Vai trò của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Trọng tài vụ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại việt nam (Trang 57 - 58)

- Trong bối cảnh quốc tế hóa và các vụ việc có yếu tố nước ngoài thì việc thi hành các quyết định Trọng tài dễ dàng hơn thi hành án vì Công ước New york

e. Ra phán quyết trọng tài.

1.2.4. Vai trò của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Trọng tài vụ việc.

kể từ khi Pháp lệnh TTTM 2003 ra đời cho đến nay.

1.2.4. Vai trò của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Trọng tài vụ việc. Trọng tài vụ việc.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài, sự tham gia của Tòa án đóng một vai trò quan trọng đối với cả Trọng tài vụ việc và Trọng tài thường trực, theo đó Trọng tài sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời của Tòa án nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc Trọng tài độc lập với Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp.

Là tổ chức phi chính phủ, TTTM ở tất cả các nước đều không mang trong mình quyền lực nhà nước khi giải quyết tranh chấp. Điều này tạo nên cho Trọng tài những thuận lợi về việc chủ động trong quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp, tôn trọng và bảo đảm cho các bên quyền tự do định đoạt tối đa về mọi lĩnh vực liên quan đến giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên cũng đặt ra cho TTTM những khó khăn khi không có sự đồng thuận, hợp tác thiện chí của cả hai bên tranh chấp trong quá trình tố tụng cũng như việc thi hành phán quyết Trọng tài. Đây là vấn đề góp phần quyết định đến sự hấp dẫn của phương thức tài phán này và quyết định hiệu quả trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Trọng tài. Với những nước có Luật Trọng tài, có lịch sử phát triển lâu đời của TTTM thì trong nội dung của pháp luật về tài phán kinh tế đều có những quy định về sự hỗ trợ quyền lực nhà nước thông qua vai trò của cơ quan tài phán tư pháp là Toà án để Trọng tài hoạt động thuận lợi hơn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh. Riêng Việt Nam, suốt một thời gian dài của lịch sử lập pháp chúng ta không hề quy định về sự hỗ trợ của tài phán nhà nước đối với tài phán phi chính phủ trong pháp luật về tài phán kinh tế mà chỉ đơn thuần là sự quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động của Trọng tài. Pháp luật Trọng tài của nước ta trước đây được xây dựng trên một quan điểm hoàn toàn xa lạ với thông lệ quốc tế. Theo quan điểm này, Trọng tài là một thiết chế tài phán phi chính phủ, do đó phải được thiết kế sao cho có thể tồn tại một cách độc lập với Toà án. Hậu quả là giữa Trọng tài và Toà án ở nước ta trong thời gian qua không hề tồn tại bất cứ một mối quan hệ nào. Đó là một trong những ngưyên nhân cơ bản làm cho hình thức tài phán này ngày càng kém hiệu quả, không thuyết phục

52

được các nhà kinh doanh lựa chọn yêu cầu giải quyết tranh chấp, mặc dù trên thế giới Trọng tài là phương thức rất được các doanh nhân ưa chuộng. Trên thế giới mối quan hệ đặc trưng giữa Toà án và Trọng tài là mối quan hệ hỗ trợ và giám sát. Nhờ có sự hỗ trợ và giám sát của Toà án mà Trọng tài tuy là tổ chức tài phán phi chính phủ nhưng vẫn hoạt động được một cách có hiệu quả. Sự ra đời của Pháp lệnh TTTM 2003, Pháp lệnh thi hành án dân sự 2003, BLTTDS 2004 đã thể hiện một quan điểm mới tiếp cận với sự phát triển của pháp luật tài phán của các nước phát triển. Trong đó, một trong những nội dung cơ bản là việc thừa nhận vai trò, trách nhiệm của Toà án trong hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp của TTTM và sự hỗ trợ của nhà nước thông qua Cơ quan thi hành án dân sự về cơ chế thi hành phán quyết của Trọng tài. Có thể gọi đây là một sự tiếp sức cho Trọng tài, thể hiện quan điểm của nhà nước trong việc đa dạng hoá phương thức giải quyết tranh chấp và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ thể kinh doanh được sự bảo hộ của nhà nước về mặt pháp lý trong quá trình thực hiện giao dịnh thương mại. Đó cũng là một sự minh chứng về việc đáp ứng nhu cầu hội nhập của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Đối với hình thức Trọng tài vụ việc - một cơ chế giải quyết tranh chấp phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên tranh chấp và cũng là hình thức còn rất mới mẻ trong xã hội Việt nam thì vai trò của Toà án càng trở nên quan trọng. Trọng tài vụ việc không thể hoạt động tốt nếu thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ của Tòa án cũng như của hệ thống tư pháp, sự hỗ trợ này là cơ sở nền tảng để Trọng tài vụ việc nói riêng và Trọng tài nói chung được xây dựng và phát triển thành một cơ quan tài phán thứ hai (sau Tòa án) có đủ năng lực và thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại.

Pháp luật hiện hành của Việt nam quy định vai trò của Tòa án đối với Trọng tài vụ việc thể hiện ở hai nội dung cơ bản là: Tòa án hỗ trợ và giám sát các hoạt động của Trọng tài vụ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trọng tài vụ việc theo pháp luật trọng tài thương mại việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)