dụng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội
Trước những đòi hỏi cấp bách trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là việc quy định của pháp luật hình sự nhằm bảo đảm quyền con người nói chung và đảm bảo quyền con người của NCTN phạm tội nói riêng sao cho phù hợp với tình hình trong nước cũng như quốc tế khi BLHS năm 1985 đã không còn phù hợp. Trên cơ sở các luận điểm văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tư tưởng chỉ đạo cơ bản có tính chất định hướng cho việc sửa đổi BLHS năm 1985 như Tờ trình của Chính phủ về dự án BLHS sửa đổi trước Quốc hội khóa X kỳ họp thứ năm từ ngày 04 tháng 5 đến 11 tháng 6 năm 1999 đã phân tích rõ:
Một là: BLHS năm 1999 phải đảm bảo được sự thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng về chính sách hình sự nói chung trên tất cả các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội và của Nhà nước (Về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại...);
Hai là: BLHS năm 1999 phải dựa trên các căn cứ xác thực của việc tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, và thực tiễn áp dụng PLHS hiện hành (BLHS năm 1985) nói riêng, nhất là thực tiễn xét xử;
Ba là: BLHS năm 1999 phải thể hiện rõ sự kết hợp hai yếu tố tính dân tộc và tính hiện đại;
Bốn là: BLHS năm 1999 phải thể hiện rõ tinh thần chủ động đấu tranh chống và ngăn ngừa tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, những người có chức vụ và toàn thể
công dân, kết hợp nghiêm trị với khoan hồng; giáo dục, phòng ngừa với răn đe;
Năm là: BLHS năm 1999 phải thể hiện rõ sự kết hợp việc quy định các chế tài hình sự với các biện pháp tác động khác (Kinh tế, hành chính, giam giữ cải tạo và quản lý giáo dục tại cộng đồng dân cư);
Sáu là: BLHS năm 1999 phải thể hiện rõ các nguyên tắc tiến bộ và dân chủ của LHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, cũng như sự tôn trọng tinh thần và lời văn của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia [16, tr.63].
Dựa vào những cơ sở nêu trên, BLHS năm 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000. Các quy định BLHS năm 1999 đã thể hiện ở mức độ cao hơn, toàn diện đầy đủ hơn, và là công cụ sắc bén của Nhà nước, của nhân dân trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Trước sự phát triển của kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế đòi hỏi công tác đấu tranh phòng chống tội phạm phải được nâng cao, đồng nghĩa với việc các chính sách hình sự trong việc bảo vệ quyền con người cũng cần phải được hoàn thiện để phù hợp với các văn kiện quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết và là thành viên. Trước tình hình đó ngày 29 tháng 6 năm 2009 Chủ tịch nước công bố Lệnh số 13/L-CTN về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2010. BLHS sửa đổi, bổ sung đã tiếp tục kế thừa và có những phát triển mới đáp ứng với yêu cầu trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Đã phát huy tốt vai trò bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có việc bảo vệ quyền con người của NCTN phạm tội.
Tô ̣i pha ̣m , đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS [32, Điều 8]; Tội phạm luôn gắn liền vớ i hình ph ạt [32, Điều 26] đó là
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Tuy nhiên , loại hình phạt, mức hình pha ̣t như thế nào để bảo vê ̣ quyề n con người nói chung, hay vấn
đề đặt ra đối với lĩnh vực hình sự về bảo vệ quyền con người của NCTN phạm tội nói riêng. BLHS năm 1999 quy định có 4 loại hình phạt được áp dụng đối với NCTN phạm tội [32, Điều 71] đó là:
1. Cảnh cáo; 2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ; 4. Tù có thời hạn.
* Về hình phạt cảnh cáo: Đây là hình phạt nhẹ nhất được quy định áp dụng đối với NCTN phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ chưa đến mức miễn hình phạt theo quy định của pháp luật.
Mục đích của hình phạt cảnh cáo được Tòa án áp dụng đối với NCTN phạm tội là hình thức công khai khiển trách NCTN phạm tội trước Tòa án, nó có tác động mạnh đến ý thức của NCTN phạm tội, gây cho họ một sự tổn hại về tinh thần nhằm giáo dục, răn đe họ không phạm tội mới [16, tr.476].
* Về hình Phạt tiền: [Điều 72] Đây là hình phạt lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 1999 và được coi là hình phạt chính đối với NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có tài sản hoặc thu nhập riêng. Tòa án phải xem xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm và có xét đến thu nhập và tài sản riêng của họ.
Hình phạt tiền là hình thức tước đi một khoản tiền của người bị kết án để xung quỹ Nhà nước. Mức phạt tiền được áp dụng đối với NCTN phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định, NCTN phạm tội bị kết án phạt tiền có thể nộp một lần chọn gói hoặc chia thành nhiều lần trong thời hạn Tòa án quyết định trong bản án. Thông qua đó giáo dục, giúp đỡ họ cải tạo không phạm tội mới và trở thành người có ích cho xã hội [16, tr.477].
* Về hình phạt Cải tạo không giam giữ: [Điều 73] Là hình phạt mang tính nghiêm khắc hơn so với hình phạt tiền. Khi áp dụng hình phạt này đối với NCTN phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Hình
phạt cải tạo không giam giữ được Tòa án áp dụng trong thực tiễn đối với các trường hợp NCTN phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng nhưng trong trường hợp BLHS quy định không có tình tiết tăng nặng đáng kể và bị cáo phải có nơi thường trú rõ ràng, căn cước lý lịch rõ ràng. Tòa án xét thấy không cần cách ly NCTN phạm tội khỏi môi trường sống bình thường của họ, đồng thời khi áp dụng hình phạt này với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo, cảm hóa, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm để không phạm tội mới và trở thành người có ích cho xã hội [16, tr.479].
Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ, quy định về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đối với NCTN
phạm tội “Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia
lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú; làm cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục…”[14]. Như vậy, khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với NCTN phạm tội là thực hiện chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội
“Nhằm giáo dục, giúp đỡ NCTN phạm tội sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội…”. [16, tr.477-180]
* Về hình phạt Tù có thời hạn: [Điều 74] Là hình phạt nghiêm khắc nhất trong các hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội, hình phạt này tước đi quyền tự do và buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định. Do vậy luật hình sự quy định chỉ áp dụng hình phạt này với NCTN phạm tội khi thật sự cần thiết đó là:
Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu
điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức hình phạt tù mà điều luật quy định.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, BLHS không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với NCTN phạm tội. Đây là quy định xuất phát từ thực tế vì độ tuổi của họ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức và năng lực điều hành hành vi của họ. Chính tinh thần đó và xuất phát từ tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, nhà làm luật xây dựng khoản 1 và 2 Điều 74 đã phân biệt mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là 18 năm tù, và từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi là 12 năm tù. NCTN phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng để đảm bảo công tác giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội và mục đích phòng ngừa chung về đấu tranh phòng chống tội phạm [16, tr.480, 481].
Ngoài các quy định về hình phạt nêu trên để bảo vệ quyền con người của NCTN phạm tội. BLHS năm 1999 còn dành cả một chương [Chương X] quy định chính sách hình sự đặc biệt đối với NCTN phạm tội [32, Điều 68-77].
* Điều 68 - Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội:NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này. Do NCTN có đặc điểm về tâm sinh lý, chưa đủ để nhận thức hết tính chất nguy hiểm cho xã hội mà hành vi phạm tội của mình gây ra. Là lứa tuổi thường chịu sự chi phối và tác động mạnh mẽ của môi trường sống, nhất là môi trường có tính chất quyết định như gia đình, nhà trường và xã hội. Họ dễ bị tiếp thu những thói hư, tật xấu, dễ bị tha hóa về nhân cách, nhưng ngược lại khi họ được sống
tại môi trường lành mạnh thì họ sẽ có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần và trở thành người có ích cho xã hội. Do vậy, BLHS không coi NCTN phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự như người đã thành niên, mà phải tính đến nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm [16, tr.458].
* Điều 69 - Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội:
Việc xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội; NCTN phạm tội có thể được miễn TNHS; Việc truy cứu trách nhiệm hình sự NCTN phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết...
Với đặc điểm là chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý. Vì vậy nguyên tắc chủ yếu là xử lý hành vi phạm tội đối với họ là nhằm giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, các quy tắc của đời sống xã hội, giúp họ có điều kiện sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Đây là sự thể hiện rõ nét nhất về chính sách nhân đạo, dân chủ và pháp chế của luật hình sự Việt Nam, thể hiện lòng tin vào khả năng cải tạo, giáo dục NCTN phạm tội của Nhà nước ta. Nó có tác dụng giáo dục, động viên NCTN phạm tội khi bị kết án tích cực cải tạo, sửa chữa sai lầm phát triển lành mạnh. Các quy định đặc thù về TNHS đối với NCTN phạm tội nêu trên đó là công cụ hỗ trợ quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm là NCTN [16, tr.458-460].
* Điều 70 - Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội: Đối với NCTN phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một
trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây “Giáo dục tại
xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng”. Các biện pháp tư pháp này có tính chất giáo dục, phòng ngừa được Tòa án áp dụng đối với NCTN phạm tội trong trường hợp xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và các biện pháp tư pháp không được coi là có án tích. Đây là biện pháp tư pháp giúp cho Tòa án linh hoạt trong việc xử lý hành vi phạm tội đối
với NCTN, đồng thời thông qua đó đảm bảo các chính sách hình sự của Nhà nước đối với NCTN được thực hiện.
Việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với NCTN phạm tội được Chính phủ quy định tại Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000. Trong đó quy định trách nhiệm của NCTN phạm tội cũng quy định trách nhiệm của
các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội là “…thực hiện các biện pháp bảo
đảm hiệu quả các biện pháp giáo dục tại xã phường, sự phối hợp các cơ quan hữu quan và gia đình nhằm giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, có ý thức tuân thủ pháp luật, không bị phân biệt đối xử vì những lỗi lầm họ đã gây ra…” [15]. Đối với việc Tòa án áp dụng đưa vào Trường giáo dưỡng cũng được Chính phủ quy định tại Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 đó là “…việc rèn luyện, học tập, lao động theo sự quản lý của cán bộ, giáo viên Trường giáo dưỡng, việc lao động học tập phải phù hợp với lứa tuổi để khi các em cải tạo xong ra trường tái hòa nhập cộng đồng, trở thành những công dân tốt và người có ích cho xã hội…”[10].
* Điều 75 - Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội: Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi,
thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;
Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì
hình phạt chung áp dụng như đối với NCTN phạm tội. [16, tr.482]
* Điều 76 - Giảm mức hình phạt đã tuyên:
NCTN bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều
bốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
NCTN bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công
hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
NCTN bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt
khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại [16, tr.482].
* Điều 77 - Xoá án tích:
Thời hạn để xoá án tích đối với NCTN là một phần hai thời hạn