hội đ ể đảm bảo sự ổn đi ̣nh và trâ ̣t tự cho xã hô ̣i vâ ̣n đô ̣ng và phát triển .
Chính vì vậy, viê ̣c quy đi ̣nh tô ̣i pha ̣m và hình pha ̣t ngoài viê ̣c bảo vê ̣ lợi ích của
giai cấp thống tri ̣, Nhà nước không thể bỏ qua nhiệm vụ bảo vệ các cá nhân
trong xã hô ̣i trước sự xâm pha ̣m của tô ̣i pha ̣m. Nói cách khác , Luâ ̣t hình sự và
Tố tu ̣ng hình sự trong N hà nước pháp quyền cũng đứng trước đòi hỏi q uan
trọng nhất là bảo vệ được giai c ấp, chế độ đó và hơn cả là bảo vệ “quyền con
hai khía ca ̣nh. Đó là quyền con người của cá nhân sống trong xã hô ̣i đò i hỏi cần được bảo vê ̣ trước hành vi xâm pha ̣m của tô ̣i pha ̣m , và quyền con ngư ời của những người vi pha ̣m pháp luâ ̣t xâm pha ̣m đến quyền của người khác khi nào và ở mức độ nào thì họ bị coi là tội phạm.
Như vậy, khi xét xử đối với tội phạm nói chung, tội phạm là NCTN nói riêng. Tòa án nhân dân phải xác định khả năng nhận thức và tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội của NCTN gây ra, nguyên nhân, điều kiện hoàn cảnh, khả năng nhận thức, tư duy hay quá trình nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan và hậu quả do hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội gây ra. Ngoài ra Tòa án còn phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử, địa lý, dân tộc..., để xác định đúng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và khi đưa ra xét xử người đó rất khoát phải đủ 14 tuổi trở lên [6, tr.16-29].
Trong phần này tác giả xin đưa ra một số vụ án cụ thể và phần nhận định của bản án, thực tiễn áp dụng các hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành vào phần quyết định bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá về thực tiễn xét xử và áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang.
* Khái quát về tình hình tỉnh Hà Giang và công tác xét xử đối với NCTN phạm tội trên địa bàn trong những năm qua:
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dài 277,556 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lào
Cai và Yên Bái. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,9 km2 với dân số
khoảng 792.472 người, với mật độ 96 người/km2. Trong những năm qua tỉnh
Hà Giang luôn nỗ lực tìm nhiều biện pháp, giải pháp đưa ra những chính sách ưu đãi đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nhưng cùng với đó thì
tình hình diễn biến của các loại tội phạm cũng tăng lên và có phần diễn biến phức tạp. Trong đó nổi lên các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân liên quan đến NCTN cũng như NCTN phạm tội cũng mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng như các vụ án (Mua bán người; Mua bán phụ nữ, chiếm đoạt trẻ em; Môi giới, mua dâm người chưa thành niên; Hiếp dâm; Cướp của giết người...).
Theo Luật hình sự Việt Nam, khi xét xử NCTN phạm tội ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung khi quyết định hình phạt hay tổng hợp hình phạt,
Tòa án còn phải tuân thủ nguyên tắc "Việc xử lý hành vi phạm tội của NCTN
chủ yếu nhằm giáo dục giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội" [32, Điều 69]. Nguyên tắc này xuất phát từ chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước đối với NCTN phạm tội, bởi lẽ NCTN có năng lực nhận thức về pháp luật còn hạn chế, các em là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, là đối tượng dễ bị tổn thương; tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, Tòa án cũng cần lưu tâm đến mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của NCTN thường thấp hơn so với hành vi phạm tội tương tự của người đã thành niên thực hiện. Do vậy, quan điểm của Nhà nước khi xét xử áp dụng hình phạt đối với NCTN chủ yếu là giáo dục cải tạo, hình phạt áp dụng với NCTN cũng không nằm ngoài mục đích này [5, tr16-29].
Trong những năm qua Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã liên tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm và tổ chức thực hiện tốt công tác thụ lý, giải quyết, xét xử triệt để các vụ án theo thẩm quyền, nhất là các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN phạm tội. Qua đó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành và địa phương giao, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ quyền con người của NCTN phạm tội qua thực tiễn xét xử và áp dụng các chế định hình phạt đối với NCTN phạm tội. Việc áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội trong 5
năm qua (2011 - 2015) đã cơ bản được thực hiện tốt, đã đảm bảo các chính sách đặc biệt của Nhà nước đối với NCTN phạm tội được nhẹ hơn so với những đối tượng đã thành niên phạm tội nhưng có những hành vi phạm tội tương đồng, đã đảm bảo được nguyên tắc là chủ yếu giúp họ sửa chữa những sai lầm, phát triển lãnh mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, đã bảo vệ được quyền con người của NCTN phạm tội bằng chế định hình phạt thông qua việc xét xử.
Tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở pháp lý còn thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất còn hạn chế, năng lực chuyên môn của một số ít cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do đó vẫn còn một số bản án liên quan đến NCTN phạm tội đã có những thiếu sót nhất định.
Bảng 2.1. Thống kê tỷ lệ tội phạm là NCTN so với tổng số phạm tội khác bị TAND tỉnh Hà Giang xét xử (giai đoạn từ 2011 đến năm 2015)
Năm Tổng số bị cáo đã đƣợc xét xử Bị cáo là NCTN đã đƣợc xét xử Tỷ lệ (%) Từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi Từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi Tổng số 2011 633 3 14 17 2,69 2012 710 5 29 34 4,79 2013 738 4 17 21 2,85 2014 583 4 23 27 4,63 2015 573 5 23 28 4,89 Tổng 2.237 21 106 127 3,92
(Nguồn: TAND tỉnh Hà Giang)
Như vậy, tỷ lệ tội phạm là NCTN phạm tội đã được Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử trong 5 năm qua chiếm tỷ lệ bình quân gần 4% trong tổng số các bị cáo bị xét xử hình sự, theo số liệu thống kê thì tình hình tội phạm trong năm 2015 có giảm, nhưng tỷ lệ tội phạm là NCTN lại tăng. Đây cũng là con số đáng báo động đối với một tỉnh vùng cao biên giới còn nghèo như Hà Giang. Vì vậy, công tác giám sát việc xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đối với NCTN phạm tội cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ tốt quyền con người của NCTN phạm tội.
Bảng 2.2. Thống kê tội danh của NCTN phạm tội (Tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) bị TAND tỉnh Hà Giang xét xử từ năm 2011 đến năm 2015
STT Tội danh Điều luật Số bị cáo
1 Tội giết người 93 03
2 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác
104 03
3 Tội hiếp dâm trẻ em 112 01
4 Tội mua bán người 119 02
5 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em 120 02
6 Tội cướp tài sản 133 09
7 Tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ
202 01
Tổng số bị cáo bị đƣa ra xét xử 21
(Nguồn: TAND tỉnh Hà Giang)
Tổng số tội phạm là NCTN dưới 16 tuổi bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đưa ra xét xử trong 5 năm qua là 21 bị cáo, nhưng nhóm tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm lại chiếm tỷ lệ lớn, nhất là tội giết người, tội cướp tài sản.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng báo động này chủ yếu là do gia đình chưa coi trọng đến vấn đề giáo dục trẻ em nói chung và NCTN nói riêng; chưa quan tâm đến yếu tố tâm lý, còn buông lỏng quản lý dẫn đến các em bị ảnh hưởng của văn hóa phẩm độc hại, không nhận thức đầy đủ hành vi và hậu quả mình gây ra.
Bảng 2.3. Thống kê tội danh của NCTN phạm tội (Tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) bị TAND tỉnh Hà Giang xét xử từ năm 2011 đến năm 2015
STT Tội danh Điều luật Số bị cáo
1 Tội giết người 93 03
2 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác
104 10
3 Tội hiếp dâm trẻ em 112 04
4 Tội cướp tài sản 133 15
5 Tội trộm cắp tài sản 138 49
6 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 143 04
7 Tội vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng 175 03
8 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy 194 03
9 Tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ
202 08
10 Tội gây rối trật tự công cộng 245 05
11 Tội đánh bạc 248 02
Tổng số bị cáo bị đƣa ra xét xử 106
Tổng số tội phạm là NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đưa ra xét xử trong 5 năm qua là 106 bị cáo, gấp 5 lần tổng số bị cáo dưới 16 tuổi, số tội danh mà NCTN giai đoạn này thực hiện là tội trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ... Từ thực trạng số liệu thống kê trên có thể thấy nhiều gia đình đã mất kiểm soát con em trong độ tuổi này, đây là giai đoạn trẻ em xắp trở thành người lớn. muốn tự quyết định những vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến mình, nhưng là lứa tuổi còn là học sinh, chưa có công việc thu nhập nhưng không thể xin tiền bố mẹ để chi tiêu những việc không liên quan đến học tập do vậy để cần tiền tiêu sài đã phát sinh đến việc trộm cắp, cướp tài sản..., báo động này chủ yếu là do chưa có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường về giáo dục trẻ em vị thành niên, về giờ giấc học tập, chưa quan tâm đến yếu tố tâm lý, còn buông lỏng quản lý và nuông chiều dẫn đến các em vi phạm pháp luật.
