Kinh tế xã hội Tp.HCM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tích hợp hệ thống giám sát biến đổi khí hậu với mạng lưới quan trắc môi trường không khí thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội TP.HCM

1.2.2 Kinh tế xã hội Tp.HCM

1.2.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015

 Tốc độ tăng trưởng

Giai đoạn 2011-2015, dù tình hình kinh tế - xã hội chung của cả nước cải thiện chậm, thì tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn thành phố tăng 9,6%/năm, gấp 1,66 lần mức tăng 5,8%/năm của cả nước; từ năm 2013, GRDP năm sau tăng cao hơn năm trước, năm 2014 quý sau tăng cao hơn quý trước. Không những quy mô kinh tế mở rộng, mà chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh được cải thiện; yếu tố tăng trưởng kinh tế giảm lệ thuộc vào vốn đầu tư, năm 2011 vốn đầu tư xã hội chiếm 35,2% GRDP, sang năm 2014 chỉ chiếm 28,5%.

Hệ số sử dụng vốn(ICOR) giảm, năm 2010 là 3,55, năm 2014 còn 3,45, hiệu quả đầu tư tăng. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng; tăng dần tỷ trọng các nhóm ngành dịch vụ có giá trị cao và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt, cuối năm 2014 chỉ tăng có 1,65 lần so với cuối năm 2013.

26

Bảng 1.5 Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2010 - 2015 (theo giá so sánh 2010) phân theo khu vực kinh tế [3].

Đơn vị tính: tỷ đồng

Khu vực kinh tế

Năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015(*)

Nông, lâm nghiệp và thủy

sản 4.900 5.175 5.485 5.792 6.134 6.494

Công nghiệp và xây dựng

- Tổng số 199.014 214.336 230.718 247.679 265.491 286.907

- Trong đó: Công nghiệp 170.856 185.258 199.743 214.909 230.132 247.835

Dịch vụ 259.381 291.273 321.368 355.809 396.087 440.071

Tổng số 463.295 510.785 557.571 609.280 667.712 733.472

Ghi chú: (*): Số liệu sơ bộ

 Cơ cấu kinh tế

Năm 2014, GDP TP.HCM theo giá thực tế đạt 852.523 tỷ đồng, tương đương với 37,8 tỷ USD. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM giai đoạn 2009-2014 diễn ra theo chiều hướng tích cực xét trên ba khía cạnh khu vực kinh tế, thành phần kinh tế, thành thị và nông thôn.

Giai đoạn 2009-2014 tỷ trọng khu vực công nghiệp giảm và dịch vụ tăng nhanh trong bối cảnh các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển mạnh về công nghiệp là phù hợp. Dịch vụ TP.HCM không chỉ phục vụ cho thành phố mà còn cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

27

Hình 1.1Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa 3 khu vực kinh tế [3].

1.2.2.2 Hiện trạng phát triển xã hội giai đoạn 2010-2015

 Dân nhập cư và quy mô dân số của thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh với sự phát triển đa dạng, năng động của nền kinh tế bên cạnh những chủ trương, chính sách hợp lý của chính quyền, thành phố vẫn là nơi tiếp tục thu hút người dân từ các nơi khác đổ dồn về thành phố kiếm sống. Dân số tăng quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến môi trường ngày một suy thoái và chất lượng cuộc sống của người dân có chiều hướng đi xuống. Nhìn chung, vấn đề dân nhập cư, dịch chuyển dân cư đặt ra nhiều vấn đề về an sinh xã hội cho cả TP.HCM.

 Mức sống và sự chênh lệch giàu nghèo tại TP.HCM

Theo kết quả điều tra về mức sống toàn quốc, cuộc điều tra về nghèo đô thị năm 2009 của Tổng Cục Thống kê và cuộc điều tra về mức sống và môi trường sống của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thì tuy có khác nhau, nhưng chênh lệch giữa nhóm nghèo nhất và nhóm khá nhất cũng chỉ dao động từ 6,4 - 6,9 lần. Có được sự tăng trưởng về thu nhập này là do nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong những ngành có ưu thế tại thành phố.

0 20 40 60 80 100 120 2010 2011 2012 2013 2014 2015

28

 Phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân

Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không đi liền với việc nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị. Hàng loạt áp lực về kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm không khí, chất thải, nước thải, nhà ở, các dịch vụ giáo dục, y tế…thật sự đặt ra những vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân.

 Văn minh đô thị và nhận thức người dân

Quyết tâm xây dựng một thành phố xanh, sạch, đẹp đã được đề ra trong nhiều cuộc vận động của thành phố trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do nhận thức còn rất hạn chế nên chưa hình thành thói quen văn minh, vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, lấn chiếm vỉa hè, lề đường, vi phạm giao thông,...Hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển đô thị về nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như giao thông và môi trường.

 Nguồn nhân lực với vấn đề việc làm

Với quy mô dân số hơn 8 triệu dân, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khoảng gần 70%, lại liên tục được bổ sung một lực lượng lao động nhập cư hàng năm từ các tỉnh. Trình độ chuyên môn theo quan điểm đào tạo có bằng cấp, hiện nay còn thấp. Chất lượng đào tạo chưa cao dẫn đến thừa nhân lực nhưng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

Về việc làm, với việc nguồn nhân lực ngày càng tăng về số lượng thì việc tạo ra số lượng công việc mới ngày càng trở nên bức thiết trong một nền kinh tế phát triển nhanh.

29  Nhà ở đô thị

Dân số tăng nhanh, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng trong khi diện tích đất ở đô thị ngày càng thu hẹp gây áp lực rất lớn đến quá trình phát triển của thành phố. Nhiều khu dân cư mới đã được hình thành, nhiều dự án được khởi công nhưng nguồn cung nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp vẫn còn rất ít. Hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các khu đô thị, khu dân cư mới này chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tích hợp hệ thống giám sát biến đổi khí hậu với mạng lưới quan trắc môi trường không khí thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)