Những quy định cơ bản của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội bằng chế định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang) (Trang 38 - 41)

con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là sự khẳng định và thừa nhận trẻ em được coi là tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy. Trẻ em là độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nên rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Nhưng phải đến đầu thế kỷ thứ XX thuật ngữ pháp lý này mới được đề cập sau những biến cố thế giới, nhất là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã khiến rất nhiều trẻ em Châu Âu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tự, đói khát, bệnh tật..., từ đó đã thúc đẩy việc thành lập các tổ chức cứu trợ trẻ em đầu tiên trên thế giới ở Anh và Thụy Điển vào năm 1919, trong đó kêu gọi thừa nhận và bảo vệ các quyền của trẻ em. Trên cơ sở đó đến năm 1924 bản Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em đã được Hội Quốc liên thông qua, đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức và hành động về việc bảo vệ trẻ em trên thế giới [21, tr.23, 24].

Sự ra đời khái niệm Quyền trẻ em đã mở rộng cơ sở trong việc bảo vệ

trẻ em từ khía cạnh đạo đức, xã hội sang khía cạnh pháp lý. Trong đó Luật nhân quyền quốc tế xác định trẻ em là một trong nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất và luôn được cộng đồng quốc tế quan tâm bảo vệ. Những quyền đặc thù, đặc biệt về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đối với trẻ em đã được ghi nhận ngay tại UDHR, ICCPR, ICESCR, UNICEF và một văn kiện pháp lý riêng biệt về quyền trẻ em đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989 và đó được gọi là Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (CRC) có thể nói đây là văn kiện quốc tế toàn diện nhất về quyền trẻ em. Hay những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh); Hướng dẫn của LHQ về phòng

ngừa phạm pháp ở NCTN (Hướng dẫn Riat); Quy tắc của LHQ về bảo vệ NCTN bị tước tự do (Quy tắc 1991) [23, tr.200-226].

Trên cơ sở những văn kiện pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, từ đó đến nay một hoạt động mà các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm mọi cách bảo đảm quyền con người của NCTN phạm tội tuân thủ theo đúng luật quốc tế về quyền con người bằng hệ thống tư pháp đối với NCTN phạm tội. Các nước trên thế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách quốc gia để tăng cường bảo vệ các quyền của NCTN nói chung và bảo vệ quyền con người của NCTN phạm tội nói riêng. Điều 1 CRC xác định rõ

"Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn" [29]. Trong một số văn bản, khái niệm trẻ em được gọi là NCTN hoặc thanh thiếu niên. Tuy nhiên, trong quan hệ với pháp luật và thực thi pháp luật, trẻ em thường được gọi là NCTN.

- Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về việc áp dụng pháp luật đối với NCTN (Quy tắc Bắc Kinh), được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 29 tháng

11 năm 1985 nêu rõ "Người chưa thành niên là trẻ em hay người ít tuổi tuỳ theo

từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn" [27, số 2.2 mục a].

- Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về bảo vệ người chưa thành niên bị

tước quyền tự do thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1990 nêu cụ thể "Người

chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tước quyền tự do của người chưa thành niên" [27, số 2.1 mục a].

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng. Quyền con người của NCTN phạm tội, trước hết cũng được hưởng các quyền cơ bản của con người nói chung và đặc biệt họ còn được hưởng những quyền trong hoạt động tư pháp, những quy định của pháp luật đảm bảo cho họ tự bảo vệ mình khỏi bị xâm hại bởi các chủ thể tiến hành tố tụng như quyền không bị tra tấn, quyền được tôn trọng danh dự

nhân phẩm, tính mạng, quyền không bị tước tự do, quyền được bảo chữa và đặc biệt là quyền được xét xử công bằng. Đây là một trong những mảng rất quan trọng của luật pháp quốc tế về quyền con người và còn được gọi là quyền con người trong hoạt động tố tụng. Quy tắc Bắc Kinh chỉ ra những mục đích của việc áp dụng pháp luật với NCTN và đảm bảo rằng bất cứ sự xử lý nào đối với NCTN phạm tội phải luôn xem xét tới điều kiện hoàn cảnh của NCTN và mức độ của tội phạm. Trong quy tắc này, bao gồm những quy định cụ thể điều chỉnh nhiều giai đoạn khác nhau của việc áp dụng tư pháp với NCTN.

Các quy định này nhấn mạnh rằng việc đưa các em vào cơ sở quản lý, giáo dục tập trung chỉ được coi là biện pháp cuối cùng, chỉ nên áp dụng trong một thời gian tối thiểu, cần thiết. Liên quan đến thủ tục xét xử quy tắc này cho

rằng “Một trẻ em bị quy là phạm tội được hưởng quyền xử lý đúng theo luật

định và quyền được hưởng sự đối xử đặc biệt, kể cả sự cần thiết phải tiến hành tố tụng trong một bầu không khí hiểu biết" [27, tr.52]. Tầm quan trọng về sự có mặt của cha mẹ, tôn trọng những điều riêng tư của các em trong tố tụng; Yêu cầu phải có những người được đào tạo chuyên sâu tham gia tố tụng để giải quyết vụ án. Sự tôn trọng các quyền của NCTN cũng là một bộ phận khăng khít của công tác quản lý, giáo dục NCTN phạm tội. Các quy định đặc biệt nhấn mạnh sự liên hệ giữa NCTN với gia đình, tôn trọng nhân phẩm của các em và quyền NCTN được đối xử công bằng.

Dựa trên những quy định của luật pháp quốc tế về NCTN, các quốc gia trên thế giới đã xây dựng các quy định về NCTN nói chung và NCTN phạm tội nói riêng, các chế tài xử lý NCTN phạm tội phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội, phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước. Các tiêu chuẩn nêu ra là rất linh hoạt, nếu được áp dụng một cách thiện chí theo cách thức phù hợp nhất với hoàn cảnh kinh tế, xã hội, văn hoá của từng quốc gia. Chúng sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp cải thiện cuộc sống, tránh việc đẩy các em tới chỗ vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội bằng chế định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam (Qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)