3.3. Các giải pháp về tổ chức và hoạt động nhằm tăng cường va
3.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Viện
Viện kiểm sát và hoàn thiện chính sách đối với cán bộ, Kiểm sát viên
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng mới nhiều trụ sở làm việc, trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn, thực hiện nhiều chế độ chính sách đối với cán bộ, Kiểm sát viên. Tuy nhiên, kinh phí để bảo đảm cho hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân còn thấp so với yêu cầu thực tế; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Viện kiểm sát các cấp còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do vậy, cần rà soát tổng thể trụ sở làm việc của hệ thống Viện kiểm sát, để
đầu tư xây dựng trụ sở làm việc đảm bảo cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ, chức năng được hiệu quả. Tập trung đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho các Viện kiểm sát đã xuống cấp, đặc biệt là các Viện kiểm sát cấp huyện ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với xây dựng trụ sở làm việc là xây dựng nhà ở công vụ cho cán bộ để cán bộ yên tâm làm việc. Hiện nay cơ sở vật chất như trụ sở làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công tác thực hiện chức năng của Viện kiểm sát vừa thiếu lại xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là trụ sở và trang thiết bị cho Viện kiểm sát cấp huyện, các phòng làm việc chật hẹp, hầu hết ở cấp huyện không có phòng tiếp công dân. Mặc dù cấp huyện được tăng thẩm quyền, đồng nghĩa với trách nhiệm nặng nề hơn, công việc sẽ nhiều hơn nhưng trụ sở làm việc, trang thiết bị lại chưa được quan tâm đúng mức. Các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trang thiết bị và trụ sở làm việc hầu như không đáp ứng được nhu cầu cho cán bộ làm việc được hiệu quả và yên tâm làm việc. Do vậy, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành Kiểm sát ở tất cả các cấp, trong đó đặc biệt quan tâm tới địa phương có địa hình phức tạp về tội phạm, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Ngoài ra cần tập trung và ưu tiên trang bị các phương tiện phục vụ cho công tác thực hiện nhiệm vụ của KSV như: phương tiện đi lại, dụng cụ phục vụ cho nghiệp vụ kiểm sát, các máy móc văn phòng cho các Viện kiểm sát, công tác xét xử lưu động hoặc khám nghiệm hiện trường v.v…
Tăng cường chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, Kiểm sát viên nhằm tạo điều kiện giải quyết những khó khăn về kinh tế trong cuộc sống, động viên họ gắn bó với Ngành, cũng như thu hút những người có đức có tài, những chuyên giả giỏi đóng góp trí tuệ cho sự phát triển của Viện kiểm sát nhân dân thành phố nói riêng và toàn ngành Kiểm sát nói chung.
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu chương 3 của luận văn, tác giả rút ra một số kết luận liên quan đến vấn đề quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự như sau:
Việc bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự cần phải quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chiến lược bảo đảm quyền con người trong giai đoạn hiện nay, đồng thời quán triệt quan điểm về chiến lược cải cách tư pháp trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xác định vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước nói chung, cũng như trong việc bảo vệ quyền.
Từ việc phân tích các quan điểm đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự. Các giải pháp này khi được thực hiện sẽ góp phần thực hiện tốt chức năng của Viện kiểm sát nhân dân, cũng như đảm bảo tốt hơn các quyền con người trong tố tụng hình sự. Qua đó, ngày càng được thể hiện rõ nét và phát huy vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự.
KẾT LUẬN
Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra, xét xử, giam giữ, thi hành án hình sự, Viện kiểm sát góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự. Các quyền năng và biện pháp mà Viện kiểm sát sử dụng để bảo vệ quyền con người rất đa dạng. Những hoạt động của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự góp phần bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự; đồng thời, là một trong những yếu tố bảo đảm nguyên tắc chế ước và kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Nhìn chung trong những năm qua, hoạt động tố tụng hình sự nói chung và của Viện kiểm sát nói riêng đã có những kết quả khả quan, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, tồn tại.
Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Qua nghiên cứu đánh giá nhận thấy trong các năm từ 2014 đến 2018, việc bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự tại địa bàn huyện Hoài Đức đã đạt được những kết quả nhất định. Những kết quả này được thể hiện ở các hoạt động như: Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức đã phối hợp cùng với Cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức thực hiện tốt việc giải quyết các vụ án hình sự phát sinh trên địa bàn, đảm bảo đúng các quy trình, thời hạn và nội dung theo yêu cầu của Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức còn có những khó khăn, hạn chế, có lúc còn lúng túng trong công tác nghiệp vụ nên việc áp dụng pháp luật chưa thực sự đồng bộ.
pháp luật TTHS và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong tố tụng hình sự nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Lê Văn Cảm (2011), Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người
bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự,Tạp chí khoa học Luật
học, ĐHQG Hà Nội, (3).
2. Lê Văn Cảm, Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì) (2005), Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố
tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam,
Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc Gia.
3. Nguyễn Ngọc Chí (2014), “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.
4. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng (đồng chỉ biên) (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Lê Văn Cảm, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2011), Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn
thương trong tố tụng hình sự, Nxb ĐHQG Hà Nội.
6. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Nxb Hồng Đức.
7. Đảng Cộng sản Việt nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công
tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 79/KL-TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về đề ấn đổi mới tổ chức và hoạt động của
10. Trần Ngọc Đường (chủ biên) (2004), Bàn về quyền con người, quyền
công dân, Nxb Chính trị Quốc gia HN.
11. Vũ Công Giao, Nghiêm Kim Hoa (đồng chủ biên) (2012), Giới thiệu Công
ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Nxb Hồng Đức.
12. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2015), “Quyền im lặng trong pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (3).
13. Phạm Hồng Hải (2004), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, Nxb Công an nhân dân.
14. Nguyễn Quang Hiền (2008), Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình
sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật.
15. Nguyễn Huy Hoàng(2011), Bảo đảm quyền con người trong hoạt động
tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học của, Học viện
Chính trị quốc gia.
16. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước
quốc tế về các quyền Kinh tế, xã hội, và văn hóa, Nxb Hồng Đức.
17. P.Reichel (1999), Tư pháp hình sự so sánh, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
18. Nguyễn Thái Phúc (2007), “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa học pháp lý, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, (3).
19. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
20. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 21. Quốc hội (2013), Hiến pháp,Hà Nội.
22. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 23. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự,Hà Nội.
25. Lê Hữu Thể (chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách về việc đổi mới thủ tục tố tụng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.
26. Trần Quang Tiệp(2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật
tố tụng hình sự Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb Chính trị Quốc gia.
27. Trung tâm nghiên cứu Quyền con người (2002), Các văn kiện quốc tế
cơ bản về quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
28. Viện Khoa học kiểm sát - VKSND tối cao (2005), Vai trò của VKSND trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đề tài khoa
học cấp Bộ, Hà Nội.
29. Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoài Đức (2014-2018), Báo cáo tổng kết
năm (từ năm 2014 đến năm 2018).
30. Viện Ngôn ngữ học (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, H.
31. Wolfgang Benedek (chủ biên) (2008), Tìm hiểu về quyền con người -
Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, Nxb Tư pháp.
* Tài liệu Website
32. Báo cáo nhân quyền của Việt Nam, http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009. 33. Cù Tất Dũng, “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong hoạt động
điều tra” được đăng trên lsvn.vn.
34. Nguyễn Văn Điền, Viện KSND thị xã Sơn Tây, “Bảo đảm quyền con
người trong tố tụng hình sự trên cơ sở Hiến định” được đăng trên
moj.gov.vn.
35. Đoàn Thị Ngọc Hải “Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự -
36. Phạm Mạnh Hùng, “Bảo vệ quyền con người qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình
sự của Viện kiểm sát” được đăng trên tks.edu.vn.
37. Phạm Hồng Phong, Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang, “Bảo vệ quyền
con người trong tố tụng hình sự” được đăng trên lyluanchinhtri.vn.
38. Nguyễn Thị Thanh Trâm, Khoa Luật – Trường Đại học Vinh, “Quyền