Bảng 2.4. Thống kê thực tiễn áp dụng hình phạt đối với NCTN của TAND tỉnh Hà Giang xét xử (giai đoạn từ 2011 đến năm 2015)
Năm
Về áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội Tòa tuyên không có tội Cải tạo không giam giữ Án treo Tù dƣới 3 năm Tù từ 3 năm đến dƣới 7 năm Tù từ 7 năm đến dƣới 15 năm Tù từ 15 năm đến 18 năm 2011 2 6 6 3 2012 3 18 6 7 2013 1 4 10 5 1 2014 5 9 9 4 2015 3 18 4 1 2 Tổng 1 17 61 30 15 1 2
(Nguồn: TAND tỉnh Hà Giang)
Theo số liệu thống kê do Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang cung cấp thì từ năm 2011 đến năm 2015 Tòa án đã đưa ra xét xử với tổng số 127 bị cáo là NCTN. Trong đó tuyên không có tội 01 bị cáo, và áp dụng hình phạt cải tạo
không giam giữ là 17 bị cáo, áp dụng hình phạt cho hưởng án treo là 61 bị cáo, áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm là 30 bị cáo, áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm là 15 bị cáo, áp dụng hình phạt tù từ 7 năm đến dưới 15 năm là 1 bị cáo, áp dụng hình phạt từ 15 năm đến 18 năm là 2 bị cáo. Như vậy, qua biểu thống kê chúng ta có thể thấy Tòa án tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các chính sách đặc biệt để áp dụng các chế định hình phạt đối với NCTN phạm tội, đã bảo vệ được quyền con người của NCTN phạm tội. Tuy nhiên, cũng qua biểu thống kê chúng ta cũng nhận thấy Tòa án đã áp dụng hình phạt là cải tạo không giam giữ và án treo là 78 bị cáo chiếm tỷ lệ 62%, đây là tỷ lệ rất cao trong số bị cáo là NCTN bị xét xử, có thể các bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Nhưng tuyệt nhiên chúng ta không thấy Tòa án áp dụng các biện pháp tư pháp như giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào Trường giáo dưỡng hay áp dụng các hình phạt cảnh cáo, hình phạt tiền theo các Điều 70, khoản 1 Điều 71 và Điều 72 BLHS trong suốt 5 năm qua với 126 bị cáo bị Tòa án tuyên là có tội.
* Một số ví dụ cụ thể về việc xét xử, áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm qua:
Ví dụ 1: Bản án số 06/2011/HSST ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Tòa
án nhân dân tỉnh Hà Giang, xét xử bị cáo Lỳ Thị Ri (sinh năm 1993) - Địa chỉ: xóm Tù Lủng, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - thực hiện các hành vi phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi. Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 119; điểm đ khoản 2 Điều 120; điểm p khoản 1 Điều 46, Điều 69, Điều 74; điểm a khoản 1
Điều 50 BLHS, xử phạt bị cáo 03 năm tù về "Tội mua bán phụ nữ" và 04
năm tù về "Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em". Tổng hợp hình
phạt chung cho cả hai tội là 07 năm tù, tính từ ngày bắt giam (21/10/2009). Bản án nhận định bị cáo có đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có hiểu biết xã hội và phát luật nhất định và nhận thức được rằng pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em. Do bị cáo cố ý coi thường danh
dự nhân phẩm của người khác, với lý do Ri bị tai nạn và được Già giúp đỡ thuốc mem chữa trị hết 12.000 NDT mà Ri còn nợ Già và Già yêu cầu Ri lừa phụ nữ đi làm thuê bên Trung Quốc để bán và mỗi người Già sẽ trừ cho Ri 2.000 NDT và đây là lần đầu tiên Ri thực hiện được Già trả cho 120.000 VNĐ ngày hôm sau trở về thì bị bắt. Bản án cũng nhận định Ri là NCTN nhận thức chưa đầy đủ, bản thân có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, là đồng bào dân tộc thiểu số hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thật thà khai báo. Trong vụ án còn có các đối tượng là Chá Thị Già và La Lê đều là người Trung Quốc nên cơ quan điều tra chưa làm rõ được, vì vậy khi nào làm rõ được sẽ xử lý sau...
Tại Điều 6 Chương II, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12 tháng 7 năm 2011 hướng dẫn
BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là NCTN quy định “…Trường hợp xác
định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị